Kỹ năng làm việc nhóm – EVOL Books https://books.evol.vn Mang chất lượng vào kiến thức Sun, 16 Jun 2019 08:15:20 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.4.4 Làm việc nhóm: Câu chuyện muôn thuở! https://books.evol.vn/lam-viec-nhom-cau-chuyen-muon-thua/ https://books.evol.vn/lam-viec-nhom-cau-chuyen-muon-thua/#respond Wed, 14 May 2014 18:49:41 +0000 http://www.tgm.vn/?p=14315 Bản thân chúng ta với năng lực và tính cách sẽ có những ảnh hưởng lên nhóm, đồng thời cũng chịu những tác động của bạn bè cả về điều tốt lẫn xấu: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Nhờ các hoạt động trong nhóm, chúng ta vừa phát triển những kỹ năng cá nhân…

Con người là một sinh vật xã hội, điều đó có nghĩa là chúng ta không thể sống và làm việc một mình. Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã gắn mình với một nhóm cơ bản nhất : Gia đình. Sau đó khi lớn hơn, bước vào nhà trường chúng ta sẽ có những người bạn và nếu phù hợp sẽ tạo thành các nhóm bạn.

Bản thân chúng ta với năng lực và tính cách sẽ có những ảnh hưởng lên nhóm, đồng thời cũng chịu những tác động của bạn bè cả về điều tốt lẫn xấu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Nhờ các hoạt động trong nhóm, chúng ta vừa phát triển những kỹ năng cá nhân, thu nạp những kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời góp phần vào các hoạt động đem lại những giá trị về vật chất và tinh thần cho tập thể, cộng đồng. Ngay từ xưa, ông bà ta cũng có câu : “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Nhóm là gì ?

Nhóm không đơn giản chỉ là một tập hợp nhiều người làm việc cùng nhau hoặc làm việc dưới sự chỉ đạo của một nhà quản lý. Nhóm là một tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung. Vì thế các thành viên trong nhóm cần có sự tương tác với nhau và với trưởng nhóm để đạt được mục tiêu chung. Các thành viên trong nhóm cũng phải có sự phụ thuộc vào thông tin của nhau để thực hiện phần việc của mình.

kỹ năng làm việc nhóm

Lý thuyết cơ bản về kỹ năng làm việc nhóm & cách phát triển nhóm

Như vậy chúng ta tuy có nhiều hình thức nhóm khác nhau như : Nhóm bạn học tập, nhóm bạn cùng sở thích, nhóm năng khiếu, nhóm kỹ năng, các câu lạc bộ, các nhóm làm việc theo dự án, nhóm làm việc trong tổ chức .v.v.

Nhưng tất cả đều phải xây dựng trên tinh thần đồng đội, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, ngoài ra chúng ta còn phải tạo ra một môi trường hoạt động mà các thành viên trong nhóm cảm thấy tự tin, thoải mái để cùng nhau làm việc, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu đã đặt ra. Điều quan trọng là phải giúp cho các thành viên trong nhóm tin rằng sự cống hiến của mình cho tập thể được đánh giá đúng đắn, chính xác và nhận được sự tưởng thưởng xứng đáng, không có sự nhập nhằng gây ra ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi người. Những thành viên trong nhóm phải được xác định rằng thành quả của tập thể có được là từ sự đóng góp tích cực của mỗi người.

Thế nào là một Nhóm làm việc

Một nhóm có thể hình thành theo nhiểu cách khác nhau: Các nhóm bạn học tập có khi hình thành do sự chỉ định của thày cô, nhóm sở thích hình thành do sự rủ rê nhau, và các nhóm làm việc trong một cơ quan, đơn vị là do sự tuyển dụng theo nhu cầu của đơn vị đó. Vì thế, có những nhóm hình thành và gắn kết rất lâu, nhưng cũng có những nhóm chỉ hoạt động cùng nhau trong một thời điểm nào đó. Nhưng điều quan trọng là, không phải nhóm nào cũng có những mục đích hay có những hoạt động cùng nhau.

Một nhóm người làm việc trong cùng một văn phòng hay thậm chí một dự án chung không phải lúc nào cũng tiến hành công việc của một nhóm làm việc. Nếu nhóm đó được quản lý theo kiểu chuyên quyền độc đoán, có lẽ sẽ không có sự tác động qua lại liên quan đến công việc giữa các thành viên trong nhóm. Nếu có bất kỳ tư tưởng bè phái nào trong nhóm, hoạt động của nhóm sẽ không bao giờ tiến triển được. Ngược lại, một nhóm làm việc vẫn có thể phát triển dù các thành viên không cùng làm việc hay sinh hoạt trong một môi trường, một không gian nhất định.

Nói một cách đơn giản, nhóm làm việc là nhóm tạo ra được một tinh thần hợp tác, biết phối hợp và phát huy các ưu điểm của các thành viên trong nhóm để cùng nhau đạt đến một kết quả tốt nhất cho mục đích mà nhóm đặt ra.

Hình thành và phát triển nhóm

Tùy theo nhu cầu, mục đích được đề ra cho nhóm và số lượng cũng như năng lực của các thành viên trong nhóm, các nhóm được hình thành và phát triển theo nhiều hình thức và thời gian hoạt động khác nhau. Nhưng nhìn chung thì hầu như đều trại qua 4 bước cơ bản :

Bước 1: Tạo dựng: Khi được mời gọi hay đưa vào nhóm, các thành viên còn rụt rè, và tìm kiếm những vị trí của mình trong nhóm, chưa bộc lộ nhu cầu cũng như năng lực cá nhân.. Một điều không thể thiếu là các thành viên sẽ thử khả năng lãnh đạo của trưởng nhóm. Thông thường hầu như không có nhóm nào có được sự tiến bộ trong giai đoạn này.

Bước 2: Công phá : Đây có lẽ là giai đoạn khó nhất của mỗi nhóm. Các thành viên thường cảm thấy thiếu kiên nhẫn với việc thiếu sự phát triển của công việc, nhưng họ vẫn chưa có kinh nghiệm làm việc như một nhóm thật sự. Họ có thể sẽ tranh cãi về những công việc được giao vì phải đối mặt với những điều trước đây họ chưa bao giờ nghĩ tới và khiến họ cảm thấy không thoải mái. Tất cả “sức mạnh” của họ dành để chĩa vào các thành viên khác, thay vì tập trung lại và hướng tới mục tiêu chung.

Bước 3: Ổn định : Trong suốt giai đoạn này, các thành viên trong nhóm quen dần và điều hoà những khác biệt giữa họ. Sự xung đột về tính cách và ý kiến giảm dần và tính hợp tác tăng lên. Khi đó họ có thể tập trung nhiều hơn cho công việc và bắt đầu có sự tiến bộ đáng kể trong hiệu quả công việc.

Bước 4: Hoàn thiện: Ở giai đoạn này, các thành viên đã hiểu và thích nghi được với điểm mạnh và yếu của từng người trong nhóm mình và biết được vai trò của họ là gì. Mọi người đã cởi mở và tin tưởng nhau hơn, rât nhiều ý kiến hay được nêu ra thảo luận vì họ không còn e ngại như lúc đầu. Họ linh hoạt sử dụng quyết định của mình như một công cụ để hiện thực hoá những ý tưởng, ưu tiên những nhiệm vụ cần thiết và giải quyết những vấn đề khúc mắc. Rất nhiều việc được hoàn thiện và sự gắn bó giữa các thành viên trong nhóm là rất cao.

Vì trải qua 4 giai đoạn như thế nên ban đầu, có vẻ như một nhóm hoạt động lại không đạt được những hiệu quả như một cá nhân làm việc, vì thế nên sẽ đưa đến hậu quả là có một vài cá nhân có năng lực, thừa nhiệt tình nên đã gánh vác hay ôm đồm công việc cho cả nhóm và kết quả là những thành tựu mà nhóm có được chỉ là do công sức của một vài người, từ đó sẽ đưa đến sự độc tài hay chia rẽ, dẫn đến sự tan rã nhóm.

Ngược lại, nếu biết cách làm việc nhóm thì sau giai đoạn công phá, nhóm sẽ ổn định và phát huy được sức mạnh của tập thể, vượt qua những giới hạn của cá nhân để đạt đến được mục đích chung mà mọi thành viên trong nhóm đều có thể hưởng được những ích lợi do nhóm mang lại.

Kỹ năng tổ chức công việc

Nhóm làm việc là những cá nhân tập hợp lại và hình thành một đơn vị hoạt động cùng nhau, vì thế mỗi thành viên trong nhóm đều phải biết kỹ năng để gắn kết và áp dụng tốt các kỹ năng này để đạt được những hiệu quả nhất định. Có hai kỹ năng mà một nhóm cần phải có là kỹ năng tổ chức các hoạt động cho nhóm và kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm.

Kỹ năng tổ chức:

Bất kỳ một công việc gì, từ cá nhân đến tập thể đều cần phải có sự tổ chức, vậy phải dựa vào yếu tố gì để có thể tổ chức một hoạt động để đem lại kết quả tốt nhất. Theo quan điểm của người xưa, thì ta có 3 yếu tố là Thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Điều này có nghĩa là : Phải gặp đúng thời cơ hay thời điểm thích hợp, phải thực hiện ở một địa điểm thích hợp, có những yếu tố thuận lợi và điều quan trọng nhất là đạt được sự đồng lòng, hòa thuận giữa mọi người với nhau. Còn hiện nay thì chúng ta có thể dựa vào nguyên lý 5W + 1 H để tổ chức một công việc hay một hoạt động, một kế hoạch. Khi bắt đầu bất kỳ một vấn đề gì mới, chúng ta phải trả lời được các câu hỏi:

  • Kế hoạch hay chương trình đó dùng để làm gì ( What )
  • Kế hoạch đó xuất phát từ đâu, ở đâu ra ( Where )
  • Khi nào thì bắt đầu tiến hành ( When )
  • Ai sẽ là người thực hiện hay phụ trách việc này ( Who )
  • Tại sao phải tiến hành hoạt động này ( Why )
  • Chúng ta sẽ thực hiện nó như thế nào ( How )

Nếu một kế hoạch hay dự án mà không trả lời được các câu hỏi này thì chúng ta không nên tiến hành vì có nhiều khả năng thất bại hay chí ít cũng là những khó khăn khó khắc phục, có thể dẫn đến sự mất đoàn kết hay tan rã nhóm. Ngoài ra trong kỹ năng tổ chức, mỗi người trong nhóm đều phải nhận ra được thế mạnh cũng như điểm yếu của mình để có thể đảm nhận hay sắp xếp các công việc, các trách nhiệm phù hợp điều đó mới giúp cho nhóm đạt được những kết quả tốt nhất.

Kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân:

Như đã nói, để thực hiện các hoạt động thì một cá nhân dù xuất sắc đến đâu cũng không thể thực hiện nếu không có sự trợ giúp của những người cùng làm việc với mình vì thế, điều cơ bản nhất là phải tạo được sự đồng thuận hay tiếng nói chung giữa những người trong nhóm để cùng nhau thực hiện. Để thực hiện được các hoạt động chung, thì mỗi một thành viên trong nhóm cần phải có một số các kỹ năng sau đây ngoài sự đồng thuận chung về quan điểm và mục đích của nhóm:

1. Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng ý kiến giữa các thành viên trong nhóm. Lắng nghe không chỉ là sự tiếp nhận thông tin từ người nói mà còn phải biết phân tích, nhìn nhận theo hướng tích cực và phản hồi bằng thái độ tôn trọng những ý kiến của người nói dù đó là ý kiến hoàn toàn trái ngược với quan điểm của bản thân

2. Chất vấn: Chất vấn là kỹ năng thể hiện tư duy phản biện tích cực Thực tế đây là một kỹ năng khó mà bất kỳ ai cũng cần phải rèn luyện. Chất vấn bằng những câu hỏi thông minh dựa trên những lý lẽ tán đồng hay phản biện chặt chẽ. Điều này đòi hỏi mức độ tư duy cao và tinh thần xây dựng cho nhóm. Lời lẽ chất vấn cần mềm mỏng, lịch sự. Tuy nhiên, điều quan trọng là trong nhóm cần có sự cởi mở để khuyến khích mọi người có thể tiếp nhận những ý kiến trái chiều với quan điểm của mình mà không tự ái. Người chất vấn cũng phải sử dụng những lời lẽ mềm mại và tế nhị, không xoáy vào những điểm yếu lên tiếng phê phán hay chê bai để dẫn đến sự tranh luận vô ích.

3. Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. Khi thuyết phục, ta phải dựa vào chính những ý kiến chung để củng cố hay làm cho nó trở nên hợp lý hơn chứ không chỉ dựa vào lý lẽ cá nhân. Nhất là không thể dựa vào vị trí hay tài năng của mình để buộc người nghe phải chấp nhận.

4. Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực. Khi các thành viên trong nhóm thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau nghĩa là đang đóng góp sức mình vào sự thành công trong việc tổ chức các hoạt động của nhóm.

5. Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau vì trong một nhóm, có người sẽ mạnh lĩnh vực này, nhưng người khác lại mạnh lĩnh vực khác. Và nhiều khi, vấn đề mà nhóm đang phải giải quyết cần kiến thức ở nhiều lĩnh vực, mức độ và đòi hỏi các kỹ năng khác nhau. Đây là kỹ năng mà mỗi người cần rèn luyện để sẵn sàng đóng góp vào thành quả chung của nhóm.

6. Chia sẻ: Các thành viên đưa ra ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình khi gặp các tình huống tương tự trước đó. Trong nhóm đang thảo luận, người nào càng chia sẻ được nhiều kinh nghiệm quý giá của mình, hoặc đưa ra các ý kiến sáng suốt cho nhóm, thì sẽ càng nhận được sự yêu mến và vị nể của các thành viên còn lại. Và một khi, mỗi thành viên trong nhóm đều nhận thức được tầm quan trọng của việc chia sẻ, không khí làm việc của nhóm sẽ cởi mở và tích cực hơn.

7. Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra. Có nghĩa là, cả nhóm cần phải hiểu rõ mục đích của nhóm cần đạt được là gì, và có cùng chung khao khát hoàn thành nó. “Hãy tưởng tượng, chúng ta đang cùng ở trên một con thuyền, tất cả đều phải cùng chèo để đưa con thuyền về đến đích!”.

Khó khăn trong việc tổ chức hoạt động nhóm

Tổ chức hoạt động là một điều không dễ dàng, có nhiều yếu tố từ khách quan đến chủ quan có thể đưa đến sự thất bại, thậm chí là tan rã nhóm. Ngoài những tác động khách quan từ bên ngoài, còn có những yếu tố chủ quan mà chúng ta thường gặp phải khi tổ chức các hoạt động cho nhóm, mà trong đó 4 yếu tố gây nhiều trở ngại nhất là :

Quá nể nang các mối quan hệ

Chúng ta thường lẫn lộn giữa tình cảm cá nhân hay sự tôn trọng vị trí của các thành viên trong nhóm để không đưa ra những góp ý, chất vấn hay tranh luận nhằm đạt đến những kết quả tốt nhất. Chúng ta thường có thái độ “ Dĩ hòa vi quý” Nhưng đây là yếu tố để tạo sự đồng thuận, chứ không phải sự xuê xoa, dễ dãi trong các điều kiện làm việc.

Thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý

Chúng ta thường thích làm vừa lòng người khác bằng cách luôn luôn tỏ ra đồng ý khi người khác đưa ra ý kiến trong khi thực sự là mình không đồng ý hoặc chẳng hiểu gì cả. Điều đó sẽ làm cho cả nhóm hiểu lầm nhau, chia năm sẻ bảy hoặc mạnh ai nấy làm. Cũng có nhiều người thì lại chọn thái độ thụ động, “ngồi mát ăn bát vàng” ai làm gì cũng gật nhưng bản thân mình thì lại không làm gì cả, hoặc chỉ chờ người ta làm trước mình chi nương theo, hay động viên bằng miệng. Đây chính là thái độ có hại nhất cho các hoạt động của nhóm.

Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác

Chính do sự thảo luận không dứt điểm, phân chia công việc không phân minh nên ai cũng nghĩ đó là việc của người khác chứ không phải của mình. Ngược lại, nếu phải đứng ra làm thì lại sẵn sàng có đủ lý do để biện minh cho những hạn chế của mình, và khi gặp thất bại thì luôn tìm mọi lý lẽ để đổ trách nhiệm qua cho người khác, hay từ chối không dám nhận trách nhiệm về mình.

Không chú ý đến công việc của nhóm

Một khuynh hướng trái ngược là luôn luôn cố gắng cho ý kiến của mình là tốt và chẳng bao giờ chịu chấp nhận ý kiến của bât kỳ ai khác. Một số thành viên trong nhóm cho rằng mình giỏi nên chỉ bàn luận trong phạm vi những người mà mình cho là tài giỏi trong nhóm, hoặc đưa ý kiến của mình ra mà không cho người khác tham gia.

Đây là yếu tố quan trọng gây ra sự chia rẽ trong nhóm nhóm. Khi cả đội bàn bạc với nhau, một số thành viên hoặc nghĩ rằng ý kiến của mình không tốt nên không chịu nói ra hoặc cho rằng đề tài quá chán nên không tốn thời gian. Thế là, trong khi phải bàn luận kỹ hơn để giải quyết vấn đề lại quay sang nói chuyện riêng với nhau. Cho đến khi thời gian chỉ còn 5-10 phút thì tất cả mới bắt đầu quay sang, đùn đẩy nhau phát biểu. Và chính lúc đã có một người lên thuyết trình, chúng ta vẫn cứ tiếp tục bàn về chuyện riêng của mình mà không quan tâm đến nội dung hay mục tiêu đề ra. Kết quả là chúng ta hoặc là không hiểu sẽ làm gì, hoặc sẽ thực hiện với sự bất mãn, không đem lại hiệu quả cao cho nhóm.

Tổ chức công việc hay hoạt động cho nhóm là một kỹ năng cần thiết mà ngay từ khi còn là học sinh, hay sinh viên, mỗi chúng ta đều cần phải học hỏi để vừa giúp cho sự phát triển của bản thân, vừa góp phần vào sự phát triển chung cho tập thể mà chúng ta đang hoạt động trong đó. Mình vì mọi người thì mọi người sẽ vì mình. Đó là yếu tố đem lại thành công cho cuộc sống của mỗi người chúng ta.

-Theo Academy.vn

THẢM HỌA LÃNH ĐẠO

Trong bao năm qua, chắc hẳn bạn đã thấy nhiều quyển cẩm nang “nên làm gì” trong kinh doanh. Quyển sách Thảm Họa Lãnh Đạo này nói về phần còn lại của câu chuyện. Đây là quyển cẩm nang “không nên làm gì”. Trong quyển sách dày công nghiên cứu này, hai tác giả Weinzimmer và McConoughey đã mang đến những lời khuyên chân thành nhưng thẳng thắn giúp các nhà lãnh đạo rút ra bài học từ những sai lầm của mình, trước khi cái giá phải trả trở nên quá lớn. Đây là quyển sách gối đầu giường dành cho các nhà lãnh đạo ham học hỏi, dù là còn non hay đã dày dạn kinh nghiệm.

MUA SÁCH
]]>
https://books.evol.vn/lam-viec-nhom-cau-chuyen-muon-thua/feed/ 0
Những chàng trai "vươn tới thành công" https://books.evol.vn/nhung-chang-trai-vuon-toi-thanh-cong-2/ https://books.evol.vn/nhung-chang-trai-vuon-toi-thanh-cong-2/#respond Fri, 05 Jun 2009 10:52:56 +0000 http://www.tgm.vn/?p=232 Bài  này để ghi nhớ và cảm ơn tất cả các anh chị em trong EVOL đã sát cánh cùng mình để đưa công ty đi lên và để thực hiện mơ ước của chúng ta. Và cũng chân thành cảm ơn hai nhà báo Trần Nguyên và Lưu Trang (cộng tác với báo Tuổi Trẻ) vì bài báo này.

TT – “Từ bỏ một công việc với thu nhập thuộc hàng cao ở Singapore, một cơ hội làm việc ở châu Âu trong lĩnh vực công nghệ hiện đại nhất thế giới, một cơ hội chu du khắp năm châu, về VN làm lại từ đầu để đóng góp vào công cuộc giáo dục của nước nhà, điều mà tôi luôn mong ước” – Đỗ Trần Bình Minh đã không giấu được tự hào khi nói về việc mình tham gia nhóm khởi nghiệp trên đất Singapore Vietnam Enterprise, một công ty của những cựu du học sinh Việt ở Đại học Quốc gia Singapore (NUS) mà thủ lĩnh là Trần Đăng Khoa.

Trong cuộc giao lưu giữa các thành viên Câu lạc bộ doanh nghiệp dẫn đầu LBC của VN và cộng đồng doanh nhân – chuyên gia người Việt tại Singapore, giáo sư Võ Tá Hân giới thiệu: “Đây là Khoa, thủ lĩnh của những chàng trai đang dệt nên khát vọng VN vào năm 2020”.Trần Đăng Khoa: đầu tư vào chính mình

Trần Đăng Khoa là cựu học sinh của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và nhận được học bổng du học tại NUS khi là sinh viên năm 2 ĐH Khoa học tự nhiên. Là dịch giả một trong những cuốn sách giáo dục bán chạy nhất VN năm 2008 Tôi tài giỏi, bạn cũng thế (Adam Khoo) và một số đầu sách khác như: Con cái chúng ta đều giỏi, Làm chủ tư duy – thay đổi vận mệnh (NXB Phụ Nữ). Hiện Khoa là dịch giả, diễn giả, chủ tịch điều hành Công ty cổ phần EVOL (chuyên xuất bản – giáo dục).

Khi Trần Đăng Khoa vẫn còn ngồi trong giảng đường của NUS thì tên tuổi nhân vật Adam Khoo đã trở thành một biểu tượng của sự học tại đất nước coi trọng giáo dục này. Tò mò và ngưỡng mộ, Trần Đăng Khoa đứng xếp vào hàng dài những sinh viên đến chờ nghe Adam Khoo nói chuyện tại NUS.

Một mục tiêu đã được xác lập khi Khoa quyết định dồn toàn bộ công sức và tiền bạc của mình cho các khóa học đắt tiền của Adam Khoo sau khi ra trường. Tốt nghiệp xong, anh miệt mài với công việc lập trình viên ở các công ty nhỏ để dành dụm học phí. Một năm sau, anh đăng ký tham gia hầu hết các khóa học của Adam Khoo về kỹ năng tư duy, phương pháp học tập, cách thức làm giàu, đầu tư chứng khoán, quản trị, lãnh đạo, tiếp thị… Chi phí đầu tư cho bản thân tiêu tốn của Khoa hơn 10.000 đôla, con số không nhỏ đối với một sinh viên vừa ra trường và đang tự thân lập nghiệp ở xứ người khi đó.

Khởi nghiệp bao giờ cũng là một hành trình chông gai. Có những đêm cả nhóm EVOL ngồi ngoài phố, hí hoáy thử nghiệm việc gọi điện thoại di động theo nhóm (một người nói, tất cả các máy đều nghe) khi phát hiện dịch vụ điện thoại này đang có khuyến mãi tại Singapore.

Thì ra họ đang chuẩn bị cho việc dịch đuổi tại một hội nghị có khách tham gia người Việt mà không thuê hệ thống máy móc cabin với giá cắt cổ. Anh Hồ Thế Sơn, chủ thương hiệu thời trang Foci, nhìn thấy và lắc đầu: “Đúng là chỉ có những người trẻ mới dám nghĩ dám làm một chuyện khó tin như vậy”. Vậy mà họ thành công.

Gặp Khoa, trò chuyện và làm việc chung khá nhiều lần, nhưng chưa bao giờ anh chàng 28 tuổi này làm người ta thôi bất ngờ về những gì mình làm. Từng là “ngôi sao” ở Tập đoàn công nghệ British Telecom, Khoa “đóng cửa” để dịch “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!”, rồi trở thành trưởng nhóm chuyên gia đào tạo khóa học “Tôi tài giỏi! Bạn cũng thế!” tại VN (với nội dung nâng cao và mở rộng từ quyển sách).

Dù đã có cuộc sống và công việc ổn định tại Singapore, Trần Đăng Khoa vẫn quyết định trở về và đầu tư vào sự nghiệp giáo dục tại VN. Mỗi tháng, anh đều phải “chạy sô” hai tuần ở VN. Tưởng chừng một con người mê đọc sách, ham học và hừng hực lửa kinh doanh thì không còn thời gian giải trí, nhưng Khoa lại là chủ nhiệm câu lạc bộ khiêu vũ của NUS…

Và nay anh là giám đốc Công ty Vietnam Enterprise tại Singapore. Gần đây hơn là Câu lạc bộ Vươn tới thành công tại http://www.vuontoithanhcong.com/ để thổi một luồng suy nghĩ mới cho thế hệ 9X, mở rộng hoạt động từ Singapore của Vietnam Enterprise về VN qua việc thành lập Công ty EVOL và bắt đầu chuỗi huấn luyện tại các trường học khắp nơi ở VN.

Nói về những ngày đầu khởi nghiệp, Khoa thừa nhận: “Lúc đầu phải nói là rất khó chịu. Nhiều người cho rằng mình “điên” hoặc nhẹ hơn là “ngu” khi bỏ một công việc ổn định với thu nhập cao và cả mảnh đất Singapore màu mỡ để chạy theo… ước mơ. Đó là chưa kể phải đối diện với việc thu nhập bị giảm rõ rệt trong khi việc thì lại tăng đáng kể”.

10 năm, giúp 1 triệu người Việt

Sẽ rất khó quên hình ảnh Khoa đứng trước đám đông và nói về những trải nghiệm cuộc sống… Nhiều người hoài nghi về độ chín cũng như khả năng của một diễn giả trẻ tuổi, nên hỏi vặn: “Anh đã có đủ vốn sống, đủ tài giỏi và đủ thành công chưa khi đi giảng bài?”.

Khoa đáp: “Vốn sống của một người phụ thuộc ba yếu tố. Thứ nhất, người đó đọc bao nhiêu sách và đọc những quyển sách nào. Thứ hai, người đó có những người thầy như thế nào và học được gì từ những người thầy đó. Cuối cùng, quan trọng nhất là người đó đã và đang sống cuộc sống của mình như thế nào.

Tôi tin rằng không chỉ bản thân mình mà bất kỳ ai cũng có thể trở nên tài giỏi nếu người đó lựa chọn sống và rèn luyện như một người tài giỏi. Còn thành công, tùy thuộc vào việc định nghĩa nó như thế nào. Nếu thành công được định nghĩa là đại gia chẳng hạn thì tôi không hề thành công. Tôi định nghĩa thành công bao gồm ba yếu tố: có thể sống tự do vì ước mơ của mình, có thể cống hiến cho xã hội và có thể từng bước vươn tới những mục tiêu to lớn mỗi ngày. Với định nghĩa như thế, tôi tin mình đang thành công”.

Khoa nói, đầy tự tin: “Mục tiêu của mình là sau 10 năm sẽ giúp được ít nhất 1 triệu người Việt, đặc biệt là các bạn trẻ, trở nên tài giỏi hơn, thành công hơn, thành đạt hơn và giàu có hơn thông qua những khóa đào tạo của công ty mình”.

Trong một buổi nói chuyện, có bạn học sinh hỏi: “Làm thế nào để vượt qua cơn buồn ngủ?”. Câu trả lời của diễn giả Trần Đăng Khoa là: “Cách nhanh nhất để vượt qua cơn buồn ngủ là… đi ngủ”. Tác phong làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc nhưng cũng rất hài hước và luôn đi thẳng vào vấn đề là hình ảnh của Khoa trên bục thuyết trình.

Và những chiến hữu “máu liều”

Những người quen biết Vietnam Enterprise (Singapore) hay EVOL (VN) đều cho rằng thành công lớn nhất của thủ lĩnh Khoa là đã tập hợp được một tập thể những con người cùng khát vọng, cùng sống chết với nhau để thực hiện khát vọng này.

Bùi Hải An, chàng trai 24 tuổi đã từ bỏ công việc kỹ sư của Tập đoàn Fuji Xerox, chia sẻ: “Là một người “điếc không sợ súng”, ngay từ lúc còn là sinh viên đại học, tôi cùng một số chiến hữu thân thuộc máu me nhảy vào kinh doanh một lĩnh vực hoàn toàn không thuộc sở trường. Kết quả là lỗ nặng và lâm vào hoàn cảnh xấc bấc xang bang suốt một năm trời.

Gia nhập Vietnam Enterprise, mục đích chính của tôi là muốn làm một cái gì riêng cho bản thân, cũng như đốt cháy lại ngọn lửa kinh doanh trong mình. Vietnam Enterprise là nơi tụ họp những người bạn, những anh em cùng chí hướng và giống nhau ở máu liều cùng máu kinh doanh”.

Việc cả nhóm bạn 10 người ngồi lại để cùng bàn chuyện khởi nghiệp là một điều hiếm có bởi vì thường chuyện khởi nghiệp là đơn lẻ cá nhân.

Đỗ Trần Bình Minh, người từng được Tập đoàn ASML chuyên về bán dẫn đánh giá cao, cười toe toét: “Chúng tôi có một hoài bão là muốn giúp sức cho các bạn trẻ VN được trang bị đầy đủ hơn các kỹ năng cần thiết trong học tập cũng như cuộc sống.

Để biến hoài bão này trở thành sự thật, chúng tôi lập EVOL, một công ty 100% VN với mong muốn trong vòng ba năm trở thành một công ty hàng đầu ở VN về lĩnh vực phát triển bản thân, đào tạo kỹ năng sống, kỹ năng mềm cho các bạn trẻ khắp mọi miền đất nước”.

Thuộc lứa đầu của thế hệ 8X thành đạt ở nước ngoài và trở về góp sức mình vào sự nghiệp phát triển của quê hương, Trần Đăng Khoa tâm sự: “Điều tôi học được ở Singapore là người ta hết sức coi trọng giáo dục và sẵn sàng bỏ nhiều tiền bạc, công sức để đầu tư vào nó. Tôi muốn đưa những công nghệ đào tạo, giáo dục tiên tiến của nước bạn về VN để góp phần nhỏ nhoi vào sự nghiệp giáo dục và phát triển nhân tài của đất nước mình”. Đó cũng là mong muốn chung của các thành viên trong Công ty cổ phần EVOL.

TRẦN NGUYÊN – LƯU TRANG

Khởi nghiệp bao giờ cũng là một hành trình chông gai. Có những đêm cả nhóm EVOL ngồi ngoài phố, hí hoáy thử nghiệm việc gọi điện thoại di động theo nhóm (một người nói, tất cả các máy đều nghe) khi phát hiện dịch vụ điện thoại này đang có khuyến mãi tại Singapore.
Thì ra họ đang chuẩn bị cho việc dịch đuổi tại một hội nghị có khách tham gia người Việt mà không thuê hệ thống máy móc cabin với giá cắt cổ. Anh Hồ Thế Sơn, chủ thương hiệu thời trang Foci, nhìn thấy và lắc đầu: “Đúng là chỉ có những người trẻ mới dám nghĩ dám làm một chuyện khó tin như vậy”. Vậy mà họ thành công.

 

CON ĐƯỜNG KHỞI NGHIỆP

Đây là một khóa học chắt lọc lại kinh nghiệm 8 năm lăn lộn từ con số 0 đi lên để giúp bạn tiết kiệm hàng tỉ đồng. Khóa học sẽ giúp những người khởi nghiệp - kinh doanh giảm thiểu những gian nan, vượt qua những thử thách và tránh những cạm bẫy trong một môi trường kinh doanh đầy thách thức như ở Việt Nam chúng ta. Hãy hiểu con đường, trước khi khởi nghiệp.

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

]]>
https://books.evol.vn/nhung-chang-trai-vuon-toi-thanh-cong-2/feed/ 0