Sinh con ra ai chẳng ao ước con mình thông minh có tài. Chẳng phải người đời vẫn cho là trí thông minh của một người luôn là yếu tố bảo đảm cho người đó gặt hái những kết quả khác thường và do đó có một tương lai tươi sáng hay sao? Vì thế mới có cảnh thiên hạ kẻ khóc người cười, nếu có những bậc cha mẹ tự hào sung sướng vì đứa con giỏi giang của mình thì cũng có không ít phụ huynh tuyệt vọng và chán nản vô cùng khi con cái họ học hành yếu kém, bị thầy cô giáo hoặc các nhà tâm lý “dán cho cái nhãn” đáng xấu hổ là “chậm tiêu”, “đần độn”, “kém cỏi”…

Câu hỏi được đặt ra ở đây là:

  • Trí thông minh của con người là do bẩm sinh hay nhờ bồi dưỡng đào tạo mà có được?
  • Những người tài giỏi trên đời là do trời sinh hay do giáo dục mà nên?

Đó cũng là vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu và các nhà khoa học về não bộ đã tranh luận trong nhiều thế kỷ qua, và câu trả lời là  … do cả hai yếu tố trời phú nhờ rèn luyện.

Trong khi chỉ có rất ít thiên tài lọt lòng mẹ với những khả năng siêu việt (ví dụ: Beethoven có tài năng âm nhạc bẩm sinh mà không cần qua trường lớp huấn luyện) thì nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng những đứa trẻ bình thường, nếu được nuôi dưỡng và đào tạo đúng cách, vẫn có thể trở thành những nhân tài vượt trội.

Một trong những minh chứng gây chấn động đầu tiên về khả năng đào tạo từ trẻ bình thường thành nhân tài đã được thế giới biết đến dưới cái tên Thực Nghiệm Edith.

Vào năm 1952, Aaron Stern, một nhà báo làm việc cho tờ New York Times đã quyết định làm tất cả trong khả năng của mình để tạo cho con gái ông, Edith, một môi trường học tập tốt nhất và đầy đủ nhất. Ông muốn kích thích và thử thách bộ não non nớt của con ông một cách tối đa. Khi Edith còn là một bào thai năm tháng trong bụng mẹ, ngày ngày Aaron cho con nghe nhạc cổ điển và đọc sách cho con (ngày nay, các nghiên cứu khoa học đã xác nhận, hài nhi có thể bắt đầu học ngôn ngữ ngay từ trong bụng mẹ).

Sau khi bé Edith chào đời, Aaron bắt đầu nói chuyện với con bằng những câu hoàn chỉnh như nói với người lớn. Chẳng bao lâu sau, ông tự dạy Edith học bằng cách hằng ngày cho cô bé xem những tấm thẻ có vẽ hình, những con số thứ tự và từ vựng. Bạn đoán xem chuyện gì đã xảy ra?

Tròn một tuổi, Edith đã có thể nói chuyện bằng những câu đầy đủ thành phần y như người lớn. Lên năm tuổi, bé đọc hết bộ Bách Khoa Toàn Thư Anh Quốc. Vào năm sáu tuổi, mỗi ngày bé đọc hết tờ New York Times và sáu quyển sách. Mới năm 12 tuổi, Edith đã được nhận vào đại học. Và ở tuổi 15, cô bắt đầu giảng dạy môn Toán Cao Cấp tại trường Đại Học Bang Michigan (Michigan State University).

CON CÁI CHÚNG TA ĐỀU GIỎI

Được viết bằng lối văn giản dị dễ hiểu, các tình huống thực tế gần gũi và dựa trên những kết quả nghiên cứu tâm lý hành vi con trẻ, quyển sách còn giúp gia đình bạn tìm được tiếng nói chung, để mỗi ngày trôi qua với bạn là những niềm vui và tiếng cười bất tận. Đây thật sự là quyển cẩm nang hữu ích giúp bạn trở thành những bậc cha mẹ tuyệt vời trong mắt con.

MUA SÁCH