“Tâm lý tích cực của việc vươn lên sau tổn thương là một chủ đề nghiên cứu thú vị hơn hội chứng rối loạn tâm lý sau tổn thương, bởi nhờ sự hiểu biết này, ta có thể làm tăng khả năng phục hồi của từng cá nhân và làm giảm bệnh tâm thần.”
Paul T.P. Wong
Những tổn thương, mất mát nghiêm trọng có thể là tiền đề cho những thay đổi tích cực và một cuộc sống tốt đẹp hơn – mới nghe có vẻ khó hiểu nhưng thật ra không phải vậy. Có nhiều dẫn chứng củng cố cho niềm tin rằng bất cứ thứ gì không giết được ta sẽ khiến ta mạnh mẽ hơn. Ví dụ, nếu ta sống sót sau một căn bệnh truyền nhiễm, cụ thể là nhiễm siêu vi, chúng ta sẽ được miễn dịch phần nào. Chúng ta còn có thêm lợi ích từ việc biết rằng căn bệnh này có thể bị chữa khỏi. Tương tự, nếu ta không may bị gãy xương, thì điều may mắn là khi nó được băng bó đúng cách, phần xương sau khi lành sẽ trở nên cứng cáp hơn cả trước khi bị gãy. Tương tự, các nhà tâm lý học khám phá ra rằng một tổn thương tâm lý, nếu được chữa trịhợp lý, thường tạo ra một tính cách mạnh mẽ hơn và dẫn đến kết quả mà họ gọi là “phát triển bản thân”.
Vào tháng 4 năm 2004, báo Psychiatric Times xuất bản một bài báo khiến người đọc phải tròn mắt về thế giới của tâm lý học lâm sàng. Hai tác giả, Tiến sĩ Tedeschi và Tiến sĩ Calhoun – Giáo sư Tâm lý học ở Đại học Bắc Carolina, đã cống hiến hơn hai mươi năm sự nghiệp để nghiên cứu tác động của những tổn thương nghiêm trọng về thể xác lẫn tinh thần lên cuộc sống con người. Khám phá của họ đi đến một kết luận bất ngờ, thách thức những hiểu biết hiện tại về bản chất của tổn thương – cả thể xác lẫn tinh thần và cách chúng ảnh hưởng lên cuộc sống của chúng ta. Theo các tác giả, tổn thương không phải lúc nào cũng dẫn tới hậu quả tiêu cực. Trong thực tế, nghiên cứu đã chứng minh một điều khá trái ngược; ngay cả những tổn thương thể xác và tinh thần nghiêm trọng nhất cũng thường tạo ra kết quả tích cực cho những người có liên quan. Các nhà khoa học đã khám phá rằng sự tổn thương có mặt phải của nó.
[sach_matphai]
Leave A Comment