Văn hóa đọc – EVOL Books https://books.evol.vn Mang chất lượng vào kiến thức Sun, 16 Jun 2019 08:20:06 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.4.4 [Báo Tuổi Trẻ] Sách hay thuộc về người cần nó https://books.evol.vn/sach-hay-thuoc-ve-nguoi-can-no/ https://books.evol.vn/sach-hay-thuoc-ve-nguoi-can-no/#respond Tue, 29 Jan 2013 07:57:11 +0000 http://tgm.vn/?p=4680 Buổi tọa đàm có sự tham gia của nhạc sĩ Quốc Bảo, doanh nhân – dịch giả Trần Đăng Khoa và blogger được giới trẻ yêu thích Joe – Dâu Tây. Chương trình do Công ty điện tử Samsung, Công ty văn hóa Phương Nam và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức.

Đi tìm quyển sách thay đổi cuộc đời

Theo ông Trần Đăng Khoa, quyển sách thay đổi cuộc đời không hẳn phải là “quyển sách hay nhất thế giới” hay một công trình văn chương đồ sộ, mà là “quyển sách xuất hiện đúng thời điểm” trong cuộc đời của ai đó.

Dẫn giải câu chuyện của mình, ông cho biết quyển sách đến tay ông vào thời điểm “tôi mới ra trường, sống ngập ngụa trong nợ nần và những mơ ước tủn mủn, tầm thường về nhà cửa, xe cộ”. Quyển sách đã thay đổi đời ông khi dạy ông đặt ra những mơ ước lớn lao hơn và niềm tin vào sự vô hạn của các giới hạn. “Ai cũng tin rằng mỗi người sinh ra đều có những giới hạn. Quan niệm đó cùm trói cuộc đời ta, khiến chúng ta lãng phí cuộc sống vào những “xiềng xích” ao ước. Nhờ sự khai mở của quyển sách, tôi đã quyết định chặt đứt “xiềng xích” giải phóng mình khỏi những giấc mơ cỏn con và có được ngày hôm nay” – ông trải lòng (đọc bài “Một quyển sách và một giấc mơ” của Trần Đăng Khoa, Tuổi Trẻ 24-1).

Với Joe, quyển sách thay đổi cuộc đời cũng có thể có nội dung rất bình thường, phổ thông, đơn cử như quyển sách dạy cách… đặt dấu câu mà anh đọc được khi còn là sinh viên năm 2 ở Canada. Từ “cơn nghiện” những ngoặc đơn, chấm phẩy, cách xuống dòng; nỗi bực tức, hoang mang khi phát hiện cả cuộc đời đi học mình toàn đặt dấu sai chỗ, anh bén duyên với văn chương và khai sinh một Joe – Dâu Tây được độc giả Việt Nam yêu thích (đọc bài “Những dấu câu kỳ ảo mê hoặc” của Joe, Tuổi Trẻ 21-1).

Bằng trải nghiệm của bản thân, nhạc sĩ Quốc Bảo cho rằng cuốn sách thay đổi cuộc đời một người luôn được viết bởi một tác giả mà người đọc đó “rà trúng kênh” (đọc bài “Khúc hát của minh triết” của nhạc sĩ Quốc Bảo, Tuổi Trẻ 17-1). Bởi không thể ôm hết kiến thức của nhân loại nên bạn đọc trẻ có thể định hướng “gu” của mình theo một, một vài tác giả mà các bạn bắt được sự đồng điệu, tương thông. Ông cũng nhấn mạnh sự đọc tốt, đọc đúng không nằm ở tốc độ đọc và số lượng đầu sách mà phải được duy trì như một thói quen, nhu cầu thiết yếu như ăn uống, ngủ nghỉ.

Đừng sợ là người lập dị

Bạn T.Hiền (học sinh lớp 8 Trường THPT Trần Đại Nghĩa) đem đến buổi tọa đàm những hoang mang, chênh vênh của tuổi mới lớn. “Từ nhỏ con mê phim kiếm hiệp giống ba. Rồi con cũng thích đọc Kỳ án đời Thanh, theo dõi cách triển khai tình tiết vụ án và mơ ước lớn lên làm bác sĩ pháp y hoặc luật sư.  Bạn bè nói con bị nhiễm truyện, không biết có thật vậy không?”.  Hiền khổ sở: việc yêu sách, nghiện sách khiến bạn trở nên lập dị trong mắt bạn bè.

Một độc giả nữ khác cũng bộc bạch nỗi băn khoăn của mình khi luôn bị bạn bè châm chọc sở thích đọc sách tư tưởng, triết học vì cho rằng “đọc những sách đó là vô dụng, phí thời gian do không áp dụng được vào công việc hiện tại”.  Nỗi niềm lo bị xem là lập dị, cảm giác lạc lõng giữa bạn bè là điểm chung của một số bạn trẻ yêu sách dự tọa đàm.

Những con số không mấy thú vị về việc đọc sách ở Việt Nam đã được Joe đưa ra dựa trên những tìm hiểu của anh: “Ở Việt Nam tiểu thuyết bán chạy nhất cũng chỉ ở mức 10.000 bản. Bán được 20.000 bản là điều phi thường. Trong khi ở Anh, với dân số chỉ bằng 2/3 Việt Nam, một tác phẩm văn học bán được 1, 2 triệu bản là chuyện bình thường”. Anh cho rằng sách vẫn là một phạm vi văn hóa nhỏ ở Việt Nam. Bạn trẻ vẫn đọc, nhưng không mấy ai đọc sách. Nói giới trẻ Việt Nam đọc sách cũng là cách nói “ảo”, bởi trên thực tế giới trẻ ở đây chỉ bao gồm giới trẻ thành thị và cũng là số rất ít.

Nhắn nhủ với các bạn trẻ “lỡ” yêu sách giữa môi trường không nhiều người đồng điệu, Joe cho rằng đôi khi bạn trẻ phải biết yêu sự lập dị, khác thường đó. Ông Trần Đăng Khoa cũng chia sẻ quan điểm: “Tuổi trẻ là thời điểm của những mơ mộng viển vông, trải nghiệm linh tinh. Theo thời gian, sự trưởng thành sẽ sàng lọc những ước mơ ấy nên không vấn đề gì phải lo lắng. Quan trọng là các bạn biết cách ước mơ, và sách dạy chúng ta điều ấy”.

Theo Tuổi Trẻ

[gioithieu_trandangkhoa]

]]>
https://books.evol.vn/sach-hay-thuoc-ve-nguoi-can-no/feed/ 0
Giao lưu với 2 dịch giả Trần Đăng Khoa và Uông Xuân Vy https://books.evol.vn/giao-luu-voi-dich-gia-tran-dang-khoa-va-uong-xuan-vy/ https://books.evol.vn/giao-luu-voi-dich-gia-tran-dang-khoa-va-uong-xuan-vy/#respond Sun, 06 Jan 2013 17:03:08 +0000 http://tgm.vn/?p=4650 Trong phần giao lưu này, tôi và Vy sẽ chia sẻ với các bạn một số góc nhìn khác và sâu hơn về công việc dịch thuật. Hãy cùng xem và khám phá bạn nhé.

[youtube=http://www.youtube.com/watch?v=OtvgeOosc90&w=640&h=385]

[gioithieu_trandangkhoa]

[gioithieu_uongxuanvy]

]]>
https://books.evol.vn/giao-luu-voi-dich-gia-tran-dang-khoa-va-uong-xuan-vy/feed/ 0
Thành phố lớn không thể thiếu văn hóa đọc https://books.evol.vn/thanh-pho-lon-khong-the-thieu-van-hoa-doc/ https://books.evol.vn/thanh-pho-lon-khong-the-thieu-van-hoa-doc/#respond Tue, 04 Dec 2012 11:29:44 +0000 http://tgm.vn/?p=4418 Dịch sách, viết văn, xuất bản sách, nhà văn – dịch giả Mai Sơn không ngừng đeo đuổi các con chữ hằng ngày. Anh chia sẻ:

“Thách thức của người dịch văn học là phải có tài năng huy động nhuần nhị lời ăn tiếng nói Việt vào bản chuyển ngữ. Dịch lý thuyết lại có cái khó là phải hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực chuyên biệt nào đó. Nhưng dịch gì đi nữa thì cũng không phải chỉ chăm chăm lo tát cạn phần ngôn ngữ. Khi bắt đầu dịch một tác phẩm của Cormac McCarthy chẳng hạn, bạn phải có cảm thức văn chương khác với khi tiếp cận một tiểu thuyết của Milan Kundera. Muốn vậy bạn phải đọc trước để tắm mình trong khí hậu của nó”.

Dịch sách có phải là một nghề sống được trong xã hội nước ta hiện nay?

Nhìn vào thu nhập của những dịch giả tử tế đáp ứng những đòi hỏi ở trên, thì thấy dịch sách là một nghề bị xem nhẹ. Những yếu tố kết tinh thành một dịch phẩm hay đã không được tính đầy đủ (tài năng, kinh nghiệm, học thức của dịch giả, độ khó của bản gốc), người ta chỉ tính công dịch, giá giấy, công in, chi phí quản lý… rồi cào bằng một dịch phẩm cao cấp với một dịch phẩm trung bình. Giá một cuốn sách “cao cấp” với một cuốn sách bình dân về cơ bản là ngang nhau.

Ở VN, chi phí cho việc thưởng lãm các ngành nghệ thuật nhạc, họa, kịch có sự cách biệt rất rõ về khoảng cách giữa “cao” và “thấp”. Nhưng thưởng thức sách thì không như vậy. Xét về mặt giá trị, sách hình như chỉ được xem là một sản phẩm vật chất, có lẽ vì quá trình “sinh thành” nặng nề máy móc của nó. Không bao giờ có chuyện một cuốn sách triết học 100 trang có thể mắc gấp 5, 6 lần một cuốn sách giải trí dày 400 trang. Cuốn Bắt trẻ đồng xanh của J.D.Salinger, một kiệt tác văn chương, một tuyệt phẩm dịch, mà giá chỉ có 54.000 đồng, bằng giá một cuốn sách dạy nấu ăn.

Không có sự đột phá về giá sách, tức là văn hóa đọc bị đánh giá thấp, thì đừng bao giờ thắc mắc về nhuận bút dịch sách.

Anh từng tham gia dịch ngược tác phẩm của một số nhà văn Việt Nam ra tiếng Anh nhằm giúp họ quảng bá ra nước ngoài. Việc dịch ngược như vậy hẳn rất khó khăn?

Tôi dịch ngược cũng không nhiều, khoảng trên dưới hai mươi truyện ngắn của các nhà văn nổi tiếng và cộng tác với một người bạn dịch một cuốn truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh.

Dịch ngược chắc chắn khó hơn dịch xuôi, và đôi khi là bất khả. Tôi từng có kinh nghiệm khốn khổ khi dịch xuôi những cuốn sách do các tác giả châu Âu viết bằng tiếng Anh. Đúng là cực hình. Đơn giản là vì họ không phải là người bản xứ nên tiếng Anh của họ rất kỳ cục. Và tôi thề sẽ không bao giờ vướng phải tình trạng này lần nào nữa. Nói vậy là để trở lại với vấn đề dịch ngược từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài. Tốt nhất là người bản ngữ giỏi tiếng Việt dịch rồi người Việt biên tập.

Làm thế nào để gây dựng được một đội ngũ chuyên gia dịch ngược nhằm giúp các tác phẩm VN bước ra thế giới một cách chủ động và đa dạng?

Gốc rễ lâu bền của vấn đề là đào tạo cơ bản về dịch thuật học ở các trường đại học. Muốn sau này đem một dàn chuông đủ loại đi đánh xứ người thì ngay bây giờ phải có trường lớp đào tạo dịch giả chuyên nghiệp. Cần lập các hội dịch thuật chuyên nghiệp để mọi người học hỏi lẫn nhau, và để thu hút kinh nghiệm, tinh túy nghề nghiệp từ những dịch giả lão thành.

Từng dịch sách, viết văn, phụ trách xuất bản… anh đánh giá thế nào về tình hình xuất bản hiện nay ở nước ta? Và dự đoán về thị trường xuất bản trong năm tới?

Sách kiến thức chuyên môn và sách dạy về lối sống vẫn sẽ áp đảo thị trường sách. Về sách văn học trong nước, các đơn vị xuất bản đang tiếp tục tạo dựng những vầng sáng chung quanh một số tác giả tên tuổi và họ thành công, nhưng đứng trước mênh mông văn học nước ngoài thì họ lúng túng – ngoài việc chạy theo các giải thưởng, hoặc nghe ngóng, họ không thực sự biết được đâu là những giá trị thực. Dấu hiệu chung của tình trạng đó là rất ít khi thấy một bài giới thiệu đáng tin cậy ở đầu các tác phẩm quan trọng được dịch ra tiếng Việt. Ngoài ra, một thành phố như TP.HCM mà gần như không thấy sinh hoạt đọc và giới thiệu sách văn học ở đâu cả thì thật đáng thất vọng, không đáng gọi là thành phố lớn, và đó cũng chính là nguyên nhân khiến sách văn học bị thờ ơ ở đây.

Anh từng nói dịch thuật cũng không khác gì sáng tạo là bao, với anh có vẻ khá ôm đồm nhiều việc dù đều xoay quanh các con chữ, như vậy anh có e ngại rằng tâm không yên? Anh dành thời gian viết văn vào lúc nào?

Không có gì phải giấu giếm, cuộc sống của tôi xoay quanh các con chữ. Để tìm ra được một từ tâm đắc đôi khi mất cả buổi. Chữ hành hạ mình như thế. Nhưng mình cũng trả đũa lại bằng cách dập xóa, vặn vẹo chúng, đẩy chúng vào hư vô tuyệt đối, nghĩa là tạo ra một nghĩa địa trắng trên màn hình. Rất may tôi chưa phải là nhà văn chuyên nghiệp nên không bị áp lực với hạn cuối của các nhà xuất bản. Nhưng tôi vẫn thấy bị cột chặt vào ghế để viết mỗi đêm, mỗi cuối tuần.

Một dịch giả tĩnh tâm, một nhà văn tĩnh tâm và một người làm sách tĩnh tâm có điểm gì giống và khác nhau?

Cả ba sự tĩnh tâm đó đều giúp tôi lặng lẽ lắng nghe theo một tiếng gọi là giá trị và rồi đột ngột thấy hụt hẫng vì bất lực. Dịch sách khiến mình thêm yêu tiếng Việt và đó là cơ hội để mình thử làm giàu có cách nói năng tiếng Việt trước những trạng huống tinh tế, phức tạp. Viết văn cho tôi sống thêm một thực tại khác, rất khác với thực tại hằng ngày. Còn với tư cách một đơn vị xuất bản, tôi luôn thấy những chân trời tri thức cứ lùi xa mãi, trước hữu hạn đời mình. Thấy ma lực của một cuốn sách hay là nó muốn tự mở rộng ra, kéo bạn vào giữa hai cánh cửa lất phất mỏng manh của nó. Và đôi lúc bắt gặp mình dừng thật lâu trước một cái bìa sách đẹp một cách đơn giản.

Chuyên mục Sáng tạo vì Khát vọng Việt giới thiệu chân dung những người bạn của Trung Nguyên, bất kể tuổi tác, thành phần, trong hay ngoài nước… Họ là những con người đang ngày đêm miệt mài sáng tạo trong các lĩnh vực chuyên môn, đóng góp trí não, tâm sức, truyền đi ngọn lửa khát vọng, tạo cảm hứng cho thanh niên Việt Nam, khơi dậy khát khao đua tranh với thế giới, dấn thân và sáng tạo vì một nước Việt hùng mạnh.

Ngọc Bi (thực hiện)

[sach_giaiphapdotpha]

]]>
https://books.evol.vn/thanh-pho-lon-khong-the-thieu-van-hoa-doc/feed/ 0
Văn hóa đọc của người Việt? https://books.evol.vn/van-hoa-doc-cua-nguoi-viet/ https://books.evol.vn/van-hoa-doc-cua-nguoi-viet/#respond Tue, 09 Oct 2012 18:05:28 +0000 http://tgm.vn/?p=4274 Nhân ngày Sách và Bản quyền Thế giới, một cuộc gặp gỡ và trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty CP Sách Thái Hà – Thaiha Books về sách và văn hóa đọc của người Việt.

thanh-pho-lon-khong-the-thieu-van-hoa-doc-4418

Thưa ông, trong khi các phương tiện truyền thông nghe, nhìn càng ngày càng phát triển, ngay cả sách cũng là “sách mạng”, vậy sách in có cạnh tranh nổi trong hiện tại và tương lai?

Tôi thấy thật là kỳ diệu khi các phương tiện thông tin đại chúng ngày nay rất nhiều. Các kênh và chương trình truyền hình phong phú, số lượng báo, tạp chí ngày càng nhiều ,hấp dẫn, mang đến cho chúng ta biết bao lợi ích. Riêng sự bùng nổ của công nghệ thông tin cũng mang lại cho chúng ta quá nhiều. Bill Gates đã từng nói rằng thế giới nằm trong 10 ngón tay. Chính vì vậy chúng ta có cơ hội đọc rất nhiều, đọc online, đọc bằng các thứ tiếng, ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Điều này giúp cho việc nâng cao văn hóa đọc. Đọc sách trên mạng là thu nhận kiến thức.

Tuy nhiên chỉ khi có cuốn sách in trên tay bạn mới cảm nhận được vẻ đẹp của bìa sách, mùi giấy, sự tinh tế của từng trang sách. Riêng việc cảm nhận các hình ảnh, tranh bìa cũng như trong cuốn sách cũng mang đến cho bạn đọc những cảm giác tuyệt vời. Và tôi nghĩ sách in vẫn có sức sống của nó cho dù thế giới có “tân tiến” đến đâu.

Theo cách đánh gía riêng của ông, văn hóa đọc của người VN hiện nay như thế nào?

10 ngày trước Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (World Book & Copyright Day) tôi có làm nghiên cứu nhỏ: đi lang thang khắp Hà Nội 1 ngày (13.04.2009), xem tình hình đọc sách trên phố, trong các quán café, trong lúc đợi xe, đợi nhau của người dân Thủ đô thế nào. Suốt cả 1 ngày tôi đếm được 113 người đang đọc ở tất cả mọi nơi tôi đến. Con số này là quá nhỏ.

Người VN chúng ta hình như chưa có thói quen đọc sách, chưa hiểu hết vai trò việc đọc sách. Thậm chí những ai đọc nhiều thì còn bị chế giễu là “mọt sách”, “sách vở”. Các em nhỏ chưa được quan tâm đến việc hướng dẫn cách đọc, chưa được dạy cách đọc nhanh. Hình như các bậc phụ huynh, các nhà lãnh đạo chưa gương mẫu trong việc đọc sách. Và có vẻ như giới trí thức cũng chưa thực sự chăm đọc.

Có xu hướng người đọc hiện nay lấy sách làm thú tiêu khiển giải trí, nên không chọn lọc sách. Có khi nào chính các nhà sách với những ấn phẩm “thượng vàng, hạ cám” là “tác nhân” ảnh hưởng đến thói quen và sở thích đọc sách của người đọc? Lỗi của việc văn hóa đọc xuống cấp thuộc cả về các nhà xuất bản, các công ty sách. Nhiều người không biết rằng ngành xuất bản là ngành đặc biệt. Những cuốn sách “bậy”, phản giáo dục có thể giết chết nhiều người, thậm chí cả 1 thế hệ.

Lỗi của việc người VN chúng ta chưa chăm đọc sách còn là của cả nền giáo dục. Tại các trường học của VN, từ cấp 1 đến đại học, không có các khóa đào tạo kỹ năng đọc sách, các khóa đọc nhanh, không có các chương trình về văn hóa đọc để tạo thói quen đọc sách, chưa có hướng dẫn cho học sinh cách chọn sách. Thói quen và kỹ năng đọc sách cần phải có từ nhỏ. Nếu bạn 30 tuổi mà vẫn chưa hiểu giá trị của văn hóa đọc, chưa biết chọn và đọc sách thì không dễ gì có thể thay đổi thói quen này.

Người biết đọc sách là người biết chọn sách. Làm sao phải loại bớt những cuốn sách kém chất lượng, sách làm ẩu. Người đọc nên lựa chọn tên,thương hiệu của các NXB và các công ty sách trước khi quyết định mua sách.

Trong vị trí là “chủ” một doanh nghiệp sách, tiêu chí nào để ông lựa chọn 1 cuốn sách “ăn khách”? Trong vai trò “người đọc sách”, theo ông, thế nào là một cuốn sách hay?

Một cuốn sách “ăn khách” có nghĩa là best seller, tức được đông đảo bạn đọc quan tâm và tìm mua. Số lượng bản bán ra quyết định rằng cuốn sách đó có ăn khách hay không. Tuy nhiên không phải tất cả mọi cuốn sách “ăn khách” đều là sách hay. Có những đồng nghiệp ở một vài công ty sách nói với tôi rằng họ không ngờ cuốn sách A không bán được và không thể tưởng tượng rằng cuốn sách B lại bán chạy như thế.

Theo tôi, cuốn sách hay là cuốn sách có nội dung hấp dẫn, mới mẻ, tạo cảm hứng cho người đọc. Đó là 1 cuốn sách phải có tính ứng dụng, tức sau khi đọc xong người đọc có thể áp dụng vào công việc, cuộc sống, mang lại lợi ích cho chính mình và xã hội.

Làm thế nào để sách có thể đến đúng đối tượng và trở thành một trong những sản phẩm văn hóa tri thức đích thực?

Muốn nâng cao văn hóa đọc, 1 trong những nhiệm vụ quan trọng của người làm sách là nâng cao văn hóa đọc, để mọi người dân hiểu giá trị của sách. Hơn nữa mỗi loại sách có 1 đối tượng độc giả riêng. Cá nhân tôi đã không ngần ngại đến từng trường đại học, đến từng doanh nghiệp để nói chuyện, tọa đàm, trao đổi, trả lời các thắc mắc xung quanh vấn đề sách và kỹ năng đọc sách.

Việc nâng cao văn hóa đọc cũng cần 1 thời gian. Tôi tin rằng với phẩm chất cần cù, thông minh, ham học, người VN ta nhất định sẽ đọc nhiều.

Theo ông tình trạng bản quyền sách ở Việt Nam hiện nay có những vấn đề gì? ở Việt Nam việc bản quyền có thời hạn và vô thời hạn được thực hiện như thế nào?

Hiện nay vấn đề vi phạm bản quyền vẫn khá phổ biến. Các đồng nghiệp của tôi bên NXB trẻ, Trí Việt, Nhã Nam,… cũng đang rất bức xúc về vấn đề này. Tuy nhiên giống như bất cứ lĩnh vực nào khác, vẫn đề bản quyền cũng cần có thời gian. Khi kinh tế khá hơn, khi dân trí của người dân cao hơn, khi VN hòa nhập hơn thì tình trạng vi phạm bản quyền sẽ bớt đi.

Tôi nghĩ chắc quãng 3-5 năm nữa thì vấn đề vi phạm bản quyền sách sẽ hầu như chấm dứt. Khi đó tất cả các nhà xuất bản, các công ty sách sẽ phải làm theo luật.

Bản quyền sách ở VN có phải chỉ đơn thuần là mua sách? Nhà sách có tham gia vào “hành trình” cho 1 cuốn sách, một cách chủ động từ khâu tác giả, tác phẩm, in ấn, PR… đến tay người đọc như các nhà sách nước ngòai vẫn làm?

Các công ty sách thường phải lo mua bản quyền, dịch, hiệu đính sách (nếu là sách tiếng nước ngoài), biên tập, dàn trang, trình bày bìa, in và phát hành. Để có 1 cuốn sách chất lượng không những các công ty sách phải chọn được những cuốn sách hay, có giá trị, có đội ngũ dịch giả tay nghề cao, đội ngũ biên tập viên giỏi mà phải có các chuyên gia bản thảo, họa sỹ tốt, có nhà in chất lượng để đảm báo cuốn sách tốt về cả nội dung lẫn hình thức. Ngoài ra không kể đến đội ngũ marketing chuyên nghiên cứu thị trường, nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, dự đoán tương lai,… ít nhất phải vài chục nhân viên mới đủ để cho 1 cuốn sách đến được tay bạn đọc.

Nếu như sách của VN bị xâm phạm bản quyền ở nước ngoài, liệu có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi? Có phải trong luật của ta vẫn còn “lỗ hổng”? Lấp “lỗ hổng” này thế nào theo ý ông?

Ở nước ngoài, theo tôi biết, việc xâm phạm bản quyền rất ít. ở những nơi tôi đã từng đến có nhiều hàng lậu nhưng ít có sách lậu. Sách là loại hàng tri thức, đặc biệt nên người ta không làm lậu.Sách của VN bị vi phạm bản quyền có lẽ không. Còn ở VN việc sách “lậu”, sách in lẫn sách bị chép lậu trên mạng, vẫn đang là một “thảm họa” của các nhà xuất bản, vì luật còn có chỗ chưa chặt, việc thưởng phạt chưa nghiêm minh. ý thức của người đọc cũng chưa phân biệt sách “lậu”, nên vi phạm bản quyền vẫn “sống” khỏe. Hy vọng luật được hòan chỉnh hơn trong tương lai./.

Nguồn: Văn Nghệ Trẻ

Người Việt có mê đọc sách?

Một cuộc hội thảo có nhiều tranh cãi, và cảm thấy như ai cũng có lý. Một phe cho rằng đưa ra chủ đề như thế này có vẻ “khinh” người Việt không biết đọc sách. Phe khác thì cho rằng hỏi thế đúng lắm, vì người Việt chưa biết đọc sách?

Theo thống kê của Cục XB – Báo chí, trong 3 năm từ 2004-2007 tốc độ phát triển của tòan ngành xuất bản không ngừng tăng. Năm 2007 có 26.609 tựa sách/276.447 triệu bản, trung bình 3,3 bản sách/ người/năm. Có 55 NXB, 1200 cơ sở in, 129 Công ty phát hành sách quốc doanh, 12.000 cửa hàng, nhà sách tư nhân, 30 NXB có trang web. Tiền đầu tư 3.000 tỉ đVN, thu hút 1.600 tỉ đVN đầu tư nước ngòai. Người Việt vẫn mê đọc sách lắm. Nhưng theo như thống kê thì số sách được in ấn, phát hành có 80% là sách giáo khoa, còn lại 20% là sách các thể lọai khác.Thành ra thì bình quân chỉ có 0,3 cuốn/ người/ năm?

Trong hội thảo PGs-Ts Trần Hữu Tá cay đắng phát biểu: ”Nó quá bi đát và không thể chấp nhận được”. Còn Ts- Nhà thơ Ngô Tự Lập thì phát biểu: ”Sách dịch vừa yếu, vừa thiếu, vừa lệch lạc, sách trong nước chủ yếu là sách văn học, còn sách nghiên cứu quá nhạt nhẽo”.

Theo báo cáo của Cục XB, tính đến Hội nghị về XB và phát hành sách toàn quốc ngày 19-21.3.2009 tại TP.Cần Thơ, hiện nay cả nước có 55 nhà xuất bản (43 ở trung ương, 12 ở địa phương), năm 2008 đã xuất bản 25.120 cuốn với xấp xỉ 279,913 triệu bản. So với năm 2007, số cuốn giảm 5,6%, số bản tăng 1,3%. Tổng doanh thu năm 2008 gần 1.489 tỷ đồng, giảm 1,5% so với năm 2007.

Phân loại cơ cấu đề tài xuất bản, có 7 loại. Trong đó, so với năm 2007, năm 2008 chỉ có hai loại tăng số cuốn xuất bản là sách văn học tăng 20%; sách giáo khoa, giáo trình, tham khảo tăng 1%. Còn lại đều giảm: Sách từ điển, ngoại văn giảm mạnh nhất: 32% số cuốn, 61% số bản; kế đến sách thiếu niên nhi đồng giảm 28,9% số cuốn, 14,8% số bản. Hiện cả nước có khoảng 13.500 nhà sách, hiệu sách, trung tâm sách, đại lý sách; 70 công ty TNHH kinh doanh xuất bản phẩm. Năm 2008 cả nước đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp 35 trung tâm, siêu thị sách tự chọn.

Việc khôi phục mạng lưới phát hành sách cấp huyện, nhất là huyện miền núi, vùng sâu, được một số công ty quan tâm. Nhiều hiệu sách cấp huyện được xây dựng, đi vào hoạt động ở Thanh Hóa, Thái Nguyên, Bến Tre. Năm 2008, số sách xuất bản của các NXB so với đăng ký kế hoạch XB đang có khoảng cách khá xa, các NXB trung ương mới đạt 36,9%. Các NXB địa phương 37,7%. Nhiều nhà xuất bản, sách xuất bản so với đăng ký kế hoạch đạt dưới 15% như: NXB Nông nghiệp, NXB Bản Đồ, NXB Văn học, NXB Đại học Thái Nguyên, NXB Thuận Hóa, NXB Đà Nẵng, NXB Đồng Nai.

NHỮNG BƯỚC ĐƠN GIẢN ĐẾN ƯỚC MƠ

Cho dù bạn là ai, một sinh viên mới ra trường hay một giám đốc công ty đa quốc gia, bạn cũng dễ dàng áp dụng được Quy Trình Hiện Thực Hóa Ước Mơ mà tác giả Steven K. Scott chia sẻ một cách cụ thể và rõ ràng trong quyển sách này, để đạt được những mức độ thành công mà bạn chưa bao giờ mơ tới. Hơn hết, bạn còn học được những bí quyết cần thiết để biến ước mơ của mình thành hiện thực đã được minh chứng qua thời gian bởi chính tác giả và những người thành công nhất thế giới.

MUA SÁCH

]]>
https://books.evol.vn/van-hoa-doc-cua-nguoi-viet/feed/ 0
Văn hóa đọc sách của giới trẻ ngày nay https://books.evol.vn/van-hoa-doc-sach-cua-gioi-tre-ngay-nay-2/ https://books.evol.vn/van-hoa-doc-sach-cua-gioi-tre-ngay-nay-2/#respond Tue, 09 Oct 2012 18:02:02 +0000 http://tgm.vn/?p=4272 Ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới giới trẻ. Tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Một trong những vấn đề đó nổi lên là văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay- Vấn đề đáng để chung ta cùng suy nghĩ.

Bạn hiểu gì về văn hóa đọc? Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức (Theo nhà ngôn ngữ học Phạm Văn Tình).

Chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Thế nhưng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Phải chăng họ nghĩ với những thong tin hiện đại họ không cần tới sách nữa? Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã có một lần nêu câu hỏi: “Thế kỷ XXI liệu có cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa đọc nữa không?” Và ông tự trả lời rằng: “có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời ua chuộng”. Còn đối với văn hóa đọc thì ông khẳng định: “bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”.

Văn hóa đọc sách của giới trẻ ngày nay

Văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp đẫn. Vậy sẽ có tương lai nào cho văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ thông tin?

Khác với vài chục năm về trước, thị trường sách hiện nay vô cùng phong phú về nội dung cũng như hình thức. Giới trẻ ngay nay lười đọc hay họ không biết chọn sách? Có những bạn chạy theo phong trào để đọc sách. Có một thời gian những cuốn sách như “mãi mãi tuổi 20”, “Lê Vân yêu và sống” làm mư gió trên thị trường. Rồi có khi họ đọc theo mốt: “Thế Giới Phẳng” là tên một cuốn sách rất thành công của nhà kinh tế- xã hội học Thomas Friedman. Cuốn sách trình bày những quan điểm mới lạ đối với bạn đọc trong nước về xu thế toàn cầu hóa, “Thế Giới Phẳng” không phải là một cuốn sách dễ đọc, phần lớn người đọc không hiểu hết tư tưởng của tác giả. Thế là dù không thích, không hiểu nhưng các bạn trẻ vẫn chạy đi mua những cuốn sách mà mọi nguời vẫn đọc để mình không trở thành người lạc hậu. Đó là chưa kể tới việc hiện nay thị trường sách vô cùng phong phú về nội dung và hình thức, có nhiều sách được coi là “sách đen” vẫn được giới trẻ truyền tay nhau đọc hăng say. Thật đáng lo ngại! Rồi có những bạn trẻ lại cho rang đọc sách là lạc hậu- Đây là thời đại CNTT thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Xin thưa đây là lối suy nghĩ sai lầm. Internet có khối lượng thong tin phong phú, nhanh và cập nhật nhưng liệu các bạn đọc xong còn đọng laii trong đầu được bao nhiêu? Bạn có thể “gậm nhấm”, “nhâm nhi” từng câu văn, từng linh hồn mà tác giả gửi gắm vào đó không?

Với thực trạng như thế, mỗi chúng ta ai không phải suy nghĩ nhìn nhận lại chính bản thân mình? Văn hóa đọc đã xuống cấp tới mức báo động chưa? Có thể chưa đến “đèn đỏ” nhưng đèn vàng đã cảnh báo một nguy cơ có thể đến. Đó là việc thiếu nghiêm túc trong việc đọc, không thấy rõ được vai trò quan trọng của đọc sách. Thời đại thong tin dạy chúng ta phải biết tận dụng cơ hội và nắm bắt thời cơ. Vì vậy các bạn hãy tự tìm và trau dồi cho mình một thói quen đọc nhé.

(Sưu tầm từ Internet – Không rõ tác giả)

Bài viết liên quan:

5 quyển sách bạn nên đọc trước khi khởi nghiệp kinh doanh.

6 quyển sách giúp bạn tạo động lực và đam mê trong cuộc sống.

10 tựa sách kỹ năng mềm bán chạy nhất tại SachChonLoc.vn trong năm 2015,

]]> https://books.evol.vn/van-hoa-doc-sach-cua-gioi-tre-ngay-nay-2/feed/ 0 Văn hóa đọc, có cần “báo động”? https://books.evol.vn/van-hoa-doc-co-can-bao-dong/ https://books.evol.vn/van-hoa-doc-co-can-bao-dong/#respond Tue, 09 Oct 2012 17:48:11 +0000 http://tgm.vn/?p=4268 Văn hóa đọc, có cần “báo động”Chẳng khó gì để mỗi ngày chỉ tiêu tốn cho văn hóa đọc chừng 15-30 phút, và một tác phẩm văn học hay không thể cho rằng quá đắt nếu nhìn vào những cuộc chơi bạc triệu của không ít “cô chiêu, cậu ấm”, của những “quý ông, quý bà”. Nhưng…

Nói đến văn hóa đọc nói chung và văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay, một nhà phê bình văn học từng ta thán: ”Sự thực là những người đọc trẻ hiện nay chẳng mấy thiết tha với văn hóa đọc, nhất là đọc những tác phẩm văn chương… Nói rõ hơn và cũng xót xa hơn, vì không quan tâm đến chuyện đọc văn học trong nước và kể cả văn học dịch, nên những người đọc trẻ đã tự chuốc lấy một hệ lụy nhãn tiền là nhiều người trong số họ đã không thể viết tiếng Việt một cách trong sáng nữa, nghĩa là không thể sử dụng tiếng mẹ đẻ thật thành thục như đúng ra, phải thế một cách mặc nhiên…”.

Cùng lúc, văn hóa nghe – nhìn lại bị “kết án” đã “lấn át văn hóa đọc” dẫu rằng, đó vẫn là một “kênh thông tin” cực kỳ quan trọng trong thời đại ngày nay.

Nhận xét về “văn hóa đọc” và “văn hóa nghe nhìn”, Hồng Dương (lớp A4, K40, tiếng Anh thương mại, Đại học Ngoại thương Hà Nội) khẳng định, nhiều loại sách báo giải trí dễ khiến lớp trẻ đọc theo kiểu hưởng thụ hơn là suy ngẫm. Vì thế, tiếp cận với tác phẩm kinh điển, họ thường thấy khó hiểu và ngại đọc. Với Hồng Dương, “…đọc trên mạng hay đọc kiểu truyền thống không quan trọng. Quan trọng là có biết tìm đúng sách để đọc hay không mà thôi !”.

Phó giám đốc Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Đà Nẵng Nguyễn Thị Xuân cũng thừa nhận: ”Thực ra, có nhiều cách để đọc, dù trên mạng hay trên sách và dù cuộc sống có hiện đại, văn hóa đọc vẫn tồn tại”. Theo người cán bộ ngành thư viện đã có đến 30 năm gắn bó với nghề này thì, “khi đọc những trang sách in, sự cảm nhận sẽ tốt hơn và ấn tượng sẽ sâu hơn”. Song, cũng theo chị, “vẫn đáng lo ngại khi giới trẻ đang ít đọc hơn”.

Thế nhưng, cũng thật khó để chỉ “báo động” một chiều dù số liệu thống kê của Cục Xuất bản cho thấy, bình quân mỗi năm, một người Việt Nam đọc được 2,8 cuốn sách và 7,07 tờ báo. Nhưng giới trẻ đọc gì ? Theo một cuộc thăm dò do Báo Lao động tiến hành, loại sách được đọc nhiều nhất là… truyện tranh (60%), kế đến là truyện ngắn (50%), truyện dịch (35%), tiểu thuyết trong nước (30%) và thơ (20%).

Trao đổi với Giám đốc Công ty Văn hóa Phương Nam (chi nhánh Đà Nẵng – Hội An) Lưu Văn Tuyến về vấn đề văn hóa đọc, anh vẫn không giấu sự lạc quan: ”Chỉ so sánh doanh thu về sách của chúng tôi – không tính đến sách giáo khoa – trong 6 tháng đầu năm 2006 và 2007 thì mức độ tăng đến hơn 30%. Điều này đồng nghĩa, văn hóa đọc vẫn không bị mai một như chúng ta lo ngại. Có chăng, sự suy giảm văn hóa đọc ở các tỉnh lẻ là đáng quan ngại”.

Dẫu những người làm công tác liên quan đến văn hóa đọc như chị Xuân hay anh Tuyến nhìn nhận vấn đề với một cái nhìn rộng mở, vẫn không thể không giấu được sự lo ngại khi một thí sinh thi đại học khẳng định, “do bị áp bức, Thúy Kiều đã nhảy xuống sông Tiền Giang để tự tử. Sau đó, Kiều được cứu và tham gia cách mạng để trở thành anh hùng…Tạ Thị Kiều (!)”. Hay nói như nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên: ”Không có văn hóa đọc văn chương tiếng Việt một cách tử tế thì không thể có sự tiếp nhận văn chương tiếng Việt tử tế và đương nhiên, sẽ không có một lối viết tử tế đối với tiếng Việt. Sự khiếm khuyết về tâm hồn của một bộ phận người đọc trẻ hôm nay đã và đang bộc lộ khá rõ”.

Lý giải về việc “ít đọc hơn trước”, hẳn nhiều người sẽ viện ra rất nhiều lý do “thời gian, tiền bạc và áp lực của công việc”. Nhưng, có khó khăn lắm không khi mỗi ngày dành cho văn hóa đọc chừng 15-30 phút. Và một tác phẩm văn học hay không thể cho rằng quá đắt nếu nhìn vào những cuộc chơi bạc triệu của không ít “cô chiêu, cậu ấm”, của những “quý ông, quý bà”…

Vũ Bảo Nguyên – Thanh Niên

PHÁT HUY TIỀM NĂNG CÙNG NLP (2 tập)

Với quyển cẩm nang về trí não này, bạn sẽ học được một số kỹ thuật hiệu quả để điều khiển tâm trí chính mình và người khác, đồng thời “tái lập trình” bản thân. Ứng dụng NLP vào đời sống, bạn có thể làm mọi thứ bạn mơ ước, giải quyết những khó khăn, thay đổi thói quen và lật cuộc đời sang một trang khác. Bởi vì NLP tập trung giải quyết những vấn đề trước mắt, thay vì đào bới lại quá khứ, thế nên kết quả đạt được rất nhanh, có khi ngay lập tức, gần như một phép lạ!

MUA SÁCH

]]>
https://books.evol.vn/van-hoa-doc-co-can-bao-dong/feed/ 0
Đọc và văn hóa đọc trước ngưỡng cửa thông tin https://books.evol.vn/doc-va-van-hoa-doc-truoc-nguong-cua-thong-tin/ https://books.evol.vn/doc-va-van-hoa-doc-truoc-nguong-cua-thong-tin/#respond Tue, 09 Oct 2012 17:46:47 +0000 http://tgm.vn/?p=4266 Đọc và văn hóa đọc trước ngưỡng cửa thông tinChưa bao giờ người ta bàn nhiều về văn hóa đọc như hôm nay. Đọc đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ, được quyền lựa chọn. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp dẫn. Vậy sẽ có tương lai nào cho văn hóa đọc trong thời đại thông tin?

Thế giới nằm trên mười ngón tay bạn

Đấy là câu nói cửa miệng của nhà tỉ phú người Mỹ Bill Gates – Chủ tịch tập đoàn Microsoft nổi tiếng – vừa có chuyến đi thăm Việt Nam (22-4-2006) vừa rồi. Bill Gates là biểu tượng rực rỡ nhất của cuộc cách mạng thông tin “làm đảo lộn thế giới” trong 20 năm qua. Quả thật, chính bản thân Bill Gates cũng không thể ngờ rằng, vai trò của công nghệ thông tin lại lan tỏa và có sức mạnh kỳ lạ như vậy. Đến Thượng đế bây giờ cũng phải đứng sau Internet. Chỉ riêng hệ điều hành Windows, hiện tại đã có hơn 1 tỉ máy vi tính với hơn 2 tỉ người sử dụng trên hành tinh này. Qua mạng, người ta có thể gửi thư, đọc báo, nhận tài liệu, xem phim, nghe nhạc, mua bán mọi hàng hóa, giao dịch thương mại, giao lưu trực tuyến… Internet đã làm cho thế giới này bé nhỏ đi nhiều. Một vụ nổ bom ở Iraq, một trận đấu tranh Cup C1, một ca phẫu thuật thay mặt ở tít phương trời xa có thể hiển hiện, đan xen ngay “trong bữa cơm chiều nhân loại”.

Vậy là các thú vui đọc (tìm hiểu tri thức ghi trên giấy qua kênh thị giác) đang bị các thú vui khác lấn lướt và làm cho mất dần vai trò độc tôn của nó. Nếu ngày xưa trẻ em chỉ biết Lục Vân Tiên, Tây Du Ký hay Chiến tranh và hòa bình… qua sách vở thì bây giờ, phim truyện, phim hoạt hình, tranh ảnh đã làm thay việc đó. Trẻ em, mà chẳng cứ trẻ em, thanh thiếu niên mọi lứa tuổi cũng chúi đầu, chúi mũi vào xem truyện tranh, vào mạng lấy thông tin và nhất là ngồi lì trên máy chơi games. Các “Games thủ” mê mải với các trò chơi trực tuyến vô cùng hấp dẫn. Tật ghiền chơi games giờ đây như một bệnh dịch. Và hiếm thấy ai đó chong đèn đọc sách thâu đêm, chúi đầu vào việc “dùi mài kinh sử” với hết chồng sách này đến tập sách khác. Nếu có, những người như vậy dễ bị thiên hạ cho là “lạc hậu”, là “lập dị”, là “lũ mọt sách hâm đơ giữa thời hiện đại”.

Đọc: Một nghệ thuật, một khoa học

“Đọc cũng là một nghệ thuật”. Đó là câu nói của vị lãnh tụ nổi tiếng của giai cấp vô sản: V. I. Lênin. Điều khá lý thú là ngày sinh của một trong những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác này lại trùng đúng ngày Bill Gates tới Việt Nam (22 – 4). Hai con người, hai thời đại, hai tuyên ngôn, nhưng ý tưởng và quan niệm của họ về sự tiếp cận tri thức và lĩnh hội các giá trị mà tri thức đem lại là hoàn toàn giống nhau.

Chữ “nghệ thuật” của Lênin dùng trong châm ngôn trên có ý nghĩa gì? Nghệ thuật đọc ở đây chính là biết đọc sao cho hợp lý, khoa học và tích cực nhất (về thời gian, dung lượng và nội dung). Chả có ai trên thế gian này lại có đủ hơi đủ sức mà đọc cho hết tất cả, dù chỉ một số lượng sách trong một lĩnh vực hẹp. Theo thống kê từ Cục Xuất bản – Bộ Văn hóa – Thông tin, trong năm 2005, các nhà xuất bản ở nước ta đã công bố hơn 20 ngàn đầu sách với khoảng 250 triệu bản in. Con số đó chưa nhiều, nhưng là một kỉ lục so với 10 năm trước đây. Và trước một núi sách, một biển tri thức như vậy, ta sẽ đọc thế nào đây? Mỗi ngày một cuốn sách. 360 ngày, vị chi 360 cuốn. Ngay số lượng này thôi chắc gì chúng ta đã đọc nổi? Đó cũng chỉ là con số quá “khiêm tốn” so với 20 ngàn đầu sách một năm.

Muốn biết đọc trước hết phải ham đọc. Bởi đọc là một sở thích nhưng cũng là công việc đầy nặng nhọc. Nhiều người đọc để giải trí, một thú vui. Song, đọc không phải là một trò chơi nếu ta muốn phấn đấu thành tài. Chỉ khi chúng ta coi việc đọc như một say mê tự thân, ta mới dám vượt khó, mới ham đọc và mới hiểu hết những tri thức nằm trong sách vở. Có nhiều tri thức phải qua bao nhiêu “cửa” ta mới có cơ hội hiểu hết, “thẩm thấu” và biến thành tri thức của riêng mình. Đọc, xét cho cùng là một công việc gian nan, đầy lao lực, phải có kinh nghiệm và phải được trang bị một tri thức nền cần có. Vào các thư viện lớn ở Hà Nội hay các thành phố khác ở nước ta bây giờ (Thư viện Quốc gia VN, Thư viện Thông tin KHKT, Thông tin KHXH, Thư viện Hà Nội, Thư viện TP. Hồ Chí Minh… ) chúng ta cũng thấy có một số lượng người đọc không nhỏ. Nhưng thử làm một cuộc điều tra xã hội học nhỏ, ta cũng thấy số người đọc vì ham thích hoặc vì say mê khoa học không nhiều. Nhìn đi nhìn lại cũng chỉ một số gương mặt. Trong khi đó, số độc giả “đọc gạo” (đọc để thi, đọc để hoàn tất một chứng chỉ, đọc để làm xong một việc nhất thời nào đó rồi bỏ… ) lại chiếm số đông. Không tạo cho mình một thói quen máu thịt với việc đọc thì chẳng chóng thì chầy, ta cũng sẽ mải mê với những ham thích khác mà bỏ qua việc đọc. Có chăng, chỉ là một sự “đọc xổi” mà thôi.

Trong buổi giao lưu với sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội 23-4 vừa rồi, Bill Gates đã khuyên các bạn sinh viên là “phải biết đầu tư thực sự cho học vấn của mình. Phải biết học để bắt kịp thời đại”. Chính ông nói rằng hồi còn nhỏ, bố mẹ ông đã không tiếc tiền mua sách và ông đã say sưa đọc quên ăn, quên ngủ (điều mà ngay cả học trò Mỹ cùng lứa Bill cũng ngạc nhiên). Bí quyết mà ông tiết lộ là phải có óc tò mò, ham tìm tòi, học hỏi. Chính nhà bác học A. Einstein cũng từng khuyên lớp trẻ là “ …phải biết ngạc nhiên từ những điều mà tưởng chừng không đáng ngạc nhiên”. Muốn vậy, ta phải bình tĩnh tìm trong sách vở. Chỉ có sách vở và những câu chữ nằm trên giấy mới giúp chúng ta thu nhận kiến thức hệ thống nhất, sâu sắc nhất để từ đó, chúng ta nâng cao trí tưởng tượng của mình. Chính óc tưởng tượng sẽ chắp cánh cho chúng ta có cơ hội bay cao, bay xa.

Văn hóa đọc đã xuống cấp tới mức báo động chưa? Có thể chưa đến “đèn đỏ” đâu, nhưng “đèn vàng” đã cảnh báo một nguy cơ có thể đến. Đó là việc chểnh mảng và thiếu nhiệt huyết trong việc đọc. Thanh niên ta bắt đầu lười đọc và đọc thiếu nghiêm túc. Ngày 23-4 vừa rồi cũng là ngày mà UNESCO chọn là Ngày đọc sách thế giới. Hãy tự tìm và trau dồi cho mình thói quen đọc đi bạn. Vào mạng đọc “ảo” và ngồi bàn đọc sách đều tốt cả. Thời đại thông tin dạy chúng ta phải biết tận dụng cơ hội và nắm bắt thời cơ. Vậy công nghệ hiện đại giúp chúng ta nối dài cánh tay mình. Chúng sẽ hỗ trợ cho nhau nếu chúng ta biết kết hợp hài hòa nhu cầu đọc đang có trong cuộc sống. Cái gì cũng cần có chừng mực bạn ơi. Thái quá như bất cập mà!

TS. Phạm Văn Tình

CHIẾN THẮNG TRÒ CHƠI CUỘC SỐNG

Được chính tác giả Adam Khoo công nhận là quyển sách hay nhất mình từng viết, quyển sách này sẽ giúp bạn nhận thức cuộc sống này như một trò chơi thú vị. Nắm chắc bí kíp trong quyển sách, bạn có thể trở thành người chiến thắng trong trò chơi cuộc sống – trở nên xuất sắc trong công việc, tận hưởng những mối quan hệ tốt đẹp, dư dả về tài chính và hạnh phúc dài lâu. Sống bao lâu không quan trọng bằng sống bao sâu, đây chính là quyển sách giúp bạn sống một cuộc đời sâu sắc hơn.

MUA SÁCH

]]>
https://books.evol.vn/doc-va-van-hoa-doc-truoc-nguong-cua-thong-tin/feed/ 0
Tản mạn về chuyện đọc https://books.evol.vn/tan-man-ve-chuyen-doc/ https://books.evol.vn/tan-man-ve-chuyen-doc/#respond Tue, 09 Oct 2012 17:44:30 +0000 http://tgm.vn/?p=4264 Tản mạn về chuyện đọcCâu hỏi mà chúng tôi, những người làm nghề dạy học, thường nghe là sách nào cần đọc; mượn ở đâu hoặc giá cả như thế nào? Tuyệt nhiên không có bất kỳ sinh viên nào hỏi thầy cô cách thức đọc cuốn sách đó. Hình như việc đọc là chuyện đương nhiên của những người biết chữ. Nhưng nếu như biết chữ rồi mà không biết đọc thì học chữ để làm gì?

Thực ra, chỉ nói riêng chuyện “vui chơi”, ngay cả Nguyễn Du cũng phải lắc đầu vì nó “lắm công phu”. Vậy thì sự học dĩ nhiên phải khó gấp vạn lần.

Từ khi biết đọc, bàn tay tôi đã tập cách để giở khá nhiều trang sách. Nhưng để giở đúng và hiểu đủ là việc không dễ dàng.

Có những cuốn sách làm ta thất vọng, nặng trĩu cảm giác hao hụt mà không hề có một chút thỏa mãn nào. Ngược lại, có rất nhiều cuốn cho ta hạnh phúc dù phải thao thức suốt đêm vì nó. Vậy thì vì sao con người lại lãng phí nhiều thời gian đến thế cho những điều vô bổ?

Câu trả lời chỉ đến sau khi đi hết cuộc đời. Có lẽ bởi vậy nên tôi mạo muội viết ra đây những lời tâm huyết với mong muốn duy nhất là những người đến sau không phải đi qua những khúc quanh không đáng có. Tất nhiên sẽ có rất nhiều điều tôi viết không còn là những chuyện mới.

1. Công việc đầu tiên nhất định phải biết là việc chọn sách. Chúng ta không thể đọc tất cả những điều cần biết, nhưng có thể có đủ thời gian để đọc những điều cần thiết.

Sự mênh mông và đa dạng của tri thức nhân loại là người dẫn đường tồi cho những người ham hiểu biết. Hãy nhớ rằng phải ưu tiên cho những cuốn sách mà thầy giáo buộc phải đọc. Chưa hẳn thầy giáo đã đúng nhưng kinh nghiệm của thầy là cơ sở đáng để tin cậy.

Còn những người đã rời ghế nhà trường rồi thì sao? Hãy đọc những gì mình thích. Một nguyên lý của muôn đời là chúng ta không chỉ thích những gì mình thiếu.

2. Những cuốn sách hay hoặc một bài báo hay trước hết phải có một cái tên hay. Tôi ít thấy điều ngược lại. Những tên sách như Cuốn theo chiều gió, Đứng trước biển tự nó đã thông báo nhiều vấn đề dù chúng ta chưa đọc.

Trong báo chí cũng vậy. Những cái tít tương tự như Mua danh ba vạn bán danh… ba hào, Ông Mê Man cuốn hút người đọc nhiều gấp bội lượng con chữ mà bài báo đem đến.

Phần lớn các tên sách hoặc tên một bài báo đã là điểm trọng tâm – điều cơ bản mà người viết muốn chuyển tải đến người đọc.

3. Nguyên tắc đầu tiên của việc đọc là nhất thiết phải gắn liền với việc ghi chép. Nằm dài trên giường để đọc một cuốn sách hay là một trong những điều thú vị tuyệt vời. Nhất là khi ngoài trời có tí tách hạt mưa, có một nỗi niềm cần phải quên.

Tuy nhiên đó là cách tốt nhất để làm cho việc đọc trở thành sự lãng phí tuyệt vời. Cảm giác thích rồi… quên. Thói quen ghi chép buộc chúng ta, từ vô thức, có trách nhiệm với điều mình đọc. Nói cách khác, buộc tư duy không thể lười biếng.

Hơn nữa, việc ghi chép sẽ làm cho quá trình mã hóa tri thức để chuyển vào bộ nhớ trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Việc thường xuyên ghi chép còn tạo nên lợi thế không gì so sánh nổi: luyện tập khả năng hệ thống hóa và phân loại tư liệu.

Việc ghi chép còn có ý nghĩa rất lớn trong tương lai – những mảnh rời rạc của tri thức luôn luôn rất có thể cần thiết cho một ý tưởng mới mà sự mù mờ của hiểu biết chưa thể xác định được. Câu hỏi đặt ra là ghi như thế nào? Điều cần ghi nằm trong những tiêu chuẩn sau:

– Đó là những điều tạo nên sự hứng thú mà ta chưa gặp bao giờ.

– Kiến thức đó có vấn đề (hoặc nhiều vấn đề) liên hệ đến chuyên môn mà chúng ta quan tâm.

– Một ý tưởng khác lạ – thậm chí sai trầm trọng so với các quan niệm truyền thống. Cần nhớ là trong khoa học, một nhận xét càng gai góc bao nhiêu thì càng đáng để ghi chép bấy nhiêu.

– Một chân lý hiển nhiên (châm ngôn, cách ngôn…)

– Một nguyên tắc của lý thuyết nào đó.

4. Sau khi đọc xong một chương, một phần hay cả cuốn sách cần phải hệ thống sơ bộ kiến thức thu nhận được. Từ đó cho phép người đọc hiểu rõ những luận điểm cơ bản nhất. F. Anghen luôn nhấn mạnh rằng “Khoa học bắt đầu từ việc so sánh”.

5. Nếu có thể, hãy trao đổi ngay vấn đề mình vừa đọc với người khác. Thật là tuyệt vời khi người ấy đã hoặc đang đọc cuốn sách, bài báo ấy.

Còn ngược lại thì hãy tìm một đồng nghiệp, bạn học để trao đổi. Kinh nghiệm cho thấy chúng ta sẽ khó có khả năng quên điều đã trải qua, thử thách thật sự là tính nghiêm túc của tranh cãi.

6. Đến đây sẽ có câu hỏi đặt ra: khi gặp phải một cuốn sách ta nghĩ là cần thiết nhưng khó đọc vì khó hiểu thì làm thế nào? Một câu hỏi nan giải.

Những tác phẩm loại này thường là sách triết học hoặc chính trị. Trước hết phải tập cách để “bóc” lớp vỏ ngôn từ – mà các triết gia và các nhà chính trị thì ngày càng viết và nói một cách đầy khó hiểu. Chẳng hạn, để mỉa mai việc Pháp quên quá nhanh công lao Mỹ giải phóng nước Pháp, viện trợ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Tổng thống Mỹ G. Bush nói rằng “Người Pháp có thói quen chỉ thích nghĩ đến hiện tại”!

Bước thứ hai là sau mỗi chương, nhất thiết phải tóm tắt nội dung mà mình lĩnh hội. Đấy là cách hiểu ngắn để từ đó chúng ta đạt đến khả năng hiểu nhiều.

7. Cho đến “công đoạn” này, quá trình tri thức hóa của chúng ta vẫn chỉ giới hạn ở mức độ “bắt chước” (immitation). Cái đọc được chỉ thành cái có được khi ta biết cách “tiêu hóa” nó (Indigennization). Từ indigennization có tài liệu dịch là “bản địa hóa”; nhưng theo tôi, diễn đạt như thế là kém chính xác.

Cách dịch một đoạn văn, cũng như cách hiểu đối với một cuốn sách, đôi khi giống với cách hiểu về phụ nữ: chung thuỷ thì thường là ít đẹp; ngược lại, những người đàn bà đẹp thường là không chung thủy – hơn 100 năm trước, một người Pháp đã nói như thế.

Việc “tiêu hóa” tri thức sẽ chấm dứt khi mỗi người bước sang giai đoạn 3: sáng tạo (innovation). Chắc chắn sẽ có người hỏi: “Làm sao có thể sáng tạo được?” Xin trả lời rằng chỉ trừ một số kẻ ngu dốt bẩm sinh còn thì bất kể ai, bất kể trình độ nào cũng có thể tìm ra một cái gì đó mới mẻ. Hãy tự tin và đừng cúi đầu trước bất kỳ tượng đài nào.

8. Để cho việc đọc không bị gián đoạn, cần phải có kế hoạch cụ thể. Chẳng hạn, hãy đọc thật tập trung trong một giờ – vừa đọc vừa ghi chép, 30 hay 40 trang sách sau đó buộc mình trong một buổi phải đọc 120 trang hoặc 150. Chưa xong chưa rời khỏi bàn.

Đây là cách mà nhờ nó, suốt bốn năm rưỡi thử thách độ chai bền của những chiếc ghế, tôi đã đọc được khá nhiều những cuốn sách khó…

9. Đừng nên đọc mãi một loại sách. Đây là cách nghỉ ngơi bằng công việc. Tất nhiên cách này sẽ làm gián đoạn quá trình tư duy nhưng cần thiết.

10. Lớp trẻ ngày nay khó đọc hơn. Đây là một tất yếu vì chúng ta đang sống trong thời đại của máy tính, truyền hình. Nhưng chắc chắn là không có một phương tiện nghe nhìn nào có thể thay thế việc đọc.

Người Nga hoàn toàn có quyền tự hào họ là dân tộc đọc nhiều nhất trên thế giới: chỉ riêng thành phố Mátxcơva đã có đến 1.500 thư viện. Rõ ràng tri thức và tình yêu là hai điều không thể mua được, nhưng mỗi chúng ta phải liên tục trả giá cho nó, từng ngày. Sự hiểu biết – văn hóa là “công việc” di truyền khó khăn nhất của con người.

Hãy tập cách giữ gìn mỗi cuốn sách mà ta có và, hơn nữa nhất thiết phải cố để hiểu cho bằng được cách thức sử dụng chúng một cách tốt nhất. Sách không phải để trưng bày, càng không phải sinh ra cho bụi bặm của thời gian và mạng nhện của cuộc đời giăng kín.

Muốn thế, phải rèn cho được thói quen đọc mỗi ngày. Tôi biết chắc những người ngày nào cũng đọc hầu hết đều là những người có thể đứng ngang hàng với sự hiểu biết.

Dù nhiều năm đã trôi qua, nhưng bao giờ tôi cũng có cảm giác khó tả khi đọc câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du: “Cảo thơm lần giở trước đèn…” Một người như Nguyễn mà phải lần để giở những trang sách hay đủ chứng tỏ việc đọc sách khó đến mức nào!

Hà Văn Thịnh – Báo Quốc tế

CHIẾN THẮNG TRÒ CHƠI CUỘC SỐNG

Được chính tác giả Adam Khoo công nhận là quyển sách hay nhất mình từng viết, quyển sách này sẽ giúp bạn nhận thức cuộc sống này như một trò chơi thú vị. Nắm chắc bí kíp trong quyển sách, bạn có thể trở thành người chiến thắng trong trò chơi cuộc sống – trở nên xuất sắc trong công việc, tận hưởng những mối quan hệ tốt đẹp, dư dả về tài chính và hạnh phúc dài lâu. Sống bao lâu không quan trọng bằng sống bao sâu, đây chính là quyển sách giúp bạn sống một cuộc đời sâu sắc hơn.

MUA SÁCH

]]>
https://books.evol.vn/tan-man-ve-chuyen-doc/feed/ 0
Văn hoá đọc và phát triển văn hoá đọc ở Việt Nam https://books.evol.vn/van-hoa-doc-va-phat-trien-van-hoa-doc-o-viet-nam/ https://books.evol.vn/van-hoa-doc-va-phat-trien-van-hoa-doc-o-viet-nam/#respond Tue, 09 Oct 2012 17:42:31 +0000 http://tgm.vn/?p=4262 Văn hoá đọc và phát triển văn hoá đọc ở Việt NamPhần dẫn luận:

Văn hoá đọc là một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước. Như vậy, văn hoá đọc ở nghĩa rộng là sự hợp thành của ba yếu tố, hay chính xác hơn là ba lớp như ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau. Còn ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Ba thành phần này cũng là ba lớp, ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau.

 Muốn phát triển nền văn hoá đọc phải phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mục đọc lành mạnh của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước, của cộng đồng xã hội và của mỗi cá nhân trong xã hội. Nhưng trọng tâm và là mục đích cuối cùng của phát triển văn hoá đọc chính là phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi thành viên trong xã hội. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi cá nhân trong xã hội là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh của họ. Đó chính là nền tảng của một xã hội học tập, của việc học suốt đời, một yêu cầu cũng là một thách thức của xã hội hiện đại.

Để hiểu sâu hơn về văn hoá đọc, chúng ta sẽ đi sâu vào từng nghĩa rộng và hẹp của khái niệm. Văn hoá đọc ở nghĩa rộng là ứng xử, giá trị và chuẩn mục đọc của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước, ứng xử đọc của cộng đồng xã hội và ứng xử đọc của mỗi cá nhân trong xã hội.

Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước là chính sách, đường lối và ứng xử hàng ngày nhằm phát triển nền văn hoá đọc. Các hoạt động này đều nhằm tạo ra hành lang pháp lý phát triển tài liệu đọc có giá trị và lành mạnh cho mọi người đọc khác nhau và sự thuận tiện của tài liệu đọc đến với người đọc (thông qua các loại cửa hàng sách và các loại hình thư viện, phòng đọc sách). Nghĩa là người đọc, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt nơi cư trú đều dễ dàng tiếp cận đến những tài liệu đọc giá trị họ mong muốn, để họ có cơ hội cải thiện chính cuộc sống của họ.

Đó là chính sách, đường lối phát triển nền công nghiệp sách (từ người viết, người làm sách tới quá trình hình thành sách đến tay người đọc) có chất lượng cao, giá cả hợp lý, hợp với túi tiền của mọi người dân và phân phối rộng khắp trên toàn quốc, với các hình thức, biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn đọc phong phú, đa dạng và hiện đại

Ứng xử, giá trị và chuẩn mục đọc của cộng đồng xã hội là sự phát triển của các hội nghề nghiệp liên quan tới đọc như: Hội tác gia, Hội nhà báo, Hội xuất bản, Hội thư viện… Tất nhiên các hội này phải hoạt động với mục đích chính là phát triển nghề nghiệp. Ứng xử đọc của cộng đồng xã hội còn phải kể tới truyền thống văn hoá của xã hội hay nói chính xác hơn là truyền thống văn hoá tôn vinh người viết sách, người đọc sách và người truyền thụ kiến thức (kể cả giáo dục kỹ năng đọc và hướng dẫn đọc). Ở đây không thể không kể tới những hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức văn hoá xã hội khác nhằm phát triển văn hoá đọc như: hoạt động của Hội phụ nữ, Hội thanh niên… tổ chức thi đọc sách, thi tìm hiểu một vấn đề nào đó thông qua tìm hiểu sách báo.

Ứng xử, giá trị và chuẩn mục đọc của mỗi cá nhân trong xã hội là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc của mỗi người. Trước hết cần tạo ra và phát triển thói quen đọc suốt cuộc đời cho mỗi người. Xây dựng thói quen đọc phải được bắt đầu từ tuổi ấu thơ, ở nhiều nước người ta bắt đầu thực hiện từ tuổi trước khi đến trường, do các bậc cha mẹ thực hiện. Còn trong suốt cuộc đời đi học và sau khi ra đời là quá trình học tập và rèn luyện các kỹ năng đọc. Trong suốt quá trình học tập, mỗi cá nhân phát hiện ra sở thích đọc của chính họ để phát huy sở trường và hạn chế những sở đoản.

Thói quen và kỹ năng đọc mang tính chất đồng loạt, còn sở thích đọc lại phụ thuộc hoàn toàn vào từng cá nhân cụ thể (trình độ giáo dục và thiên tư cá nhân), ví dụ: có người thích đọc thơ, có người thích đọc tiểu thuyết, có người thích đọc sách nghiên cứu, có người thích đọc sách phổ biên khoa học kỹ thuật, văn hoá nghệ thuật … Yếu tố này tạo ra sự đa dạng, phong phú, giàu mầu sắc cho nền văn hoá đọc trong xã hội.

Nếu xét văn hoá đọc của từng cá nhân phải đảm bảo có đủ cả ba yếu tố trên. Nếu một người có thói quen đọc, nhưng thiếu kỹ năng đọc, hiệu quả đọc không cao, thậm chí không có hiệu quả, chỉ mất thời gian vô ích. Nếu nắm vững kỹ năng đọc, nhưng không tạo được thói quen đọc, cũng chẳng thu lượm được kiến thức là bao, thiếu những kiến thức cần thiết cho cuộc sống của chính họ.

Nhưng đôi khi người ta nói văn hoá đọc của mỗi cá nhân đồng nghĩa là kỹ năng đọc của họ. Điều đó nói lên tầm quan trọng của kỹ năng đọc của mỗi cá nhân. Và chính khái niệm này cũng là một khái niệm đang phát triển và có nội dung hết sức phong phú.

Kỹ năng đọc là sự thể hiện tổ hợp những thao tác tư duy được xác lập thành thói quen ứng xử đọc. Các thao tác tư duy đó là:

  1. Lựa chọn có ý thức đề tài hoặc những vấn đề cần đọc cho bản thân, biết vận dụng thành thạo các cách đọc khác nhau đối với từng loại tài liệu đọc (tài liệu nghiên cứu, tài liệu phổ thông, tài liệu giải trí…).
  2. Biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân, trước hết trong các thư mục và mục lục thư viện, các nguồn tra cứu như: bách khoa thư, từ điển giải nghĩa, các loại sổ tay, cẩm nang… và biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân trong môi trường số (trong các cơ sở dữ liệu, trên Internet).
  3. Thể hiện được tính hệ thống, tính liên tục trong quá trình lựa chọn tài liệu đọc (đọc từ trình độ thấp lên trình độ cao, từ các vấn đề đơn giản tới phức tạp).
  4. Biết cách tiếp nhận tối đa và sâu sắc nội dung tài liệu đọc, kể cả vệ sinh khi đọc tài liệu như cách ngồi, khoảng cách giữa mắt và tài liệu đọc,v…v…
  5. Biết vận dụng các biện pháp kỹ thuật để củng cố và đào sâu những nội dung đã đọc như ghi chép, lập hộp phiếu thư mục, soạn tóm tắt, viết chú giải, trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp…
  6. Biết vận dụng vào thực tiễn những nội dung đã đọc.

      Mục đích cuối cùng của kỹ năng đọc là đọc có hiệu quả cao nhất, nắm chắc nội dung  cốt lõi và biết vận dung những điều đã đọc được vào cuộc sống của chính người đọc. Ngày nay người ta đặc biệt lưu tâm tới yếu tố thứ 6: biết vận dụng những nội dung đã đọc vào cuộc sống của mỗi người đọc để có thể cải thiện được chính cuộc sống của họ. Không phải vô cớ mà hàng năm UNESCO trao giải thưởng xoá mù chữ cho những cá nhân, tập thể không chỉ biết đọc biết viết đơn thuần, mà phải biết vận dụng những điều đọc được vào cuộc sống của chính họ, cải thiện được cuộc sống nghèo khổ của người mù chữ.

Ngày nay người ta phân biệt tất cả các tri thức nhân loại tích luỹ được thành hai loại tri thức là tri thức nội dung (content knowledge) và tri thức chức năng (function knowledge), đôi khi người ta còn gọi là siêu tri thức (metaknowledge). Tri thức nội dung được hiểu như  khái niệm A là gì hoặc vấn đề B là gì. Còn tri thức chức năng là cách thức đi tìm khái niệm A, vấn đề B từ dễ đến khó ở đâu? trong loại sách nào? hoặc ở nhà khoa học nào?

Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, của tri thức nhân loại, không ai có thể nắm được hết các loại khái niệm, các loại vấn đề, cho nên người ta rất coi trọng loại tri thức chức năng, loại tri thức tìm các khái niệm, vấn đề ở đâu, trong loại sách nào, ở nhà khoa học nào là quan trọng, quan trọng hơn tri thức nội dung. Nắm được tri thức chức năng là một phẩm chất của kỹ năng đọc. Xác định hướng tìm tài liệu cần đọc cho bản thân là một nội dung của kỹ năng đọc. Giáo dục tri thức chức năng là cực kỳ quan trọng. Ai cũng nắm được tri thức chức năng là họ có khả năng đi tới biết mọi tri thức nội dung khi cần thiết. Chính vì vậy có người đã gọi đó là siêu tri thức.

Như vậy, ở nghĩa rộng văn hoá đọc, hay nói nền văn hoá đọc của mỗi quốc gia phải bao gồm đầy đủ ba thành phần: ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các quan chức và cơ quan nhà nước; ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng xã hội và ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi thành viên trong xã hội. Ở các quốc gia phát triển có nền văn hoá đọc cao họ đều phát triển khá đồng đều và hài hoà ba thành phần này.

Nếu ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các quan chức và cơ quan nhà nước là lành mạnh, có nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi, môi trường thân thiện cho mọi người dân dễ dàng tiếp cận với sách báo (tài liệu đọc) có chất lượng cao, nhưng thiếu ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của cộng đồng xã hội, của mọi người dân, cũng không thể tạo ra được một nền văn hoá đọc phát triển. Ngược lại ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng xã hội và ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mọi thành viên trong xã hội là lành mạnh, nhưng ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các quan chức và cơ quan nhà nước không lành mạnh, cũng không thể có một nền văn hoá đọc phát triển. Thậm chí còn có nguy cơ làm suy thoái ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của các thành viên trong xã hội và cộng đồng xã hội.

Mục đích cuối cùng của phát triển văn hoá đọc là phát triển thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc cho mọi thành viên trong xã hội, nhưng yếu tố quan trong và quyết định đi được đến đích cuối cùng đó chính là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của các quan chức và cơ quan quản lý nhà nước. Yếu tố tạo ra môi truờng thuận lợi cho mọi người dân tiếp cận tài liệu đọc chất lượng cao, môi trường tôn vinh người viết sách, người đọc sách và người truyền thụ kiến thức (kể cả hướng dẫn và giáo dục mọi người dân có ứng xử đọc lành mạnh), tôn vinh các bậc cha mẹ đọc cho con cái nghe, chủ động giáo dục kỹ năng đọc cho mọi người dân là yếu tố quyết định thành bại của quá trình phát triển nền văn hoá đọc của mỗi quốc gia.

Những mặt tích cực của việc phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam:

Ở nước ta trong mấy chục năm qua, văn hoá đọc đã có những bước phát triển vượt bậc. Điều đó thể hiện ở những con số sau đây: trước năm 1975, cả hai miền Bắc và Nam xuất bản hàng năm được khoảng chưa đầy 4.000 tên sách, ngày nay hàng năm xuất bản khoảng  xấp xỉ 25.000 tên sách, tăng gấp 6 lần, gần đây tốc độ gia tăng hàng năm khoảng 10%. Cả nước hiện nay đang xuất bản khoảng gần 400 tên báo, tạp chí, nhiều báo có số lượng xuất bản mỗi số lên tới 500.000 bản.

Hoặc trước năm 1975, hệ thống thư viện công cộng mới chỉ được phát triển rộng khắp trên các tỉnh miền Bắc và vươn tới gần hết các huyện. Còn ở miền Nam, hệ thống thư viện công cộng hầu như chưa được phát triển, thư viện công cộng mới chỉ có ở một số thành phố lớn như Sài Gòn, Cần Thơ, Đà Nẵng, Huế, Đà Lạt…
Ngày nay hệ thống thư viện công cộng đã phát triển từ tỉnh tới huyện và đang vươn tới nhiều xã trên toàn quốc, khắp từ Bắc tới Nam, bao gồm 64 thư viện tỉnh, 587 thư viện huyện và khoảng 10.000 thư viện và tủ sách cơ sở ở xã. Trong loại thư viện phục vụ công chúng rộng rãi còn phải kể tới 10.000 tủ sách pháp luật xã và cũng khoảng trên 10.000 điểm bưu điện văn hoá xã. Tại các vùng nông thôn Việt Nam đã có khoảng 3 vạn điểm đọc sách báo cho người dân. Qui mô của các thư viện tỉnh và huyện ngày càng được mở rộng về số lượng bản sách, nhân viên phục vụ, trụ sở thư viện và kinh phí hoạt động… Các thư viện tỉnh đang trong giai đoạn tự động hoá, chuyển đổi từ thư viện truyền thống sang thư viện điện tử/thư viện số. Các bước phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng đã tạo cho hệ thống thư viện công cộng có sự gần gũi, thân thiện với mọi người dân trên khắp mọi miền đất nước…
Ở đây chúng tôi chưa kể tới các hệ thống thư viện khác như: thư viện trường phổ thông, thư viện trường đại học, thư viện khoa học kỹ thuật, thư viện quân đội… có mặt tại hầu khắp các cơ quan chủ quản.
Trong nhiều năm gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã cho thấy sự xuất hiện hay đúng hơn là sự phát triển của các thư viện tư nhân, thư viện gia đình với những bộ sưu tập rất có giá trị và phong phú, không chỉ có ở các thành phố mà còn được phát triển ở các vùng nông thôn.
Trong hơn mười năm qua đã xuất hiện trong đời sống xã hội chúng ta những điểm bưu điện văn hoá xã, những điểm đọc báo tạp chí mới trên nhiều vùng nông thôn rộng lớn. Tuy nhiên tài liệu đọc còn nghèo nàn, phục vụ đọc chưa chuyên nghiệp.
Và không thể không kể tới sự xuất hiện của Internet trong đời sống xã hội chúng ta trong mười năm qua, đã tạo ra một phương thức đọc hiện đại, với một lượng thông tin, tri thức khổng lồ. Tốc độ phát triển thuê bao trường truyền Internet và tỷ lệ dân chúng sử dụng Internet của chúng ta đạt một tỷ lệ cao so với khu vực châu Á.

Trên đây chúng tôi chưa kể tới các loại của hàng sách đã phát triển rất nhanh trong mấy năm qua, đặc biệt ở các thành phố lớn. Nhiều nhà sách với chuỗi cửa hàng bán sách ra đời, các cửa hàng bán sách theo chuyên đề cũng mọc lên rất nhiều, các siêu thị sách… Cho đến nay chúng ta đã có 12.000 cửa hàng sách và nhà sách tư nhân.

Trong nhiều năm trở lại đây xuất hiện một loạt tạp chí với mục đích giới thiệu, hướng dẫn đọc như: Tạp chí Xuất bản Việt Nam, Người đọc sách, Sách và Đời sống của cơ quan quản lý nhà nước, của hội nghề nghiệp và của nhà xuất bản lớn cho công chúng rộng rãi.  Đồng thời trên các phương tiện truyền thông đại chúng như vô tuyến truyền hình, đài truyền thanh, các báo hàng ngày, báo tuần, tạp chí cũng có giới thiệu, hướng dẫn đọc thường xuyên hơn trước đây. Các Hội chợ sách trong nước và quốc tế, phố sách cũng đã được tổ chức ở các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… đã tạo cho công chúng được tiếp cận thường xuyên và dễ dàng hơn với sách mới xuất bản.

Hệ thống thư viện công cộng, nhất là các thư viện tỉnh đã tổ chức thường xuyên các cuộc thi kể chuyện sách thiếu nhi trong các dịp hè nhằm xây dựng và phát triển thói quen đọc sách và phần nào giáo dục kỹ năng đọc sách cho thiếu nhi…

Hạn chế của việc phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam:

Bên cạnh những mặt tích cực, chúng ta cũng phải thừa nhận nền văn hoá đọc của Việt Nam còn có những mặt hạn chế nhất định như chưa: hình thành được một chiến lược phát triển văn hoá đọc và các kế hoạch phát triển văn hoá đọc trên bình diện quốc gia, nhằm liên kết, phối hợp các thành phần, các lực lượng của văn hoá đọc, mặc dù mục tiêu đã được Đảng, Chính phủ vạch ra rất rõ ràng là xây dựng một xã hội học tập, một xã hội ham đọc.

Sự phân bố tài liệu đọc giữa thành thị và nông thôn mất cân đối: hệ thống thư viện công cộng mới phủ kín tỉnh và huyện, còn vùng nông thôn rộng lớn là xã, thôn mới chỉ phát triển rất ít và nghèo nàn về nội dung; sách và báo-tạp chí xuất bản được tiêu thụ chủ yếu mới chỉ ở các thành phố lớn, tỉnh lỵ và huyện lỵ. Công tác xuất bản có xu hướng cho ra đời các bộ sách dày trên nhiều lĩnh vực, thực chất chỉ nhằm vào những người đọc có thu nhập cao trong xã hội… Tuy số lượng sách hàng năm đã đạt khoảng 26.000 tên, nhưng có tới 80% là sách giáo khoa giáo trình.

Chúng ta cũng chưa có một tổ chức nào, một hoạt động xã hội nào xây dựng thói quen đọc có hệ thống, hầu như chưa tiến hành giáo dục kỹ năng đọc có hệ thống từ bậc tiểu học lên đến bậc đại học. Hoặc số lượng tên sách được xuất bản hàng năm đã có bước phát triển vượt bậc, nhưng chất lượng sách không được phát triển phù hợp, có hiện tượng chạy theo lợi nhuận, thiếu định hướng rõ rệt trên hai bình diện nâng cao và phổ cập kiến thức, cho nên hiệu quả chưa cao và giá sách còn cao so với thu nhập trung bình của người dân. Chúng ta chưa hình thành được các chương trình khuyến đọc trên phạm vi quốc gia như tổ chức tháng đọc quốc gia, tổ chức định kỳ các hội chợ sách trên qui mô quốc gia cũng như trên phạm vi khu vực hoặc tỉnh…
Công tác tuyên truyền hướng dẫn đọc chưa được thực hiện thường xuyên liên tục và có định hướng. Ngay ở những cơ quan có chức năng hướng dẫn dân chúng đọc như hệ thống thư viện công cộng, cơ quan phát hành sách, phương tiện truyền thông đại chúng… cũng được thực hiện chưa thường xuyên, chưa hấp dẫn và đa dạng… Các tạp chí giới thiệu, hướng dẫn đọc tuy xuất bản nhiều nhưng chưa đến được công chúng rộng rãi. Các hội chợ sách chưa được tổ chức định kỳ thường xuyên và cũng mới chỉ được tổ chức ở các thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh…
Trong khi đó nền kinh tế của chúng ta đang phát triển với tốc độ khá cao làm cho thời gian nhàn rỗi của người dân dành cho đọc đang có nguy cơ bị các phương tiện nghe nhìn, du lịch… lấn lướt co hẹp lại, làm suy thoái thói quen đọc của công chúng. Chúng ta chưa có những cuộc điều tra xã hội học cơ bản trên qui mô lớn để xác định tình trạng này ở mức độ nào, có đúng như vậy không và tìm biện pháp khắc phục, xây dựng một xã hội ham đọc. Đó phải là những giải pháp liên ngành, hợp lực của các ngành các giới trong xã hội… Ở các nước trong khu vực như Malaixia họ đã tiến hành nghiên cứu đọc trên qui mô quốc gia thường xuyên trên 20 năm nay.

Giải pháp khắc phục:

Từ những nhận định khái quát và sơ lược như trên và để thực hiện chủ trương xây dựng một xã hội học tập (xã hội đọc), chúng tôi xin có một số ý kiến như sau nhằm phát triển nền văn hoá đọc Việt Nam:

1. Thành lập một Uỷ ban Quốc gia phát triển văn hoá đọc Việt Nam. Uỷ ban bao gồm đại diện các cơ quan quản lý nhà nước liên quan tới đọc, các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực liên quan tới đọc, đại diện các tổ chức xã hội: như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Hội khoa học kỹ thuật, Hội nông dân Việt Nam …)… Uỷ ban trực thuộc Chính phủ, do một Phó Thủ tướng phụ trách.

Uỷ ban có nhiệm vụ soạn thảo chiến lược phát triển toàn diện và cơ bản nền văn hoá đọc Việt Nam, xây dựng các kế hoạch dài hạn phát triển văn hoá đọc và tổ chức, đôn đốc, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, hội… liên quan tới đọc theo chiến lược và kế hoạch đã được nhà nước thông qua…
Uỷ ban cũng có nhiệm vụ tư vấn, tham mưu cho các cơ quan nhà nước cao nhất khi đưa ra các văn bản pháp luật liên quan tới phát triển văn hoá đọc.
 2. Tổ chức tháng đọc quốc gia vào tháng 8 hàng năm (thời gian này học sinh, sinh viên đang được nghỉ hè). Mục đích nhằm xây dựng thói quen đọc sách trong dân chúng, nhất là trong tầng lớp thanh thiếu niên – tương lai của đất nước và tôn vinh những người viết sách, những người đọc sách và cha mẹ đọc cho con cái nghe.
Đi kèm theo tháng đọc sách là tổ chức các Hội chợ sách không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà tổ chức trên 64 tỉnh trong cả nước, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận với sách mới.

Tổ chức tuyên truyền giới thiệu, hướng dẫn đọc trên các phương tiện truyền thông đại chúng như vô tuyến truyền hình, truyền thanh, báo chí (kể cả các tạp chí chuyên giới thiệu, hướng dẫn đọc) được thường xuyên, định kỳ, có hệ thống và nhằm vào từng người đọc xác định, áp dụng các hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn, các phương tiện nghe nhìn hiện đại.

Tổ chức các cuộc thi đọc sách trên qui mô quốc gia gắn liền với hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân…

Có chính sách ưu đãi để phổ cập Internet (với tư cách một kho tri thức khổng lồ của thế giới) trong dân chúng.

3. Xây dựng một chương trình giáo dục kỹ năng đọc trong môi trường truyền thống và môi trường điện tử để giảng dạy không chỉ ở các trường đại học mà còn tổ chức giảng dạy cho trẻ em ngay khi cắp sách tới trường cho tới bậc đại học. Tinh thần chủ đạo là đọc có phê phán và sáng tạo.

4. Xây dựng một đội ngũ những nhà viết sách có chất lượng cao trên hai loại sách: sách nghiên cứu và sách phổ cập thuộc mọi lãnh vực khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội, kinh tế, tôn giáo…, nhưng trước hết ưu tiên phát triển các lãnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội đặc thù Việt Nam nhằm phát triển tri thức Việt Nam và nâng cao dân trí ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và quốc tế. Đồng thời có chế độ ưu đãi đối với họ nhằm có được những cuốn sách có chất lượng cao và được xuất bản với giá cả hợp với túi tiền của công chúng.

Chọn lọc có hệ thống các tác phẩm tiêu biểu về các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội, kinh tế, y học của thế giới để dịch sang Việt ngữ.

5. Xây dựng một đội ngũ các nhà viết sách cho thanh thiếu niên có chất lượng cao. Đồng thời có chế độ ưu đãi đối với họ để có được những những cuốn sách thanh thiêu niên được xuất bản đẹp và giá rẻ.

Nhà nước cần có chính sách trợ giá cho các loại sách viết cho thanh thiếu niên, đặc biệt là những thiếu niên nghèo, thiếu niên sống ở vùng sâu vùng xa. Khuyến khích (có hình thức khen thưởng, tôn vinh) cha mẹ đọc cho con cái nghe (đặc biệt là các truyện cổ tích hay nhất của Việt Nam và thế giới) thường xuyên tại gia đình, đặc biệt là các trẻ em ở độ tuổi trước khi đến trường và mới tới trường. Vì đọc là nền tảng của phát triển, phát triển cá nhân và phát triển cộng đồng. Đọc cũng là sự sống còn của nền văn minh. Nhưng tiếc rằng cho đến nay chưa có nhà nghiên cứu khoa học nào chứng minh được tính ham đọc có thể di truyền được. Thế hệ trước đọc cho thế hệ sau nghe trong giai đoạn tuổi ấu thơ nhằm duy trì thói quen đọc từ đời này sang đời khác.

6. Hàng năm trao các giải thưởng sách cho các tác giả viết sách, hoạ sĩ trình bày, nhà in có sách được xuất bản trong năm đạt trình độ cao về nội dung và hình thức thuộc mọi lãnh vực tri thức ở hai trình độ nghiên cứu và phổ cập, kể cả sách dịch đạt chất lượng cao.

7. Nhà nước đầu tư hơn nữa cho các hệ thống thư viện, đặc biệt là hệ thống thư viện phổ thông (cơ quan giáo dục ngoài nhà trường, nơi học tập suốt đời cho mọi công dân), thư viện trường học có đủ kinh phí hoạt động và phát triển ngang tầm các hệ thống thư viện tương ứng trong khối ASEAN, nhằm thu hút dân chúng sử dụng hệ thống thư viện công cộng đạt một tỷ lệ nhất định ngang tầm các nước tiên tiến, đảm bảo cho các em học sinh được sử dụng thư viện trường học như một công cụ học tập có hiệu quả và quan trọng hơn là xây dựng thói quen đọc và giáo dục kỹ năng đọc, kỹ năng khai thác tri thức trong thư viện cho thanh thiếu niên, kể cả khai thác tri thức trong môi trường điện tử.

Nhiều quốc gia đã coi đầu tư  xây dựng hệ thống thư viện trường học hiện đại và nuôi dưỡng nó hoạt động thường xuyên có hiệu quả là đầu tư cho tương lai của quốc gia, cho sự phát triển bền vững của xã hội.

8. Tổ chức tiến hành nghiên cứu định kỳ 5 năm một lần về thực trạng đọc trong xã hội làm cơ sở xây dựng các kế hoạch dài hạn phát triển toàn diện và đồng bộ văn hoá đọc.

Kết quả của các cuộc điều tra xã hội học trên qui mô quốc gia nhằm xác định thực trạng dân chúng đang đọc như thế nào. Bao nhiêu phần trăm dân chúng có  thư viện cá nhân. Họ có mua sách không? và mua bao nhiêu cuốn sách trong một năm ở những gia đình có thu nhập thấp, ở những gia đình có thu nhập trung bình và ở những gia đình có thu nhập cao. Họ sử dụng thư viện công cộng và các hệ thống thư viện khác như thế nào (bao nhiêu phần trăm trong dân chúng). Ai là người giới thiệu sách cho họ đọc (nhân viên thư viện, người bán sách, bạn bè, cha mẹ, thầy cô giáo…). Trong mỗi gia đình có đọc to nghe chung không, cha mẹ có đọc cho con cái nghe không?..

Tổ chức, đưa vào hoạt động và nuôi dưỡng một Trung tâm nghiên cứu về đọc ở Thư viện Quốc gia Việt Nam, để tiếp thu các thành tựu nghiên cứu đọc thế giới (hiện nay rất phát triển và đạt nhiều thành tựu quan trọng) và phát triển nghiên cứu đọc ở Việt Nam (các thành tựu nghiên cứu và truyền thống đọc của cha ông xưa và đọc ở Việt Nam hiện nay), gia nhập và tham gia vào các hoạt động Hội Đọc Quốc tế (The International Reading Association-IRA).

9. Khuyến khích và phát triển các hội nghề nghiệp liên quan tới đọc như Hội Tác gia, Hội Xuất bản, Hội Thư viện, Hội Thông tin tư liệu…

10. Khuyến khích các nhà kinh doanh thành đạt tài trợ cho các hoạt động phát triển văn hoá đọc như  in sách phổ cập, trao giải thưởng sách hàng năm, thi đọc sách, cung cấp sách cho các trẻ em nghèo, trẻ em ở vùng sâu vùng xa, tổ chức Ngày đọc sách thế giới (23/4 hàng năm), tôn vinh các bậc cha mẹ đọc cho con nghe, tôn vinh những người tự học thành đạt..

Tóm lại:

Chúng ta chỉ có thể phát triển nền văn hoá đọc Việt Nam hiện đại, xây dựng một xã hội ham đọc, để đáp ứng với xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức và một xã hội phát triển bền vững, có thể xứng ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, khi phát triển đồng loạt nhiều lãnh vực khác nhau liên quan tới đọc.

Tài liệu tham khảo chính

  1. Langan, John.- Ten steps to building college reading skills: Form A: Course.-2nd. ed. .- Martol: Townsend press, 1994.
  2. McWhorter, Kathleen T.- Efficient and Flexible Reading: Fìth Edition.- New York: Logman, 1998.
  3. Thư viện Việt Nam số 2/2006.
  4. Từ điển thuật ngữ xuất bản, in, phát hành sách, thư viện và bản quyền.- H: Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, 2002.

——————————–

 Nguyễn Hữu Viêm

CHIẾN THẮNG TRÒ CHƠI CUỘC SỐNG

Được chính tác giả Adam Khoo công nhận là quyển sách hay nhất mình từng viết, quyển sách này sẽ giúp bạn nhận thức cuộc sống này như một trò chơi thú vị. Nắm chắc bí kíp trong quyển sách, bạn có thể trở thành người chiến thắng trong trò chơi cuộc sống – trở nên xuất sắc trong công việc, tận hưởng những mối quan hệ tốt đẹp, dư dả về tài chính và hạnh phúc dài lâu. Sống bao lâu không quan trọng bằng sống bao sâu, đây chính là quyển sách giúp bạn sống một cuộc đời sâu sắc hơn.

MUA SÁCH

]]>
https://books.evol.vn/van-hoa-doc-va-phat-trien-van-hoa-doc-o-viet-nam/feed/ 0
Văn hóa đọc có cao đâu mà đi xuống? https://books.evol.vn/van-hoa-doc-co-cao-dau-ma-di-xuong/ https://books.evol.vn/van-hoa-doc-co-cao-dau-ma-di-xuong/#respond Tue, 09 Oct 2012 17:38:16 +0000 http://tgm.vn/?p=4259 Văn hóa đọc có cao đâu mà đi xuống“Tôi xin giới hạn hiểu biết của tôi về văn hóa đọc. Nếu hiểu văn hóa đọc bao gồm thói quen đọc sách, cách lựa chọn sách và phương thức đọc, thì văn hóa đọc của chúng ta thấp không chỉ so với yêu cầu phát triển của đất nước, mà thấp hơn nhiều so với các nước phát triển khác. Văn hóa đọc của ta đã cao bao giờ đâu mà có chuyện xuống thấp?”, GS Chu Hảo phát biểu.

Giám đốc NXB Tri thức lí giải, do người ta chưa cảm thấy đọc sách là nhu cầu. Học sinh, sinh viên làm gì có thời gian đọc thêm, họ vốn đủ mệt với sách phục vụ thi cử.

Thời vua Minh Trị ở Nhật thế kỷ trước cho dịch những cuốn sách hay nhất thế giới, bán được hàng chục nghìn bản trong dân số hơn 30 triệu người.

Trong khi đó, cùng cuốn sách này dịch ở Việt Nam, dân số gần 90 triệu nhưng chỉ in 1 hoặc 2 ngàn cuốn. Nhà trường cũng chưa làm tròn trách nhiệm hướng dẫn cách chọn, phương pháp đọc cho trẻ.

TS Nguyễn Thụy Anh lạc quan hơn: “Tôi không nghĩ văn hóa đọc đi xuống. Trong thời đại nghe nhìn như bây giờ, văn hóa đọc đã khác đi rồi, không chỉ là những cuốn sách như ngày xưa nữa.

Sau thời gian đồng hành cùng CLB Đọc sách cùng con, tôi nhận thấy các bậc cha mẹ rất quan tâm đến vấn đề này. Để trẻ con thích sách lâu dài và để sách đi vào đời sống một cách tự nhiên, phải hội đủ ba yếu tố gia đình, nhà trường và xã hội”.

Thụy Anh- vừa được giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội cho tập thơ dịch Olga Berggoltz, cho rằng, những ngày lễ tôn vinh văn hóa đọc như thế này chính là yếu tố xã hội, chứng tỏ xã hội luôn quan tâm đến văn hóa đọc. Nhà trường nên thay đổi cách dạy văn, theo hướng khơi gợi tình yêu sách ở trẻ.

Việc giao lưu với các nhà quản lý, chuyên gia phần nào giải đáp thắc mắc của giới trẻ về sách, văn hóa đọc: Đọc sách nhiều có sợ mất đi tính độc lập trong tư duy? Thế nào là biết cách đọc sách? TS Nguyễn Mạnh Hùng, được xem là một trong số chuyên gia hàng đầu về kỹ năng đọc sách chia sẻ: Người biết đọc là người biết phân loại sách, chọn sách nào cần đọc trước.

80% nội dung sách đọc bị lãng quên ngay trong 1 tháng, nên sau khi đọc 1 cuốn sách nên viết tóm tắt ý cơ bản. Người thông minh phải biết chắt lọc, không tin và làm theo sách một cách máy móc.

CHIẾN THẮNG TRÒ CHƠI CUỘC SỐNG

Được chính tác giả Adam Khoo công nhận là quyển sách hay nhất mình từng viết, quyển sách này sẽ giúp bạn nhận thức cuộc sống này như một trò chơi thú vị. Nắm chắc bí kíp trong quyển sách, bạn có thể trở thành người chiến thắng trong trò chơi cuộc sống – trở nên xuất sắc trong công việc, tận hưởng những mối quan hệ tốt đẹp, dư dả về tài chính và hạnh phúc dài lâu. Sống bao lâu không quan trọng bằng sống bao sâu, đây chính là quyển sách giúp bạn sống một cuộc đời sâu sắc hơn.

MUA SÁCH

]]>
https://books.evol.vn/van-hoa-doc-co-cao-dau-ma-di-xuong/feed/ 0