Làm cha mẹ đôi khi là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất trên đời bởi vì ta vất vả mỗi ngày cố gắng khiến con cái, nhất là trẻ ở tuổi dậy thì, làm những việc mà ta muốn chúng làm còn chúng thì lại không muốn.

Từ góc độ của mình, ta nghĩ nhiệm vụ tối cao của cha mẹ là dạy dỗ con cái cách hành xử phù hợp với chuẩn mực xã hội, và trên tất cả là vì lợi ích của chúng. Ta muốn con cái học hành chăm chỉ, có lối sống lành mạnh, có ý thức kỷ luật, có tác phong dễ mến, làm lợi cho gia đình và có ích cho xã hội. Nhưng bọn trẻ đâu có chung nhận thức với ta, vốn hồn nhiên và vô tư, chúng chỉ muốn làm những gì chúng thích. Chúng cũng chẳng chu đáo đến mức tỏ ra quan tâm đến những điều người khác nghĩ về mình hay về những hậu quả do chúng gây ra.

Khi thấy trẻ không nằm trong vòng cương tỏa của mình, nhiều bậc cha mẹ (trong cơn giận dữ và thất vọng) thường dùng đến biện pháp cưỡng bức hay đe dọa buộc đứa trẻ phải vâng lời, “Con phải làm theo lời mẹ… nếu không…”. Nhưng sau nhiều lần vẫn không thấy cha mẹ làm như lời đã nói, bọn trẻ đâm ra lờn và cứ ý mình mà làm, cha mẹ nói sao cũng mặc kệ.

Và thế là cuộc chiến giữa hai thế hệ nổ ra, đẩy cha mẹ và con cái sang hai bên chiến tuyến. Cha mẹ coi con là kẻ nổi loạn phải đưa vào khuôn khổ, còn con cái thì nghĩ cha mẹ mình độc tài vô lý, thường làm hỏng niềm vui của chúng, bắt chúng phải làm những điều chúng không muốn. Tình trạng này dẫn đến mối quan hệ thắng-thua, được-mất. Bọn trẻ cảm thấy mình thua cuộc nếu làm theo những gì cha mẹ muốn. Ngược lại, cha mẹ cảm thấy mình là kẻ bại trận khi không quản lý được con cái. Nhưng thật ra, trong cuộc chiến này, cả hai phía đều thất bại.

Có cách nào khiến con cái chia sẻ quan điểm với cha mẹ không? Làm thế nào giúp trẻ biết suy nghĩ thấu đáo và hành động vì lợi ích của chúng? Liệu có thể khiến con cái làm những việc cần làm với thái độ hợp tác, vui vẻ không? Dù bạn tin hay không, thì câu trả lời vẫn là CÓ!

Nhiều bạn trẻ mà chúng tôi có dịp trò chuyện đều tỏ ra hiểu và đồng tình rằng chúng nên cư xử lễ phép, học hành chăm chỉ và vâng lời cha mẹ. Thế nhưng không hiểu sao, chúng vẫn KHÔNG MUỐN làm theo những điều đúng đắn đó. Trong thực tế, nếu các bậc phụ huynh sử dụng đến quyền làm cha mẹ bằng vũ lực hoặc những lời trách cứ triền miên thì họ chỉ khơi thêm hố sâu ngăn cách với con cái, vì đó là điều đi ngược lại năm nhu cầu cảm xúc của con trẻ mà chúng ta đã thảo luận ở chương trước.

Để con cái nghe lời và hợp tác với chúng ta trong mọi chuyện, trước hết cha mẹ phải xây dựng một bầu không khí mà khi hòa mình vào đó, con trẻ giống như cá về với nước, có thể tự hào về bản thân mình, thoải mái và hợp tác với cha mẹ trong mọi chuyện. Một lần nữa, bí quyết vẫn là tận dụng năm nhu cầu cảm xúc của trẻ.

CON CÁI CHÚNG TA ĐỀU GIỎI

Được viết bằng lối văn giản dị dễ hiểu, các tình huống thực tế gần gũi và dựa trên những kết quả nghiên cứu tâm lý hành vi con trẻ, quyển sách còn giúp gia đình bạn tìm được tiếng nói chung, để mỗi ngày trôi qua với bạn là những niềm vui và tiếng cười bất tận. Đây thật sự là quyển cẩm nang hữu ích giúp bạn trở thành những bậc cha mẹ tuyệt vời trong mắt con.

MUA SÁCH

CON CÁI CHÚNG TA ĐỀU GIỎI

Được viết bằng lối văn giản dị dễ hiểu, các tình huống thực tế gần gũi và dựa trên những kết quả nghiên cứu tâm lý hành vi con trẻ, quyển sách còn giúp gia đình bạn tìm được tiếng nói chung, để mỗi ngày trôi qua với bạn là những niềm vui và tiếng cười bất tận. Đây thật sự là quyển cẩm nang hữu ích giúp bạn trở thành những bậc cha mẹ tuyệt vời trong mắt con.

MUA SÁCH