Bên cạnh các phương pháp học tập cho kết quả tốt, những học sinh giỏi còn biết tự nạp thêm năng lượng bằng cách kiên trì động viên bản thân làm những việc cần làm, và từng bước tiến đến gần mục tiêu bằng cách kiểm soát tốt đời sống tinh thần cũng như cảm xúc của mình. Bạn cũng biết con người (nhất là trẻ em) thường bị chi phối rất nhiều bởi các loại cảm xúc vui sướng, buồn phiền, thất vọng, giận dữ… và chính đời sống tình cảm này tạo thành một nguồn lực thúc đẩy chúng ta đến gần mục tiêu hay ngược lại, cản trở chúng ta hành động.

Khi bọn trẻ sống trong tâm trạng tiêu cực như chán nản, thờ ơ, lười biếng hay sợ hãi, chúng sẽ không có động lực để học tập hay làm bất cứ việc gì. Tương tự, khi bọn trẻ cảm thấy tự tin, hăng hái và nhiệt tình, chúng sẽ hành động một cách hiệu quả nhất. Chính vì thế, cảm xúc có thể được chia ra làm hai dạng:

Cảm xúc tích cực Cảm xúc tiêu cực
Thúc đẩy trẻ hành động

  • Hăng hái
  • Nhiệt tình
  • Vui vẻ và hào hứng
  • Tự tin
  • Tập trung

 

Ngăn cản thành công của trẻ

  • Lười biếng
  • Chán nản
  • Tuyệt vọng
  • Sợ hãi
  • Căng thẳng
  • Ù lỳ

 

Trong thực tế, những em học kém lại thường là những em ít có khả năng làm chủ cảm xúc của bản thân. Bị các xúc cảm mạnh che mờ, lấn lướt lý trí, chúng hoặc sẽ không hành động khi cần phải hành động, hoặc ngược lại, hành động một cách sai trái. Ví dụ, về mặt lý trí, chúng hoàn toàn hiểu rõ mình cần phải học cho bài kiểm tra sắp tới, nhưng cảm giác chán học đã trói buộc chúng lại (không hành động đúng), để rồi chúng lại bị thúc đẩy bởi ham muốn đi chơi game (hành động sai).

Cùng với việc thiếu đi khả năng kiềm chế cảm xúc, trẻ đơn thuần phản ứng tự động với những tác động bên ngoài. Chúng tin rằng người khác hoặc những sự việc khách quan có lỗi trong việc KHIẾN CHÚNG có cảm giác tồi tệ. Khi một người bạn vô tình nói một câu lỡ lời với chúng,  chúng lập tức phản ứng lại một cách gay gắt, giận dữ. Khi không giải được một bài Toán, chúng cảm thấy thất vọng. Ngồi trước những bài tập giao về nhà, chúng cảm thấy choáng ngợp và đâm ra chán nản, không muốn làm bất cứ việc gì.

Một khi chúng không có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình thì điều đó cũng có nghĩa là chúng để cho những cảm xúc tiêu cực đó mặc sức chế ngự chúng. Khi bị cảm giác lười biếng chi phối, chúng ỳ ra không đụng đến bài vở, mặc cho chuyện gì xảy ra cũng được. Khi buồn bã, chúng lui về góc của mình không tiếp xúc với ai hoặc tìm cách giải khuây bằng cách lao vào chơi game. Khi gặp chuyện không như ý, chúng bỏ cuộc. Chúng cho rằng cần phải có một cái gì đó hoặc một ai đó đứng ra động viên chúng hay giúp chúng vực dậy lòng tin để hành động. Dần dần hầu hết những đứa trẻ này khắc sâu cảm giác bất lực, không thể thay đổi đời mình theo chiều hướng tốt hơn.

Đối với những trẻ học tập hiệu quả thì khác, chúng tin rằng mình CHỊU TRÁCH NHIỆM về những cảm xúc của bản thân. Khi có cảm giác lười không muốn làm bài tập, chúng không trông đợi một điều gì đó xảy ra hay ai đó đến bên động viên mình. Chúng biết cách tự động viên bản thân để hành động. Khi buộc phải nếm trải thất bại hay bị từ chối, chúng có thể nhanh chóng vượt qua tình trạng đó.

Vậy con cái chúng ta có thể học được cách làm chủ những cảm xúc của mình hay không? Chắc chắn là được! Và đây chính là một trong những kỹ năng quan trọng nhất (còn gọi là cách thức kiểm soát trạng thái cảm xúc) mà chúng tôi giảng dạy trong các khóa học như “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!” và “Thiếu Nhi Siêu Đẳng”.

Một trong những khái niệm quan trọng đầu tiên mà chúng tôi muốn học sinh của mình lĩnh hội là bản thân các sự việc xảy ra cho chúng ta KHÔNG tạo ra cảm xúc trong lòng ta. Chính cái cách mà ta CHỌN PHẢN ỨNG như thế nào với sự việc ấy mới tạo ra những cảm xúc tích cực hay tiêu cực.

Bằng cách kiểm soát hoặc điều khiển cách thức mà chúng ta chọn để phản ứng lại những sự việc xảy ra trong đời, chúng ta có thể làm chủ được cảm xúc, hành vi và những kết quả đạt được.

Các em nhỏ thành công biết rằng: chúng có khả năng lựa chọn cách phản ứng lại với sự việc. Cho dù chuyện gì xảy ra với chúng đi chăng nữa, chúng sẽ phản ứng lại theo cách nào đó giúp chúng ở vào một trạng thái tích cực để hành động tích cực, ngõ hầu đạt được kết quả mong muốn. Và ngược lại, những em không thành công có khuynh hướng phản ứng lại theo cách khiến chúng bị cảm xúc chế ngự, sai khiến, dẫn đến không làm gì cả hoặc làm việc sai trái để rồi lãnh hậu quả xấu.

Bằng cách dạy trẻ cách kiểm soát phản ứng và cảm xúc của mình, chúng sẽ có khả năng hành động kiên định để đạt kết quả tốt. Trong chương sau, bạn cũng sẽ biết rằng hành vi của trẻ được thúc đẩy bởi năm cảm xúc chính. Khi biết rõ những cảm xúc nào thúc đẩy chúng hành động, bạn có thể tận dụng những cảm xúc đó để cổ vũ con bạn hành động tích cực để thành công.

CON CÁI CHÚNG TA ĐỀU GIỎI

Được viết bằng lối văn giản dị dễ hiểu, các tình huống thực tế gần gũi và dựa trên những kết quả nghiên cứu tâm lý hành vi con trẻ, quyển sách còn giúp gia đình bạn tìm được tiếng nói chung, để mỗi ngày trôi qua với bạn là những niềm vui và tiếng cười bất tận. Đây thật sự là quyển cẩm nang hữu ích giúp bạn trở thành những bậc cha mẹ tuyệt vời trong mắt con.

MUA SÁCH

CON CÁI CHÚNG TA ĐỀU GIỎI

Được viết bằng lối văn giản dị dễ hiểu, các tình huống thực tế gần gũi và dựa trên những kết quả nghiên cứu tâm lý hành vi con trẻ, quyển sách còn giúp gia đình bạn tìm được tiếng nói chung, để mỗi ngày trôi qua với bạn là những niềm vui và tiếng cười bất tận. Đây thật sự là quyển cẩm nang hữu ích giúp bạn trở thành những bậc cha mẹ tuyệt vời trong mắt con.

MUA SÁCH