Để có thể động viên, giúp đỡ con cái giải quyết các vấn đề chúng gặp phải trên con đường vươn lên trong học tập hay cuộc sống, ta phải thật sự nắm rõ những rắc rối này. Hãy suy nghĩ và kê ra những điều bạn nghĩ đang là vấn đề của con mình.

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

Có phải bạn đã viết ra một trong những điều sau?

  • Lười biếng – luôn trì hoãn không chịu bắt tay ngay vào việc
  • Thiếu kỷ luật
  • Không tôn trọng người lớn
  • Thờ ơ, không có hứng thú học tập
  • Bao giờ cũng viện đủ lý do để không làm tốt việc này việc kia
  • Có thái độ không tốt

Giải Quyết “Vấn Đề Gốc” Chứ Không Phải Triệu Chứng Bên Ngoài

Thật trớ trêu, có một số vấn đề phổ biến mà cha mẹ NGHĨ rằng con mình đang gặp phải lại không phải là bản chất vấn đề mà chỉ là biểu hiện bên ngoài. Vì thế, dù họ có làm gì đi nữa vẫn không thể hóa giải được vấn đề đó. Để giải quyết tận gốc một vấn đề, bạn phải truy tìm “gốc rễ sâu xa” của nó chứ không chỉ tập trung vào “chữa cái ngọn”. Ví dụ, việc một cậu trai lười học (biểu hiện bên ngoài) có thể có những lý do khác nhau trong việc này (những nguyên nhân sâu xa). Sau đây là một vài nguyên nhân thường gặp.

Lý do 1: Cậu học hành chăm chỉ nhưng kết quả thi vẫn kém hơn bạn bè. Cậu đi đến kết luận là mình ngu hơn người, có học mấy cũng chẳng nên cơm cháo gì. (Trong trường hợp này, vấn đề thật sự nằm ở niềm tin tiêu cực vào bản thân – tự cho mình kém cỏi – và không có phương pháp học tập hiệu quả nên học chăm mà kết quả vẫn kém).

Lý do 2: Cậu luôn cho rằng mình bị thầy cô ở trường “chiếu bí” hoặc “đì”, và do đó, cậu chống đối lại thầy cô và nhà trường bằng cách không học hoặc học quấy quá cho xong. (Nguyên nhân nằm ở chỗ cậu có mối quan hệ không tốt với thầy cô).

Lý do 3: Trong gia đình, cha mẹ cậu chỉ chú ý đến con khi cậu làm những việc sai trái. Nếu mọi chuyện suôn sẻ, cha mẹ sẽ không hỏi tới cậu chứ đừng nói gì đến việc quan tâm tới cậu. (Nguyên do là vì nhu cầu cảm xúc của cậu không được đáp ứng và cậu cần làm một việc gì đó để nhận được sự quan tâm).

Lý do 4: Cậu đau khổ vì mối quan hệ với bạn gái đổ vỡ nhưng điều này cha mẹ cậu không biết. Mang nỗi đau này, cậu cảm thấy tất cả mọi chuyện với mình là vô nghĩa và không còn muốn học hành gì nữa. (Trong trường hợp này, nguyên nhân là do cậu có cảm xúc tiêu cực gây ra bởi một người khác).

Danh sách các nguyên nhân cho cùng một “triệu chứng” (lười học) có thể tiếp tục kéo dài vì mỗi đứa trẻ có tính cách và hoàn cảnh khác nhau. Bạn sẽ nhận ra rằng khi bạn bắt đầu thật sự truy tìm nguyên nhân của một hành vi (biểu hiện bên ngoài) nào đó, bạn sẽ có được một loạt các giải pháp hợp lý để giải quyết tận gốc vấn đề. Hãy suy nghĩ về việc này: nếu bạn kết luận rằng con bạn đơn thuần là lười biếng và trừng phạt tội lười biếng của nó thì bạn sẽ không bao giờ thay đổi được điều đó.

Lấy ví dụ “lý do 1”, bạn có thể giúp con bạn có thái độ học tập tích cực hơn bằng cách mua cho con quyển sách “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!”. Quyển sách này sẽ giúp con bạn xây dựng niềm tin tích cực vào bản thân (cũng tức là loại bỏ những niềm tin tiêu cực), và các phương pháp học tập hiệu quả tiên tiến nhất (nhằm giải quyết vấn đề “học nhiều mà tiếp thu chẳng bao nhiêu”).

Trong các chương tiếp theo, bạn sẽ học cách giúp con chia sẻ những vấn đề và cảm xúc của chúng với bạn một cách thoải mái (đa số bọn trẻ cảm thấy rất khó nói chuyện với cha mẹ), cũng như các phương pháp giúp con bạn nhanh chóng tìm được giải pháp cho các vấn đề bọn trẻ thường gặp phải.

CON CÁI CHÚNG TA ĐỀU GIỎI

Được viết bằng lối văn giản dị dễ hiểu, các tình huống thực tế gần gũi và dựa trên những kết quả nghiên cứu tâm lý hành vi con trẻ, quyển sách còn giúp gia đình bạn tìm được tiếng nói chung, để mỗi ngày trôi qua với bạn là những niềm vui và tiếng cười bất tận. Đây thật sự là quyển cẩm nang hữu ích giúp bạn trở thành những bậc cha mẹ tuyệt vời trong mắt con.

MUA SÁCH