Mơ ước lớn nhất của tất cả các bậc cha mẹ là con mình lớn lên sống một cuộc đời hạnh phúc và thành công. Hẳn ai cũng biết rõ rằng thành tích học tập ở trường không phải là điều kiện cần và đủ để trẻ thành công trên đường đời. Trong cuộc sống ta gặp không thiếu gì người tài trí với những tấm bằng chói lọi nhưng họ vẫn thất bại trong cuộc sống như thường. Có lẽ cái họ thiếu là niềm tin vào bản thân để theo đuổi ước mơ và vượt qua mọi khó khăn trở ngại. Những phẩm chất này chỉ có thể có được từ lòng tự trọng thật sự và ý thức về giá trị của mình.
Trong các khóa đào tạo dành cho tuổi teen, chúng tôi luôn nhấn mạnh rằng lòng tự trọng của các em chính là nền tảng cho thành công của chúng trong tương lai. Đạt được điểm mười tuyệt đối ư, cũng chẳng có ích gì nếu bạn không đủ tự tin để khai thác hết khả năng của mình và để áp dụng một cách linh hoạt và hiệu quả mớ kiến thức học được trên ghế nhà trường và trong sách vở. Điều đáng buồn là nhiều đứa trẻ rất thông minh nhưng lại hết sức tự ti, không biết rõ giá trị của mình, điều này đặc biệt đúng với những trẻ em đến từ nền văn hóa Á Đông.
Mỗi năm, chúng tôi góp phần đào tạo hàng chục ngàn trẻ em đến từ khắp nơi trên thế giới và sự khác biệt trong mức độ tự tin giữa những đứa trẻ thuộc các nền văn hóa khác nhau là rất đáng kể. Ví dụ, ở Việt Nam và thậm chí cả Singapore, rất ít bàn tay giơ lên khi thầy giáo kêu gọi học sinh đặt câu hỏi hay trả lời câu hỏi. Nhiều em có tâm lý sợ “nổi bật” trong đám đông hay sợ phạm lỗi nên thường án binh bất động. Trái lại, các học sinh Âu – Mỹ lập tức giơ tay ngay khi chúng biết câu trả lời, và không ngại đặt ra những câu hỏi có thể bị cho là “ngớ ngẩn”. Ngay trong ngôi trường nổi tiếng thế giới như NUS (National University of Singapore) thì thường là sinh viên các nước Âu – Mỹ hăng hái phát biểu ý kiến chứ không phải là sinh viên Châu Á.
Đó là một trong những lý do chính giải thích tại sao những công việc quan trọng hàng đầu ở các công ty đa quốc gia thường được giao vào tay người phương Tây. Thiên hạ dựa vào hiện tượng đó mà cho rằng người Âu – Mỹ nói chung sáng tạo hơn, năng động hơn và giao tiếp tốt hơn.
Chúng ta biết chắc rằng người Châu Á cũng có năng lực, cũng thông minh tài giỏi không kém gì người Âu, người Mỹ, thậm chí tôi tin rằng, người Á Đông chúng ta còn chăm chỉ làm việc hơn; chỉ khác nhau ở chỗ chúng ta không đủ tự tin để tiếp thị bản thân tốt như những người bạn phương Tây. Kết quả là chúng ta có chiều hướng bị rớt lại trên con đường giành những công việc tốt hoặc lợi thế trong thương trường.
Trong những lần tham gia tuyển dụng nhân sự cho một số công ty, một trong những câu hỏi mà chúng tôi đặt ra là, “Bạn nghĩ mình có đủ khả năng đảm nhiệm vai trò và đáp ứng đòi hỏi của công việc này không?”, câu trả lời mà chúng tôi thường nhận được từ những người Châu Á là những câu nói ấp úng, ngập ngừng, “Ừm… dạ tôi cũng cho là như vậy… tôi sẽ cố hết sức”. Trong khi ấy, với người Âu – Mỹ, chúng tôi nhận được những câu trả lời quả quyết dõng dạc, “Dĩ nhiên! Tôi là người thích hợp nhất cho công việc này! Tôi làm việc nhóm rất tốt, biết phối hợp tốt với đồng đội và tôi tin rằng mình có thể đạt kết quả cao…”. Giả sử những ứng viên này có bằng cấp và thực lực ngang nhau, bạn sẽ chọn người nào? Người khiêm tốn hơn hay người tự tin vào bản thân hơn? Đáng tiếc, xu hướng tuyển dụng nhân sự ngày nay không đánh giá cao đức khiêm tốn của người dự tuyển mà quan tâm đến sự tự tin và khả năng tiếp thị. (Nếu bạn không thể tiếp thị bản thân tốt thì làm sao có thể hy vọng bạn tiếp thị tốt sản phẩm hay dịch vụ của công ty được!)
Với tư cách là những diễn giả có sức truyền cảm và lôi cuốn người nghe trong khu vực Đông Nam Á, nhóm chúng tôi phát hiện ra rằng chúng tôi là một trong số ít người Đông Á có tiếng tăm trong một lĩnh vực mà người Âu – Mỹ chiếm ưu thế, nếu không muốn nói là áp đảo. Một lần nữa, chúng ta vấp phải một sự thật đáng buồn là nhiều người Châu Á có đủ kiến thức và niềm đam mê để chia sẻ, nhưng lại thiếu đi sự tự tin để đứng lên chinh phục đám đông.
Vì thế, nếu bạn thật sự mong muốn trang bị cho con cái những hành trang cần thiết để thành công trong học đường và cuộc sống, bạn phải bắt đầu bằng cách khơi dậy và nuôi dưỡng lòng tự tin và ý thức về giá trị bản thân nơi con trẻ.
CON CÁI CHÚNG TA ĐỀU GIỎI
Được viết bằng lối văn giản dị dễ hiểu, các tình huống thực tế gần gũi và dựa trên những kết quả nghiên cứu tâm lý hành vi con trẻ, quyển sách còn giúp gia đình bạn tìm được tiếng nói chung, để mỗi ngày trôi qua với bạn là những niềm vui và tiếng cười bất tận. Đây thật sự là quyển cẩm nang hữu ích giúp bạn trở thành những bậc cha mẹ tuyệt vời trong mắt con.
lòng tự trọng,niềm tin là hai yếu tố quan trọng trong công thức thành công tuyệt đỉnh .^^.Cảm ơn anh khoa nhìu.
Đọc xong bài này em nhớ lại ngày xưa có thời rất hăng hái phát biểu và đặt câu hỏi. Kết quả là bị thầy giáo không thích vì tưởng em bắt bí thầy, các bạn khác lại không ưa vì nghĩ em chơi trội…
Chào anh Khoa,
Em rất cảm ơn anh về những gì anh chia sẻ, và đặc biệt là việc mang những cuốn sách tuyệt vời của Adam Khoo đến với độc giả Việt Nam.
Em đã tập và thực hành rất nhiều về những điều anh và những cộng sự đã truyền đạt. Có một số kết quả đạt được, tuy nhiên vẫn không như mong đợi. Có vẻ như niềm tin của em chưa đủ mạnh, hay vì một lí do nào đó mà em chưa biêt, điều đó cứ trì hoãn em mãi và làm cho em rất chán nản. Anh có thể giúp em với..
mình cũng từng trãi qua nhiều lần thăng trầm của cảm xúc khi đối diện với sự tự trọng, hay sự tự tin về bản thân, nhưng rồi dần dần sự yếm thế ngày càng lấn lướt khi sự tự tin không được bồi đắp bằng đọc sách, bạn bè tích cực. may mắn biết bao nhiêu khi được quen biết và bạn bè với anh Khoa. thân gửi đến anh một cái ôm thật chặt và một nụ cười thân ái.
em có đọc được quyển sách NLP của 2 nhà đồng sáng lập ngôn ngữ tư duy. quyển này viết có nhiều điều hơi khác và khó hiểu hơn nhiều quyển”làm chủ tư duy, thay đổi vận mệnh” của anh.
trong sách có nói đến mình nói chuyện với phần bền trong của mình để nâng cao lòng tự trọng và sự tự tin. như quyển của anh thì không hề nói vấn đề này. anh có thể giải thích cho em được rõ không. hay cái này được học thêm trong khóa học tôi tài giỏi hả anh.
cảm ơn anh rất nhiều
Sách đọc khó hiểu có thể là do người dịch không hiểu về NLP (vì NLP bản thân là một khoa học về phát triển con người).
Lòng tự trọng là điều em sẽ “học” được từ khóa học Tôi Tài Giỏi! 🙂
cam on anh khoa nhieu nhe! em hieu hon duoc ta, quan trong cua niem tin va tu trong!
lớpem cũng có hiên tượng như trên.thầy giáo hỏi cả lớp không ai giơ tay phát biểu xây sư dựng bài,trong đó có em. bạn bè thì sợ thầy cáu,còn em thì sợ bạn bè che cười.
em biết mình thiêu đi lòng tự trọng và sự tự tin vì suy nghĩ xấu đó là quy hết tất cả mọi thứ về tiền:” làm thế này thì có kiếm được tiền không?”,nhất là những công việc bố mẹ cần em làm. nhưng em lại hay đổ lỗi cho mẹ là tại mẹ hay mắng con hay là hay so sánh con với những đứa bạn học dốt hơn con nên làm em mất tự tin.
Chào anh Khoa! Tôi thừa nhận rằng những điều anh và những đồng sự của anh viêt và suy nghĩ về thế hệ trẻ Đông Á là đúng, phải nói là hoàn toàn đúng. Nhưng tôi mong anh thống kê và nghiên cứu sự tư tin và lòng tự trong của thê hệ được gọi là qua teen hay may mắn hơn đã được làm cha lam mẹ? Và mong rằng anh cho biết lòng tự trọng và sự tự tin là quan niệm hay là triết lí sống hay sự tương đồng của lời nói và việc làm của anh? Anh nắm được hay tóm được những điều anh đã và đang nói và sẽ nói khơi nguôn từ đâu? Những điều anh nói là phần gốc hay ngọn của một sự việc hay nhiều sự việc đang xãy ra? Rât cảm ơn đã được đọc những lời viết của anh! Thân ái chào anh!
dung la nhu vay . trong lop em ma dien hinh la em,mac du nhieu luc biet cau tra loi cho cau hoi la gi cung khong dam phat bieu. vi em so sâi thi se bi moi nguoi che cuoi la khong biet ma cung noi.em nghi gio monh phai thay doi thai do thui. cam on anh chi da chi cho bon em biet dieu nay
rẩt hay anh ạ.cơ thể coi la 1 bài học quy