Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp phải không ít những ý kiến trái chiều, đó là chưa kể thái độ phản kháng hay chống đối của nhân viên hay bạn bè đồng nghiệp. Nhưng nếu những điều bất như ý này lại xuất phát từ chính con cái chúng ta, thì cách xử lý của ta có nên khác với cách chúng ta giải quyết trong cuộc sống hay không? Chúng ta nên phản ứng như thế nào khi biết con cái mình nhận thức về thế giới một cách lệch lạc, sai trái?

Trước khi đi tìm câu trả lời, tôi muốn cùng bạn làm bài tập thực hành sau. Hãy thử hình dung con trai hay con gái bạn nói những câu như sau, bạn có phản ứng tức thì như thế nào? Hãy viết ra những phản ứng ấy vào khoảng trống bên dưới.

Con bạn nói:

“Học đại học thật phí thời gian, con thà đi làm sớm còn hơn.”

Phản ứng của bạn:

…………………………………………………………………………………………………………………

Con bạn nói:

“Học với hành thật chán chết. Con không muốn đi học nữa.”

Phản ứng của bạn:

…………………………………………………………………………………………………………………

Con bạn nói:

“Con ghét thầy Toán. Thầy cứ đặt câu hỏi khó cho con.”

Phản ứng của bạn:

…………………………………………………………………………………………………………………

Dưới đây là một số phản ứng thông thường mà các phụ huynh đưa ra trong những buổi chuyên đề của chúng tôi.

“Học đại học thật phí thời gian, con thà đi làm sớm còn hơn.”
Phản ứng thông thường:

  • “Con điên à? Con có học giỏi thì mới có việc làm tốt chứ. Con có muốn đi quét rác không?”

“Học với hành thật chán chết. Con không muốn đi học nữa.”
Phản ứng thông thường:

  • “Không đúng. Việc học rất thú vị.”
  • “Con vẫn phải học cho dù muốn hay không.”

“Con ghét thầy Toán. Thầy cứ đặt câu hỏi khó cho con!”
Phản ứng thông thường:

  • “Thầy chỉ muốn con chuẩn bị tốt cho kỳ thi mà thôi!”
  • “Thầy làm vậy là vì lợi ích của con đó chứ!”

Những Phản Ứng Trên Nói Lên Vấn Đề Gì?

Chắc bạn cũng thấy rõ rằng những phản ứng trên không có tác dụng làm cho con cái nghe lời chúng ta. Những câu nói như vậy không đếm xỉa đến cảm xúc của đứa trẻ, phủ nhận hoàn toàn nhận thức về thế giới của chúng (“Không đúng!”), mỉa mai ý kiến của chúng (“Con điên à?”), thể hiện quyền lực và sự áp đặt (“Con phải học cho dù thích hay không!”) và đưa ra những lời khuyên mang tính giáo điều (“Đó là vì lợi ích của con”).

Người lớn càng muốn áp đặt hay phủ nhận ý kiến của con cái theo hướng từ trên ép xuống bao nhiêu, trẻ càng có xu hướng ra sức bảo vệ ý kiến của chúng và cưỡng lại ý muốn của người lớn bấy nhiêu. Sự tình là như thế, bất chấp những mong muốn của các bậc cha mẹ.

CON CÁI CHÚNG TA ĐỀU GIỎI

Được viết bằng lối văn giản dị dễ hiểu, các tình huống thực tế gần gũi và dựa trên những kết quả nghiên cứu tâm lý hành vi con trẻ, quyển sách còn giúp gia đình bạn tìm được tiếng nói chung, để mỗi ngày trôi qua với bạn là những niềm vui và tiếng cười bất tận. Đây thật sự là quyển cẩm nang hữu ích giúp bạn trở thành những bậc cha mẹ tuyệt vời trong mắt con.

MUA SÁCH