Đa số phụ huynh mà chúng tôi hỏi chuyện đều muốn con cái của họ làm những việc dưới đây hàng ngày:
Họ không muốn con cái không làm những việc sau đây:
Quan Niệm Cũ
Có nhiều quan niệm khác nhau về cách khiến con cái hợp tác với mình. Chúng tôi chia ra làm hai loại, cũ và mới.
Quan niệm cũ cho rằng “Tôi đẻ ra chúng thì chúng phải có bổn phận làm theo những gì tôi nói, dù thích hay không thích”. Cách nghĩ này cho phép cha mẹ không cần quan tâm đến việc con cái nghĩ gì, muốn gì mà sử dụng sức mạnh và quyền lực để buộc con cái nghe lời và làm theo. Những người có cách nghĩ này tin rằng, nếu bạn có thể khiến con cái cảm thấy tồi tệ và sợ hãi thì chúng sẽ phục tùng vô điều kiện. Những bậc cha mẹ có quan niệm cổ hủ “ngu để trị” thường sử dụng các biện pháp mạnh như sau
1. Đổ Lỗi Và Kết Tội
“Sao con lúc nào cũng làm như vậy? Con có bị gì không đấy? Con không thể làm được việc gì đúng đắn hay sao? Sao con không dội nước bàn cầu? Đã bao nhiêu lần mẹ bảo con không được để ví tiền lung tung? Vấn đề ở chỗ là con bỏ ngoài tai mọi lời mẹ dặn!
2. Đe Dọa
“Con mà làm thế một lần nữa là mẹ sẽ đánh đòn con đấy. Nếu con không ăn xong trước khi mẹ đếm tới ba, mẹ sẽ bỏ con lại một mình. Nếu con không tắt tivi ngay, mẹ sẽ cấm con ra khỏi nhà.”
3. Dán Nhãn Tiêu Cực
“Con bị đứt dây thần kinh xấu hổ hay sao? Phòng của con bừa bộn bẩn thỉu như chuồng heo. Người đâu mà ngu thế, óc con toàn vụn bánh mỳ chắc? Nhìn con ăn uống kìa, thô tục hết chỗ nói. Con thật lười biếng, ích kỷ, cẩu thả!”
4. Giảng Đạo Và Mắng Nhiếc
“Con nghĩ nói leo là hay lắm sao, ba đang nói chuyện với khách mà cứ chõ miệng vào thế à? Ba có thể thấy rằng con không hề có khái niệm về văn minh, đúng là loại người man di mọi rợ. Con phải hiểu rằng nếu muốn người khác tôn trọng con, con phải tôn trọng người ta trước. Không ai coi trọng con nếu con …”
Cha Mẹ Được Gì Từ Những Quan Niệm Cũ?
Dùng quyền làm cha mẹ để đe dọa, lên lớp và chỉ trích con cái có thể là một biện pháp hiệu quả tức thì (trong trường hợp bạn chưa lạm dụng quá đến mức đẩy con tới chỗ lỳ lợm bất chấp tất cả), buộc con cái phải khuất phục trước uy lực mà làm theo những gì cha mẹ muốn. Nhưng cung cách nói trên không hề có tác dụng lâu dài. Kể cả khi trẻ làm theo những gì chúng ta chỉ đạo, chúng cũng chỉ miễn cưỡng làm quấy quá nên thường lặp đi lặp lại một số lỗi, cuối cùng mọi việc không đúng như ta muốn.
Trong trường hợp xấu hơn, trẻ có thể bị tổn thương, giận dữ, buồn phiền, có tâm lý chống đối hoặc thậm chí căm ghét bản thân, gia đình và cha mẹ. Tôi biết có những người con đến lượt mình làm cha mẹ rồi vẫn không xóa được nỗi đau ngày xưa do cha mẹ họ gây nên. Những cảm xúc tiêu cực này sẽ khiến trẻ mất đi lòng tự trọng, nhiễm cách nghĩ tiêu cực về bản thân và về mọi việc trên đời. Thiếu thốn tình yêu thương, sự công nhận của gia đình là một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên.
CON CÁI CHÚNG TA ĐỀU GIỎI
Được viết bằng lối văn giản dị dễ hiểu, các tình huống thực tế gần gũi và dựa trên những kết quả nghiên cứu tâm lý hành vi con trẻ, quyển sách còn giúp gia đình bạn tìm được tiếng nói chung, để mỗi ngày trôi qua với bạn là những niềm vui và tiếng cười bất tận. Đây thật sự là quyển cẩm nang hữu ích giúp bạn trở thành những bậc cha mẹ tuyệt vời trong mắt con.
CON CÁI CHÚNG TA ĐỀU GIỎI
Được viết bằng lối văn giản dị dễ hiểu, các tình huống thực tế gần gũi và dựa trên những kết quả nghiên cứu tâm lý hành vi con trẻ, quyển sách còn giúp gia đình bạn tìm được tiếng nói chung, để mỗi ngày trôi qua với bạn là những niềm vui và tiếng cười bất tận. Đây thật sự là quyển cẩm nang hữu ích giúp bạn trở thành những bậc cha mẹ tuyệt vời trong mắt con.
Leave A Comment