Từ cuộc thử nghiệm mang tên Edith đến nay, lịch sử đã ghi nhận nhiều trường hợp về những đứa trẻ ra đời với chỉ số thông minh (IQ) trung bình, nhờ được nuôi dưỡng và học hành trong môi trường học tập lý tưởng mà bộc lộ khả năng siêu phàm.

Gần đây (năm 2000) trên các phương tiện truyền thông, người ta thường nhắc đến trường hợp của Farooq Yusof (một nhà toán học người Mã Lai), ông tự dạy học ở nhà cho con bằng các phương pháp học tập siêu tốc tương tự.

Kết quả của quá trình rèn luyện cao độ này là tất cả bốn người con của Yusof đều thể hiện tài năng từ rất sớm. Sufiah được nhận vào trường Đại Học Oxford năm 13 tuổi. Aisha và Iskanda được nhận vào trường Đại Học Warwick ở tuổi 16 và 13. Đặc biệt, người con út của ông, Zuleila, dự thi vào trường Cambridge vào năm lên sáu.

Phải chăng bạn nghĩ tôi nêu ra những ví dụ trên là để cổ súy cho việc các bậc cha mẹ nên mở “lò luyện” con cái thành thần đồng? Rất tiếc, câu trả lời của tôi là “Không”.

Bản thân tôi tin rằng việc kích thích trí tuệ của trẻ cao độ sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ. Bên cạnh việc tạo điều kiện phát triển trí tuệ cho con, những người làm cha làm mẹ cũng cần có sự quan tâm nhất định đến quá trình phát triển tâm lý và đời sống tinh thần của con cái. Để sống thành công và hạnh phúc, con người cần phải có một trí tuệ phát triển, một cơ thể khỏe mạnh, một nhân cách đẹp, một lối sống tích cực và hài hòa trong những mối quan hệ với gia đình, xã hội và thiên nhiên.

Chính vì thế, tôi không hề muốn hai đứa con gái của tôi (hiện ba và bốn tuổi) tham gia vào những chương trình rèn luyện trí tuệ cao độ như những người cha đã đề cập ở trên. Tôi muốn các con tôi được tận hưởng niềm vui hồn nhiên, vô tư lự của tuổi thơ, để khi lớn lên các cháu sẽ trưởng thành cả về trí tuệ lẫn tâm hồn theo nhịp độ tự nhiên.

Mặc dù nhiều đứa trẻ trong “lò luyện thiên tài” thật sự có được bộ óc siêu việt, trí thông minh xuất chúng, nhưng không phải ai cũng thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Khá nhiều em trong số đó mắc phải cái gọi là “hội chứng thần đồng”. Những em này thường có tâm lý không ổn định, thất bại trong việc tạo dựng một lối sống hài hòa cân bằng, thậm chí chúng thiếu hẳn những kỹ năng xã hội cần thiết. Chúng cũng gặp khó khăn trong việc hòa nhập vào đám bạn cùng trang lứa nói riêng và ngoài xã hội nói chung. Nhiều “thần đồng” trong độ tuổi trưởng thành lâm vào cảnh cô đơn vì cách sống lệch lạc, khép kín, vì thế mà gặp khó khăn trong việc có được những niềm vui bình thường trong cuộc sống hàng ngày.

Điển hình là trường hợp của Sufiah Yusoff, cô được tuyển vào học ở Đại Học Oxford danh giá vào năm 13 tuổi nhưng chỉ hai năm sau, cô đã bỏ nhà ra đi, quyết định trở thành bồi bàn để thoát khỏi những áp lực và đòi hỏi nghiệt ngã từ người cha.

Thông qua những điều trình bày ở trên, tôi muốn nhấn mạnh một điểm rằng: HẾT THẢY chúng ta ai cũng có tiềm năng và cơ hội trở thành nhân tài, rằng trí thông minh quả thật có thể được khai thác, phát triển và bồi dưỡng thông qua các phương pháp đào tạo đặc biệt. Tuy nhiên, không nên gượng ép, bắt con trẻ phải phát triển thành “thiên tài”. Để chúng có một cuộc sống thành công và hạnh phúc, những phương pháp nuôi dạy con thành tài đều phải được thực hiện đúng cách, vào đúng độ tuổi và hài hòa với nhịp độ phát triển tự nhiên của trẻ.

CON CÁI CHÚNG TA ĐỀU GIỎI

Được viết bằng lối văn giản dị dễ hiểu, các tình huống thực tế gần gũi và dựa trên những kết quả nghiên cứu tâm lý hành vi con trẻ, quyển sách còn giúp gia đình bạn tìm được tiếng nói chung, để mỗi ngày trôi qua với bạn là những niềm vui và tiếng cười bất tận. Đây thật sự là quyển cẩm nang hữu ích giúp bạn trở thành những bậc cha mẹ tuyệt vời trong mắt con.

MUA SÁCH