Trước khi có thể trở nên giàu có, bạn cần hiểu rõ như thế nào thì được gọi là giàu có. Một lần nữa, nhiều người cho rằng mức độ giàu có của một người được đo bằng mức lương anh ta kiếm được, quần áo anh ta mặc trên người, ngôi nhà anh ta đang ở và cách anh ta xài tiền. Tiếc thay tất cả những điều này đều không đúng.
Mức độ giàu có của một người thật ra được định nghĩa bằng khoảng thời gian mà họ duy trì được cuộc sống hiện tại nếu họ ngừng làm việc. Bạn càng tồn tại lâu mà không cần làm gì, bạn càng giàu. Bởi vậy, mức độ giàu có của bạn được quy định dựa trên ba tiêu chí: (1) Mức chi tiêu hiện tại, (2) Tài sản thanh khoản và (3) Thu nhập thụ động.
Tài sản thanh khoản là tổng số tiền mặt hoặc tương đương với tiền mặt (như cổ phiếu, trái phiếu và tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn) dùng để trả cho chi phí hàng tháng. Thu nhập thụ động là thu nhập mà bạn sẽ tiếp tục nhận được kể cả khi bạn thôi không còn làm việc, bao gồm: lãi suất, cổ tức, tiền bản quyền và lợi nhuận từ việc kinh doanh.
Ví dụ, Steve là Giám đốc của một công ty đa quốc gia và kiếm được 20 ngàn đô một tháng. Anh tiêu xài rất bạo nên chi phí cho cá nhân và gia đình một tháng đã cứa đứt 18 ngàn. Nhiều năm trôi qua, Steve không tiết kiệm được bao nhiêu vì số tiền dư ra anh dùng để nâng cấp nhà và xe. Tài sản thanh khoản của anh dưới 18 ngàn đô. Ngoài công việc chính, anh không có nguồn thu nhập nào khác. Vậy mức độ giàu có của Steve là bao nhiêu? Nếu ngừng làm việc hôm nay, 18 ngàn đô sẽ chỉ đủ cho anh sống trong một tháng. Vậy anh chỉ giàu bằng một tháng lương. Bạn thấy đó, mức độ giàu có không được định nghĩa bằng số tiền mà bằng thời gian.
Trong khi ấy, Susan, Giám đốc tiếp thị của một cửa hàng bán lẻ chỉ lãnh được 5 ngàn đô một tháng, nhưng cô lại giàu có hơn Steve. Tại sao vậy? Trong vòng 20 năm qua, lúc nào Susan cũng tiết kiệm 20% lương của mình rồi đầu tư vào cổ phiếu và quỹ đầu tư, việc này mang lại cho cô lợi nhuận 15% một năm (trong những chương sau, bạn sẽ học cách kiếm được mức lợi nhuận này với mức độ rủi ro thấp nhất).
Sau 20 năm, tài sản thanh khoản của Susan thành 1,32 triệu đô (bạn có thể kiểm tra bằng vài phép tính). Thêm vào đó, cô dành thời gian rảnh kinh doanh những món hàng độc trên mạng. Công việc kinh doanh này mang lại cho cô 1300 đô/tháng. Có thể cô không lái xe xịn hoặc đeo đồng hồ Cartier, nhưng hãy xem cô ấy giàu như thế nào.
Nếu Susan ngừng làm việc hôm nay, cô vẫn có 1300 đô thu nhập hàng tháng từ công việc kinh doanh trên mạng. Vì chi phí hàng tháng của cô là 4000 đô (bằng 80% thu nhập), cô cần thêm 2700 đô một tháng. Với tổng số tiền 1,32 triệu đô, cô có thể sống thêm 40 năm mà không phải làm gì (trong trường hợp cô đem số tiền 1,32 triệu cất trong két sắt).
Nếu Susan gửi ngân hàng số tiền đó với lãi suất 4% một năm, tiền lãi ngân hàng cô sẽ nhận được là 52.000 đô/năm. Như vậy, thu nhập thụ động của cô lên tới 4400 đô một tháng. Susan có thể sống thêm hàng trăm năm mà không cần làm việc một ngày nào!
Bạn thấy đó, mức độ giàu có không phải dựa vào việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền, mà vào việc bạn dành dụm và đầu tư một cách thông minh như thế nào. Kể cả với mức thu nhập trung bình, bạn vẫn có thể trở thành triệu phú nếu có đủ kiến thức tài chính, tinh thần kỷ luật và lòng kiên nhẫn.
NHỮNG BƯỚC ĐƠN GIẢN ĐẾN ƯỚC MƠ
Cho dù bạn là ai, một sinh viên mới ra trường hay một giám đốc công ty đa quốc gia, bạn cũng dễ dàng áp dụng được Quy Trình Hiện Thực Hóa Ước Mơ mà tác giả Steven K. Scott chia sẻ một cách cụ thể và rõ ràng trong quyển sách này, để đạt được những mức độ thành công mà bạn chưa bao giờ mơ tới. Hơn hết, bạn còn học được những bí quyết cần thiết để biến ước mơ của mình thành hiện thực đã được minh chứng qua thời gian bởi chính tác giả và những người thành công nhất thế giới.
Tôi muốn mua quyển sách Bí quyết trắng tay thành triệu phú của Adam Khoo mà ko cần đến hiệu sách.
Anh có thể đặt trên http://www.vivabooks.vn. Cảm ơn anh.
bài viết này hay quá