Phần lớn doanh nhân làm việc quần quật, hy sinh cuộc đời ngắn ngủi cho công ty mà hầu như chẳng được gì. Tại sao? Vì phần lớn công việc họ làm là tăng tiềm năng chứ không mang lại thành công cho chính mình. Về bản chất, họ tiêu tốn thời gian vào những thứ không hiệu quả. Cách duy nhất để đảm bảo thành công của bạn thật sự xứng đáng với tiềm năng hiện tại của doanh nghiệp chính là loại bỏ những trở ngại đang níu chân bạn.
Mục tiêu đạt doanh thu triệu đô la có thể chỉ cách bạn một trở ngại mà thôi. Việc tìm ra và loại bỏ những trở ngại này giống như việc phá vỡ một cái đập, tất cả thời gian, năng lượng và tiền bạc bạn đầu tư vào công ty sẽ giải phóng dòng lũ tăng trưởng, doanh thu và lợi nhuận, biến những thứ bạn từng có trước đây trở nên nhỏ nhoi. Vậy bây giờ, hãy xem xét sáu trở ngại lớn nhất mà tôi trích dẫn từ sách của Schefren – kèm theo giải pháp để phá tan từng trở ngại một.
[pullquote]Nhân tài, kiến thức, sự tận tâm, cùng thời gian và công sức bạn đầu tư vào doanh nghiệp chỉ quyết định tiềm năng của nó mà thôi. Thành công thật sự của một công ty được xác định bởi những trở ngại – và việc bạn có vượt qua được chúng hay không.[/pullquote]
Trở ngại #1: Quan niệm rằng sai lầm cần được né tránh bằng mọi giá
Giải pháp: Thỉnh thoảng bạn có thể phạm sai lầm! Nếu bạn đang trong giai đoạn thử nghiệm những ý tưởng hoặc giải pháp mới, phạm sai lầm cũng không sao. Thật ra, như thế còn tốt là đằng khác.
Mọi thứ đều mang tính tương đối. Một chuyên gia quảng cáo khuyên rằng luôn sử dụng phông chữ Tacoma cho quảng cáo của bạn, người khác lại nói Helvetica là phông chữ của tương lai. Một người khuyên bạn đưa ra “cam kết hoàn tiền” và “phiếu mua hàng” cho những khách hàng không hài lòng, người khác lại nói rằng chỉ cần “cam kết trả lại tiền” là đủ. Làm sao bạn biết được ai đúng, ai sai, và quan trọng hơn cả, cách làm nào tốt nhất cho bạn?
Thật sự chỉ có một cách: thử từng lựa chọn một. Tiến hành từng bước an toàn nhưng dứt khoát để thử nghiệm ý tưởng mới một cách thận trong. Sau khi rút ra được bài học cái nào hiệu quả, cái nào không, bạn hãy quyết định xem có nên tiếp tục thực hiện hay dẹp bỏ ý tưởng đó, tùy vào kết quả bạn nhận được. Vậy nếu nó là thảm họa thì sao? Cũng chẳng sao cả, ít ra bây giờ bạn đã biết và sẽ không phí thời gian cho nó nữa. Thời nay chỉ có bắt tay vào làm mới hiểu rõ ngọn ngành.
Trở ngại #2: Mò mẫm tìm đường (cho đến khi mọi thứ đã quá muộn)
Trở ngại #3: Suy nghĩ theo đường thẳng
Trở ngại #4: Phong cách làm việc không hiệu quả hạn chế năng suất của bạn một cách thảm hại
Trở ngại #5: Cô đơn và lạc lõng giữa một thế giới kết nối
Trở ngại #6: Quy trình bán hàng bị tắc nghẽn ở chỗ khách hàng
[sach_giaiphapdotpha]
Leave A Comment