Kỹ năng làm việc – EVOL Books https://books.evol.vn Mang chất lượng vào kiến thức Sun, 16 Jun 2019 08:15:21 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.4.4 Cần làm gì để tự ‘lên dây cót’ bản thân khi nhiệt huyết đi xuống? https://books.evol.vn/can-lam-gi-de-tu-len-day-cot-ban-khi-nhiet-huyet-di-xuong/ https://books.evol.vn/can-lam-gi-de-tu-len-day-cot-ban-khi-nhiet-huyet-di-xuong/#respond Thu, 07 Aug 2014 03:59:08 +0000 http://www.tgm.vn/?p=18243

Việc đối mặt với những trở ngại, thử thách không thể tránh khỏi sẽ khiến nguồn năng lượng tinh thần của bạn có lúc cạn kiệt. Làm sao để vượt qua những thời khắc khó khăn này?

Bất kể bạn đang có một công việc đáng mơ ước hay đang tự mình vận hành một doanh nghiệp, không phải lúc nào bạn cũng giữ được nhiệt huyết, động lực và năng lượng ở mức cao để tiếp tục đi theo con đường mình đã chọn.

Việc đối mặt với những trở ngại, thử thách không thể tránh khỏi sẽ khiến nguồn năng lượng tinh thần của bạn có lúc cạn kiệt. Làm sao để vượt qua những thời khắc khó khăn này? Sau đây là một số ý tưởng được tạp chí Inc. tổng hợp dựa khá hữu ích với bạn hay những người đang cần tự lên lại dây cót cho bản thân.

Sự cần thiết

Điều này thưởng bị đánh giá vô cùng thấp nhưng nó lạ là yếu tố đầu tiên bạn nên nhớ đến mỗi khi nhiệt huyết đi xuống. Bạn có hóa đơn phải trả, những nhân viên đang đếm ngày chờ đến bạn,… Nếu hai điều cấp thiết này không giữ cho bạn tiếp tục tiến lên, thì hiếm có điều gì có thể duy trì động lực cho bạn.

Niềm tự hào cá nhân

Mặc dù những doanh nhân thành công hiếm khi nói về điều này một cách công khai, nhưng họ vô cùng tự hào về những gì họ đã đạt được và trải qua. Chính những điều này đem lại cho họ sự hài lòng trong việc giữ ngọn lửa nhiệt huyết giúp doanh nghiệp vượt qua nhiều trở ngại trên con đường thành công.

Có một nhiệm vụ thay đổi thế giới

Có khá nhiều các doanh nhân và người dấn thân vào nghiệp kinh doanh tôi thực sự tin rằng dịch vụ, sản phẩm của họ đưa ra sẽ làm cho thế giới tốt đẹp hơn. Một tầm nhìn, mục tiêu cao cả là nguồn củng cố niềm tin sâu sắc trên hành trình theo đuổi của họ.

Những câu nói truyền cảm hứng

Những câu nói truyền cảm hứng được trích dẫn lại bởi nhiều người, nhưng cách sử dụng cũng như lưu giữ nói đối với mỗi người là một cách riêng. Một số người thường duy trì động lực tình thần bằng cách lấp đầy một bức tường hoặc tấm bảng trắng bởi những câu nói truyền cảm hứng họ đã tìm ra trong nhiều năm. Trong khi những người khác đặt một câu nói yêu thích (chẳng hạn như “chỉ cần tiếp tục bơi” từ bộ phim của trẻ em Finding Nemo) trên màn hình máy tính hay điện thoại của họ. Hãy tìm ra bất cứ hình thức nào, miễn là bạn cảm thấy thoải mái và được truyền cảm hứng.

Tìm đến nhóm hỗ trợ

Nhiều doanh doanh nhân sắp xếp để gặp gỡ định kỳ với các doanh nhân khác, những người có thể đưa ra những lời động viên và lời khuyên khi họ bị mắc kẹt. Bạn có thể học hỏi từ họ, hãy gặp gỡ những người có thể truyền lời khuyên cũng như cảm hứng cho mình khi có cảm giác mọi thứ đang đi xuống.

Theo Inc., ngay cả không cần yêu cầu tư vấn, chỉ đơn giản là được liên kết với những người thành công khác được khiến các doanh nhân làm việc chăm chỉ hơn. Họ không muốn tụt lại phía sau đồng nghiệp của mình.

Nghĩ về những hình ảnh thay thế

Cân nhắc tới những tình huống, hình ảnh thay thế thường tồn tại dưới 2 hình thức. Để giữ cho mình tiếp tục tiến lên, một số doanh nhân nghĩ lại những ngày bắt đầu khởi nghiệp khó khăn của họ hoặc nhớ lại thứ không hạnh phúc khi họ còn đang làm việc cho người khác. Hoặc họ hình dung tới những cảm giác trở thành ông chủ một lần nữa. Những hình ảnh, cảm xúc tích cực thay thế sẽ đủ để giữ cho họ lấy lại động lực đi tiếp.

“Tôi sẽ cho họ thấy”

Nhiều người cho biết họ có động lực tiếp tục đi và không có vấn đề gì xảy ra là để chứng minh cho tất cả mọi người rằng: “Với những người đã từng nói với tôi rằng tôi sẽ không bao giờ thành công, rằng họ đã sai.”

Để lại một di sản

Với nhiều người hiểu rằng công ty của mình có thể là điều duy nhất thực sự họ được nhớ tới, hoặc họ hy vọng rằng con cái của họ sẽ tiến hành kinh doanh một ngày nào đó. Chính ý nghĩ này giữ nhiều doanh nhân duy trì nguồn nhiệt huyết khi giai đoạn khó khăn xuất hiện hoặc chỉ đơn giản là thời khắc họ cảm thấy mệt mỏi.

Xây dựng quán tính

Những mục tiêu như:  Đạt 500.000  USD doanh số bán hàng trong năm đầu tiên nghe có thể âm thanh hết sức khó khăn khi bạn đang bắt đầu với việc đang không có doanh thu. Nhưng nếu bạn đưa ra những bước nhỏ như: “Chúng ta hãy thu được 41.666,66 USD đến trong tháng này, và 41.666,66 USD tháng tới” thì vấn đề trở nên đơn giản hơn.

Những con số dường như không phải là lớn, và bạn sẽ có được cơ hội dễ dàng để ăn mừng 12 trận thắng nhỏ, cũng như từ đó dành được chiến thắng lớn 500.000 USD về doanh số bán hàng.

Tìm ra lý do tại sao bạn mệt mỏi

Điều này đơn giản bởi chỉ cần biết lý do tại sao bạn cảm thấy mệt mỏi thì mới có thể giải quyết gốc rễ căn bệnh. Nó cũng sẽ cho bạn biết những gì cần phải thay đổi.

Tập thể dục

Đôi khi mệt mỏi, chán nản đến từ những nguyên nhân đơn giản như làm việc quá mức hay cơ thể bị kéo căng (hoặc cả hai). Hãy dành cho mình một chút nghỉ ngơi tại những thời điểm nhất định. Chỉ thế thôi cũng có thể là đủ để giữ cho bạn đi tiếp. Và ít nhất, nếu bạn có thể tập luyện, bạn sẽ có nhiều năng lượng hơn cho bản thân mình trong chuộc sống, ngay cả khi nó không cải thiện được tình trạng của công ty bạn.

Học hỏi từ những sai lầm

Có điều gì sai khiến bạn mất doanh số hay khách hàng ghét công việc của bạn? Những thứ tồi tệ này có thể đánh gục bất kỳ ai. Hãy chấp nhận điều nghiễm nhiên này và cho mình một khoảng thời gian ngắn để cảm thấy tồi tệ. Sau đó việc bạn cần làm là học hỏi từ những kinh nghiệm này và bước tiếp.

Những người khác cũng không phải ngoại lệ

Khi bạn hiểu rằng tất cả mọi người cũng đang phải trải qua những gì bạn đang đối mặt hiện tại có thể không làm cho bạn cảm thấy tốt hơn. Nhưng việc mở rộng tầm nhìn ra xung quanh sẽ khiến bạn cảm thấy mình không đơn độc cũng như không bị xoáy sâu vào những suy nghĩ tiêu cực như : “Tại sao mỗi mình tôi phải chịu đựng điều này?”

Thảo Nguyên

Theo Trí Thức Trẻ

 

SỐNG VÀ KHÁT VỌNG

Một quyển sách về kỹ năng tư duy thành công, nhưng hoàn toàn khác những quyển sách kỹ năng bạn đã từng đọc từ trước đến giờ, bởi nó là câu chuyện về cuộc đời của doanh nhân – diễn giả Trần Đăng Khoa. Bao gồm nhiều câu chuyện nhỏ đan xen, quyển sách là tập hợp nhiều bài học cuộc sống được tác giả Trần Đăng Khoa đúc kết lại qua những trải nghiệm của anh. Đọc quyển sách này, sẽ có lúc bạn muốn dừng lại để suy ngẫm về cuộc đời mình, sẽ có lúc bạn bất chợt nhận ra một điều gì đó mình cần phải làm khác hơn, cũng có khi chỉ đơn giản là bạn cảm thấy ngạc nhiên, thú vị khi có thêm một số kiến thức mới lạ.

MUA SÁCH

]]>
https://books.evol.vn/can-lam-gi-de-tu-len-day-cot-ban-khi-nhiet-huyet-di-xuong/feed/ 0
Công nghệ & điền kinh: chiến thắng nào mà không có nước mắt, mồ hôi. https://books.evol.vn/cong-nghe-dien-kinh-chien-thang-nao-ma-khong-co-nuoc-mat-mo-hoi/ https://books.evol.vn/cong-nghe-dien-kinh-chien-thang-nao-ma-khong-co-nuoc-mat-mo-hoi/#respond Fri, 18 Jul 2014 08:17:38 +0000 http://www.tgm.vn/?p=18187 Bài viết không nói về hai nghề nghiệp nhưng sẽ là đề cập thú vị về các yếu tố tương đồng xoay quanh hai nghề này. Một nghề gần như ngồi yên tại chỗ, làm bạn với máy tính, trong khi nghề kia phải khổ luyện cả năm, thậm chí chục năm để tìm lấy vinh quang trong mươi giây đồng hồ. Chúng có gì liên quan đến nhau?

Dân công nghệ vs. Dân điền kinh

Nội dung nổi bật: Dân công nghệ giống dân điền kinh ở chỗ:
– Tốc độ: Ai nhanh hơn, người đó thắng.
– Chuyển dịch: Ai nhạy bén hơn, người đó thắng.
– Khổ luyện: Không chiến thắng nào không có nước mắt và mồ hôi.

Dân công nghệ vs. Dân điền kinh (1)

 

Tốc độ

Có lẽ là từ mà dân công nghệ cảm thấy chóng mặt nhất. Định luật Moore nói rằng “Số lượng chất bán dẫn trên mỗi đơn vị inch vuông sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi năm”. Và thậm chí công ty sản xuất chip AMD còn phát biểu tốc độ sẽ nhanh hơn thế.
Cũng với “tốc độ”, nó đã đào thải, giết chết hoặc làm hấp hối không biết bao nhiêu công ty công nghệ.
Minh chứng là với Skype, cái tên đình đám trong làng VoIP. Mục tiêu cuối cùng trong kinh doanh là lợi nhuận, thế nhưng cái tên này đã trao tay qua các ông chủ khét tiếng là eBay rồi Microsoft. Tính đến nay đã có hơn 25 triệu thành viên, chiếm 3% lưu lượng băng thông truyền tải của toàn cầu và có thể làm ngay thống kê nhỏ để thấy rằng dân văn phòng tại Việt Nam hiện tại đã chuộng Skype hơn Yahoo! Messenger bởi những tính năng vượt trội của nó, thế nhưng lỗ vẫn hoàn lỗ.
Khi Skype chưa được tìm lối ra cho bài toán doanh thu thì vấp ngay cơn bão “mẹ” là mobile* kéo theo cơn bão con là OTT Apps**, càng như khiến Skype khó khăn hơn trên con đường tìm lời giải. Không chỉ Skype mà đối thủ Yahoo! Messenger cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Chuyển dịch

 

Dân công nghệ vs. Dân điền kinh (2)

 
Trong một cuộc chạy điền kinh và đặc biệt là marathon, đòi hỏi sức bền, chiến thuật và khả năng nhận biết thời điểm nhạy bén để bứt phá. Trong khi đó, ở lĩnh vực công nghệ thì dường như bất cứ hãng danh tiếng nào cũng chậm chân trước cái tên “mobile”.
Có đến 60% người dùng sử dụng Facebook trên mobile và thi thoảng mới xuất hiện vài mẫu quảng cáo trong khi diện tích nhỏ, tần suất click cực kỳ thấp so với phiên bản web. 
Google không khá hơn mấy khi hiện tại có khoảng 37% người dùng tìm kiếm trên mobile và dường như không có kết quả quảng cáo trả tiền Google Adwords xuất hiện trên môi trường mobile. Google cũng chỉ có thể tăng trưởng vỏn vẹn 3% trên mobile từ năm 2012 – 2013 theo thống kê của eMarketer. 
Cũng anh chàng khó tính mang tên “mobile” đã gieo sầu lên công ty sản xuất chip hàng đầu thế giới là Intel, khi mà Qualcomm đã nhanh chân đi trước soán ngôi vương ở phân khúc chip cho di động (smartphone) với thương hiệu chip SnapDragon. Intel mới chỉ tung ra vài mẫu smartphone thử nghiệm chip cho mobile và chưa được đón nhận rộng rãi do chỉ hợp tác với những nhà sản xuất tầm trung. 
Đó là những ví dụ điển hình mà hầu như công ty công nghệ lừng danh nào cũng loay hoay khi cơn bão mobile ập đến.
Ông Lâm Thái Trung Hiếu, đại điện bộ phận phát triển mobile của Yahoo! Việt Nam chia sẻ “Năm nay chiến lược của Yahoo! sẽ tập trung toàn bộ nguồn lực hiện có cũng như mua thêm các công ty khởi nghiệp trẻ trong ngành để bổ sung lực lượng, cải tổ bộ máy nhằm tạo ra thế lực mới trong lĩnh vực mobile”.

Khổ luyện

Dân công nghệ vs. Dân điền kinh (3)

 
Mọi người đều biết, các vận động viên dành tuổi thanh xuân của mình, có khi là cả đời để
Mọi người đều biết, các vận động viên dành tuổi thanh xuân của mình, có khi là cả đời để khổ luyện. Các công ty công nghệ cũng không khá hơn là mấy. Sự thật hơi phũ phàng là mọi người chỉ nhìn vào ánh hào quang mà quên đi hoặc không biết họ đã vất vả như thế nào.
Ví như công ty Rovio, đơn vị chủ quản game cực đắt khách Angry Birds. Rovio là công ty gia công ngoài cho các ông lớn như EA, Realnetworks, Namco. Nhưng đến 2006, Rovio phải cắt giảm từ 50 xuống 12 nhân sự và đối mặt nguy cơ phá sản. 
Nỗ lực cuối cùng của họ là tốn 3 năm và 100.000 USD để cho ra đời “Những chú chim giận dữ” vào 2009. Đến 2/2010, Angry Birds “lên kệ” Apple Store và trở thành hiện tượng. Trước khi có Angry Birds, “thợ” của Rovio đã mài dũa hơn 50 game vô danh khác để đón lấy vinh quang ngày nay.
Hay như mạng xã hội chia sẻ hình ảnh Pinterest. Sau 4 tháng ra mắt chỉ có 200 thành viên, chưa có dịch vụ nào khởi đầu tệ hại như vậy. Trong năm đầu tiên, gần như Pinterest chỉ biết lặng lẽ giữa Silicon Valley. 
Ben Silbermann, CEO Pinterest, cựu nhân viên Google, chia sẻ anh tưởng chừng như phải xin quay lại Google làm việc trước khung cảnh ảm đạm này. Nhưng với nỗ lực không ngừng, đội ngũ của anh đã trải qua khoảng 50 lần thay đổi giao diện và cuối cùng gây được tiếng vang với giao diện kiểu pinboard, điều mang đến cho Pinterest ngày nay.
Không có thành công nào mà không cần nỗ lực, thậm chí phải nỗ lực rất nhiều. Kinh doanh ví như một cuộc đua, hay chỉ một cuộc chơi. Đòi hỏi sự rèn luyện, khôn khéo và đôi khi cần một chút may mắn để ra quyết định hợp thời điểm.
 
* Mobile, ý muốn đề cập đến xu hướng chuyển dịch từ PC và laptop sang các thiết bị di động như là máy tính bảng và ĐTDĐ, gọi chung là mobile.
** OTT Apps là viết tắt của Over The Top Application, được hiểu là những ứng dụng cho mobile dùng để giao tiếp (chat) với nhau như là Viber, Zalo, WhatsApp, Line, KakaoTalk…
 

Vũ Hoàng Tâm

Theo Trí Thức Trẻ

BÍ QUYẾT GÂY DỰNG CƠ NGHIỆP BẠC TỶ

Nếu bạn đang ấp ủ niềm khát khao làm giàu với một niềm tin cháy bỏng rằng bản thân bạn có đủ tài năng để biến những ý tưởng kinh doanh của mình thành gia sản triệu đô, đây chính là quyển sách giúp bạn hiện thực hóa ước mơ tự do về tài chính của mình chỉ trong vòng 2 năm tới. Sở hữu quyển sách, bạn sẽ học được hàng chục phương pháp hướng dẫn cách hình thành ý tưởng kinh doanh độc đáo và biến chúng thành hiện thực, 4 cách tăng doanh thu lên 160% trong vòng 6 tháng…

MUA SÁCH
]]>
https://books.evol.vn/cong-nghe-dien-kinh-chien-thang-nao-ma-khong-co-nuoc-mat-mo-hoi/feed/ 0
Tư duy kinh doanh "không giống ai" của Jeff Bezos – Amazon https://books.evol.vn/tu-duy-kinh-doanh-khong-giong-ai-cua-jeff-bezos-amazon/ https://books.evol.vn/tu-duy-kinh-doanh-khong-giong-ai-cua-jeff-bezos-amazon/#respond Thu, 15 May 2014 07:20:40 +0000 http://www.tgm.vn/?p=14324 tư duy kinh doanh

Người đàn ông xây dựng đế chế “cửa hàng vạn món” Amazon không những có phong cách lãnh đạo khác người mà còn có cách tiếp cận riêng, độc đáo về việc kinh doanh.

  • Jeff Bezos không điều hành công ty dựa trên một chỉ số nhận được nhiều yêu tích bởi những người ngoài công ty, chẳng hạn như một chuyên viên phân tích phố Wall.
  • Nếu bạn tăng gấp đôi số lượng những thử nghiệm mỗi năm, bạn sẽ tăng gấp đôi tính sáng tạo của mình. Còn nếu bạn quyết định rằng bạn sẽ chỉ làm những điều bạn biết để làm việc, bạn sẽ bỏ lại nhiều cơ hội trên bàn làm việc của mình.
  • Tiết kiệm dẫn dắt sự đổi mới, chỉ giống như các hạn chế khác đã tạo ra. Một trong những cách để thoát ra khỏi một cái hộp chật hẹp là phát minh ra đường thoát của bạn.

Trong thập kỷ qua, gã khổng lồ Amazon phát triển với tốc độ chóng mặt với doanh thu gần 75 tỷ USD năm 2013. Có được điều này chính nhờ phong cách lãnh đạo khác người của CEO Jeff Bezos với những quy tắc như “Hai chiếc Pizza” hay văn hóa xung đột để tạo ra sáng tạo,…

Người đàn ông xây dựng đế chế “cửa hàng vạn món” này cũng có những cách tiếp cận riêng, độc đáo về việc kinh doanh. Từ những điều lớn như bỏ qua lợi nhuận cho đến những điều đơn giản hơn như thực hiện các họp theo hướng văn hóa đọc, nhà sáng lập Amazon không làm mọi thứ theo cách thông thường.

Điều gì ẩn giấu phía sau những cách làm kỳ quặc này và bạn có thể học hỏi gì từ cách tiếp cận kinh doanh Bezos để có thể thay đổi cách làm việc tại công ty của riêng bạn?

Gần đây, trên blog của cưụ nhân viên Amazon hiện là nhân viên Microsoft, Tren Griffin đưa ra bài việc trực tiếp về cách nghĩ của Jeff Bezos về kinh doanh thông qua những phát ngôn nổi tiếng của ông. Sau đây là một vài câu nói nổi tiếng của Bezos về kinh doanh được trang INC. đăng tải:

“Giới hạn cận biên của bạn là cơ hội của tôi”

Như Griffin giải thích: “Bezos nhìn thấy tình yêu của một đối thủ vào các giá trị cận biên và các chỉ số tài chính như một cơ hội đối với Amazon kể từ khi đối thủ này sẽ bám vào chúng trong khi Bezos lại tập trung vào giá trị đô la tuyệt đối của dòng tiền và cắt lát chúng như một con dao nóng lướt qua mặt bơ”.

“Bezos đã nêu ra sự tập trung vào giá trị tuyệt đối của dòng tiền trong bức thư gửi cổ đông năm 2014. Ông ấy không điều hành công ty dựa trên một chỉ số nhận được nhiều yêu tích bởi những người ngoài công ty, chẳng hạn như một chuyên viên phân tích phố Wall”, Griffin nhấn mạnh thêm. Bạn có đang tập trung nhìn vào đúng những con số của doanh nghiệp mình hay bạn đang quá lo lắng về những số liệu đánh giá mà người khác nói với bạn là quan trọng?

“Sự cân bằng quyền lực đang dịch chuyển về phía khách hàng và rời bỏ các công ty…Con đường đúng đắn để đối phó với điều này nếu bạn là một công ty là đặt phần lớn năng lượng của bạn, sự chú ý và tiền bạc bào việc xây dựng một sản phẩm hay dịch vụ vĩ đại và đặt phần nhỏ hơn  vào việc hô hào về nó, quảng cáo nó.”

“Trong thế giới cũ, bạn dành 30% thời gian để xây dựng một dịch vụ tuyệt vời và 70% để hô hào về nó. Thế nhưng trong thế giới mới, điều này đã đảo ngược”, Bezos nhấn mạnh. Bạn có đang quá tập trung vào việc làm sao để nói về doanh nghiệp của mình và không hướng tới những điều đang thực sự diễn ra? “ Những công ty tốt nhất có được khách hàng thực sự mà không cần quảng cáo. Những sản phẩm vĩ đại và phương thức truyền miệng  là những điều dẫn dắt doanh thu tại những công ty này. Ngược lại những công ty phải mở hầu bao ngân sách quảng cáo khổng lồ đang mất đi lợi thế của họ trong kỷ nguyên Internet”, Griffin bình luận.

“Nếu bạn tăng gấp đôi số lượng những thử nghiệm mỗi năm, bạn sẽ tăng gấp đôi tính sáng tạo của mình.”

Có lẽ việc tăng các sáng kiến của bạn dường như đơn giản hơn so với việc lần đầu nó xuất hiện. Chỉ cần cố gắng nhiều hơn nữa. Dựa trên câu nói này, đó dường nhưng trở thành cách tiếp cận chung của Amazon.

“Nếu bạn quyết định rằng sẽ chỉ làm những điều bạn biết để làm việc, bạn sẽ bỏ lại nhiều cơ hội trên chiếc bàn giấy.”

Quan điểm này rõ ráng liên quan đến câu nói phía trên. Thử nghiệm,  theo định nghĩa thường, có thể dẫn tới thất bại. Tránh thất bại để xoa dịu cái tôi của bạn đồng thời với việc cắt giảm số lượng các thử nghiệp và nó thường là một vấn đề lớn: không dám thất bại để thử nghiệm hơn là thực hiện nó và thất bại. Theo Griffin, Warren Buffett cũng từng đặt vấn đề này theo cách khác: “Thông thường, những sai lầm nghiêm trọng nhất chúng ta là sự bỏ quên, bỏ đi, hơn là về chi phí hay xếp loại. Charlie và tôi cũng không ít lần bối rối, kể cả khi bạn không thấy những lỗi lầm này nhưng sự vô hình đó không làm giảm đi cái giá của chúng.”

“Phải sẵn sàng với việc bị hiểu lầm nếu bạn đang trên con đường đổi mới.”

Bezos không phải là người duy nhất cho rằng sự đổi mới có thể đi kèm với cô đơn nhưng ông là người chắc chắn minh họa điều này thành nguyên tắc. “Bạn không thể tốt hơn thị trường nếu bạn chính là thị trường. Tương tự vậy, bạn phải chấp nhận quan điểm bất đồng và hiểu đúng cách nhìn này để đánh bại các đối thủ”, Griffin cho biết.

“Tiết kiệm dẫn dắt sự đổi mới, giống như điều các hạn chế khác đã tạo ra. Một trong những cách để thoát ra khỏi cái hộp chật hẹp là tìm ra đường thoát của bạn.”

Bạn có dùng thời gian của mình vào việc mơ tưởng đến một lúc nào đó sẽ xuất hiện “cơn lũ” tiền bạc sẽ cuốn trôi những rắc rối công ty đang gặp phải? Những mơ mộng của bạn có thể đang sai lầm. “Nhiều tiền hơn thường đồng nghĩa với nhiều vấn đề hơn. Những công ty với quá nhiều tiền thường ít sự sáng tạo hơn”, Griffin viết trên blog của mình.  Tất nhiên  khó mà học cách yêu những hạn chế của bạn nhưng câu nói này đề xuất ra những lợi ích của việc tìm tòi trong quá trình thực hiện.

“Điều tuyệt vời nhất của các quyết định dựa trên thực tế là chúng bác bỏ hệ thống phân cấp từ trên xuống.”

Nhiều công ty đưa ra những lựa chọn dựa trên thâm niên hay uy tín của những người đưa ra quan điểm tranh luận khác nhau. Điều này không tồn tại ở Amazon. Liệu công ty của bạn có thể tạo ra lợi ích từ việc thử nghiệm cách tiếp cận dựa trên thực tế nhiều hơn như gã khổng lồ công nghệ này?

Theo Kim Thủy – Business Insider – Trí Thức Trẻ

THẢM HỌA LÃNH ĐẠO

Trong bao năm qua, chắc hẳn bạn đã thấy nhiều quyển cẩm nang “nên làm gì” trong kinh doanh. Quyển sách Thảm Họa Lãnh Đạo này nói về phần còn lại của câu chuyện. Đây là quyển cẩm nang “không nên làm gì”. Trong quyển sách dày công nghiên cứu này, hai tác giả Weinzimmer và McConoughey đã mang đến những lời khuyên chân thành nhưng thẳng thắn giúp các nhà lãnh đạo rút ra bài học từ những sai lầm của mình, trước khi cái giá phải trả trở nên quá lớn. Đây là quyển sách gối đầu giường dành cho các nhà lãnh đạo ham học hỏi, dù là còn non hay đã dày dạn kinh nghiệm.

MUA SÁCH
]]>
https://books.evol.vn/tu-duy-kinh-doanh-khong-giong-ai-cua-jeff-bezos-amazon/feed/ 0
15 mẫu card visit sáng tạo nhất thế giới https://books.evol.vn/15-mau-card-visit-sang-tao-nhat-gioi/ https://books.evol.vn/15-mau-card-visit-sang-tao-nhat-gioi/#respond Wed, 14 May 2014 19:09:06 +0000 http://www.tgm.vn/?p=14321 Những thiết kế này thể hiện rõ nghề nghiệp của chủ sở hữu, cũng như tính sáng tạo và hài hước trong công việc của họ.

mẫu card visit sáng tạo nhất thế giới

1. Tại London, cửa hàng nội thất Bentply cho thấy rõ họ đang kinh doanh sản phẩm nào.

mẫu card visit sáng tạo nhất thế giới

2. Còn với công ty cây xanh Brothers ở Canada, khách hàng khó mà nhầm lẫn họ với ai khác.

3. Còn chuyên gia về châm cứu Steve Li lại rất tuyệt vời khi sử dụng những tấm card visit cũ để tiếp thị nghề nghiệp của mình.

4. Tương tự, tại Thụy Điển, shop đồ cũ Gengavan cũng chỉ rõ họ đang bán hàng “second- hand”.

5. Nhiếp ảnh gia Lars Swanson tận dụng thế mạnh nghề nghiệp để đưa ra mẫu card visit độc nhất vô nhị.

6. Cũng sáng tạo không kém là màn “đo mắt” qua danh thiếp của một công ty trong ngành ở Hàn Quốc.

7. Tại Brazil, ngay khi nhìn vào tấm card, khách hàng sẽ biết Studio âm nhạc này “vui nhộn” ra sao.

8. Còn ở Canada, bạn có thể tận dụng tấm Name card để làm miếng vá lốp xe đạp.

9. Tấm danh thiếp theo phong cách Lego của một công ty kiến trúc tại Bỉ.

10. Chuyên bán mô hình máy bay, cửa hàng có tên Norburn ở Canada đã tặng ngay cho khách hàng một “sản phẩm” của mình.

11. Những răng cưa tạo thành cụm “www” là sự thể hiện rõ nhất cho dịch vụ thiết kế web này ở Ấn Độ.

12. Sự sáng tạo đến từ một shop bán khung ảnh ở Moldova.

13. Tại Brazil, cửa hàng đồ thể thao của Adidas trang bị cho nhân viên những chiếc giây dày không thể độc đáo hơn.

14. Cũng ở xứ sở Samba, cửa hàng trang điểm này có thể tạo “card visit” trên bất cứ bề mặt nào.


15. Cuối cùng là danh thiếp của một dịch vụ môi giới việc làm ở Hà Lan. Điểm độc đáo nhất ở đây là nó có thể ăn được.

Theo Buzzfeed/ Tri Thức

CON ĐƯỜNG KHỞI NGHIỆP

Đây là một khóa học chắt lọc lại kinh nghiệm 8 năm lăn lộn từ con số 0 đi lên để giúp bạn tiết kiệm hàng tỉ đồng. Khóa học sẽ giúp những người khởi nghiệp - kinh doanh giảm thiểu những gian nan, vượt qua những thử thách và tránh những cạm bẫy trong một môi trường kinh doanh đầy thách thức như ở Việt Nam chúng ta. Hãy hiểu con đường, trước khi khởi nghiệp.

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

BÍ QUYẾT GÂY DỰNG CƠ NGHIỆP BẠC TỶ

Nếu bạn đang ấp ủ niềm khát khao làm giàu với một niềm tin cháy bỏng rằng bản thân bạn có đủ tài năng để biến những ý tưởng kinh doanh của mình thành gia sản triệu đô, đây chính là quyển sách giúp bạn hiện thực hóa ước mơ tự do về tài chính của mình chỉ trong vòng 2 năm tới. Sở hữu quyển sách, bạn sẽ học được hàng chục phương pháp hướng dẫn cách hình thành ý tưởng kinh doanh độc đáo và biến chúng thành hiện thực, 4 cách tăng doanh thu lên 160% trong vòng 6 tháng…

MUA SÁCH

]]>
https://books.evol.vn/15-mau-card-visit-sang-tao-nhat-gioi/feed/ 0
Làm việc nhóm: Câu chuyện muôn thuở! https://books.evol.vn/lam-viec-nhom-cau-chuyen-muon-thua/ https://books.evol.vn/lam-viec-nhom-cau-chuyen-muon-thua/#respond Wed, 14 May 2014 18:49:41 +0000 http://www.tgm.vn/?p=14315 Bản thân chúng ta với năng lực và tính cách sẽ có những ảnh hưởng lên nhóm, đồng thời cũng chịu những tác động của bạn bè cả về điều tốt lẫn xấu: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Nhờ các hoạt động trong nhóm, chúng ta vừa phát triển những kỹ năng cá nhân…

Con người là một sinh vật xã hội, điều đó có nghĩa là chúng ta không thể sống và làm việc một mình. Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã gắn mình với một nhóm cơ bản nhất : Gia đình. Sau đó khi lớn hơn, bước vào nhà trường chúng ta sẽ có những người bạn và nếu phù hợp sẽ tạo thành các nhóm bạn.

Bản thân chúng ta với năng lực và tính cách sẽ có những ảnh hưởng lên nhóm, đồng thời cũng chịu những tác động của bạn bè cả về điều tốt lẫn xấu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Nhờ các hoạt động trong nhóm, chúng ta vừa phát triển những kỹ năng cá nhân, thu nạp những kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời góp phần vào các hoạt động đem lại những giá trị về vật chất và tinh thần cho tập thể, cộng đồng. Ngay từ xưa, ông bà ta cũng có câu : “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Nhóm là gì ?

Nhóm không đơn giản chỉ là một tập hợp nhiều người làm việc cùng nhau hoặc làm việc dưới sự chỉ đạo của một nhà quản lý. Nhóm là một tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung. Vì thế các thành viên trong nhóm cần có sự tương tác với nhau và với trưởng nhóm để đạt được mục tiêu chung. Các thành viên trong nhóm cũng phải có sự phụ thuộc vào thông tin của nhau để thực hiện phần việc của mình.

kỹ năng làm việc nhóm

Lý thuyết cơ bản về kỹ năng làm việc nhóm & cách phát triển nhóm

Như vậy chúng ta tuy có nhiều hình thức nhóm khác nhau như : Nhóm bạn học tập, nhóm bạn cùng sở thích, nhóm năng khiếu, nhóm kỹ năng, các câu lạc bộ, các nhóm làm việc theo dự án, nhóm làm việc trong tổ chức .v.v.

Nhưng tất cả đều phải xây dựng trên tinh thần đồng đội, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, ngoài ra chúng ta còn phải tạo ra một môi trường hoạt động mà các thành viên trong nhóm cảm thấy tự tin, thoải mái để cùng nhau làm việc, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu đã đặt ra. Điều quan trọng là phải giúp cho các thành viên trong nhóm tin rằng sự cống hiến của mình cho tập thể được đánh giá đúng đắn, chính xác và nhận được sự tưởng thưởng xứng đáng, không có sự nhập nhằng gây ra ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi người. Những thành viên trong nhóm phải được xác định rằng thành quả của tập thể có được là từ sự đóng góp tích cực của mỗi người.

Thế nào là một Nhóm làm việc

Một nhóm có thể hình thành theo nhiểu cách khác nhau: Các nhóm bạn học tập có khi hình thành do sự chỉ định của thày cô, nhóm sở thích hình thành do sự rủ rê nhau, và các nhóm làm việc trong một cơ quan, đơn vị là do sự tuyển dụng theo nhu cầu của đơn vị đó. Vì thế, có những nhóm hình thành và gắn kết rất lâu, nhưng cũng có những nhóm chỉ hoạt động cùng nhau trong một thời điểm nào đó. Nhưng điều quan trọng là, không phải nhóm nào cũng có những mục đích hay có những hoạt động cùng nhau.

Một nhóm người làm việc trong cùng một văn phòng hay thậm chí một dự án chung không phải lúc nào cũng tiến hành công việc của một nhóm làm việc. Nếu nhóm đó được quản lý theo kiểu chuyên quyền độc đoán, có lẽ sẽ không có sự tác động qua lại liên quan đến công việc giữa các thành viên trong nhóm. Nếu có bất kỳ tư tưởng bè phái nào trong nhóm, hoạt động của nhóm sẽ không bao giờ tiến triển được. Ngược lại, một nhóm làm việc vẫn có thể phát triển dù các thành viên không cùng làm việc hay sinh hoạt trong một môi trường, một không gian nhất định.

Nói một cách đơn giản, nhóm làm việc là nhóm tạo ra được một tinh thần hợp tác, biết phối hợp và phát huy các ưu điểm của các thành viên trong nhóm để cùng nhau đạt đến một kết quả tốt nhất cho mục đích mà nhóm đặt ra.

Hình thành và phát triển nhóm

Tùy theo nhu cầu, mục đích được đề ra cho nhóm và số lượng cũng như năng lực của các thành viên trong nhóm, các nhóm được hình thành và phát triển theo nhiều hình thức và thời gian hoạt động khác nhau. Nhưng nhìn chung thì hầu như đều trại qua 4 bước cơ bản :

Bước 1: Tạo dựng: Khi được mời gọi hay đưa vào nhóm, các thành viên còn rụt rè, và tìm kiếm những vị trí của mình trong nhóm, chưa bộc lộ nhu cầu cũng như năng lực cá nhân.. Một điều không thể thiếu là các thành viên sẽ thử khả năng lãnh đạo của trưởng nhóm. Thông thường hầu như không có nhóm nào có được sự tiến bộ trong giai đoạn này.

Bước 2: Công phá : Đây có lẽ là giai đoạn khó nhất của mỗi nhóm. Các thành viên thường cảm thấy thiếu kiên nhẫn với việc thiếu sự phát triển của công việc, nhưng họ vẫn chưa có kinh nghiệm làm việc như một nhóm thật sự. Họ có thể sẽ tranh cãi về những công việc được giao vì phải đối mặt với những điều trước đây họ chưa bao giờ nghĩ tới và khiến họ cảm thấy không thoải mái. Tất cả “sức mạnh” của họ dành để chĩa vào các thành viên khác, thay vì tập trung lại và hướng tới mục tiêu chung.

Bước 3: Ổn định : Trong suốt giai đoạn này, các thành viên trong nhóm quen dần và điều hoà những khác biệt giữa họ. Sự xung đột về tính cách và ý kiến giảm dần và tính hợp tác tăng lên. Khi đó họ có thể tập trung nhiều hơn cho công việc và bắt đầu có sự tiến bộ đáng kể trong hiệu quả công việc.

Bước 4: Hoàn thiện: Ở giai đoạn này, các thành viên đã hiểu và thích nghi được với điểm mạnh và yếu của từng người trong nhóm mình và biết được vai trò của họ là gì. Mọi người đã cởi mở và tin tưởng nhau hơn, rât nhiều ý kiến hay được nêu ra thảo luận vì họ không còn e ngại như lúc đầu. Họ linh hoạt sử dụng quyết định của mình như một công cụ để hiện thực hoá những ý tưởng, ưu tiên những nhiệm vụ cần thiết và giải quyết những vấn đề khúc mắc. Rất nhiều việc được hoàn thiện và sự gắn bó giữa các thành viên trong nhóm là rất cao.

Vì trải qua 4 giai đoạn như thế nên ban đầu, có vẻ như một nhóm hoạt động lại không đạt được những hiệu quả như một cá nhân làm việc, vì thế nên sẽ đưa đến hậu quả là có một vài cá nhân có năng lực, thừa nhiệt tình nên đã gánh vác hay ôm đồm công việc cho cả nhóm và kết quả là những thành tựu mà nhóm có được chỉ là do công sức của một vài người, từ đó sẽ đưa đến sự độc tài hay chia rẽ, dẫn đến sự tan rã nhóm.

Ngược lại, nếu biết cách làm việc nhóm thì sau giai đoạn công phá, nhóm sẽ ổn định và phát huy được sức mạnh của tập thể, vượt qua những giới hạn của cá nhân để đạt đến được mục đích chung mà mọi thành viên trong nhóm đều có thể hưởng được những ích lợi do nhóm mang lại.

Kỹ năng tổ chức công việc

Nhóm làm việc là những cá nhân tập hợp lại và hình thành một đơn vị hoạt động cùng nhau, vì thế mỗi thành viên trong nhóm đều phải biết kỹ năng để gắn kết và áp dụng tốt các kỹ năng này để đạt được những hiệu quả nhất định. Có hai kỹ năng mà một nhóm cần phải có là kỹ năng tổ chức các hoạt động cho nhóm và kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm.

Kỹ năng tổ chức:

Bất kỳ một công việc gì, từ cá nhân đến tập thể đều cần phải có sự tổ chức, vậy phải dựa vào yếu tố gì để có thể tổ chức một hoạt động để đem lại kết quả tốt nhất. Theo quan điểm của người xưa, thì ta có 3 yếu tố là Thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Điều này có nghĩa là : Phải gặp đúng thời cơ hay thời điểm thích hợp, phải thực hiện ở một địa điểm thích hợp, có những yếu tố thuận lợi và điều quan trọng nhất là đạt được sự đồng lòng, hòa thuận giữa mọi người với nhau. Còn hiện nay thì chúng ta có thể dựa vào nguyên lý 5W + 1 H để tổ chức một công việc hay một hoạt động, một kế hoạch. Khi bắt đầu bất kỳ một vấn đề gì mới, chúng ta phải trả lời được các câu hỏi:

  • Kế hoạch hay chương trình đó dùng để làm gì ( What )
  • Kế hoạch đó xuất phát từ đâu, ở đâu ra ( Where )
  • Khi nào thì bắt đầu tiến hành ( When )
  • Ai sẽ là người thực hiện hay phụ trách việc này ( Who )
  • Tại sao phải tiến hành hoạt động này ( Why )
  • Chúng ta sẽ thực hiện nó như thế nào ( How )

Nếu một kế hoạch hay dự án mà không trả lời được các câu hỏi này thì chúng ta không nên tiến hành vì có nhiều khả năng thất bại hay chí ít cũng là những khó khăn khó khắc phục, có thể dẫn đến sự mất đoàn kết hay tan rã nhóm. Ngoài ra trong kỹ năng tổ chức, mỗi người trong nhóm đều phải nhận ra được thế mạnh cũng như điểm yếu của mình để có thể đảm nhận hay sắp xếp các công việc, các trách nhiệm phù hợp điều đó mới giúp cho nhóm đạt được những kết quả tốt nhất.

Kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân:

Như đã nói, để thực hiện các hoạt động thì một cá nhân dù xuất sắc đến đâu cũng không thể thực hiện nếu không có sự trợ giúp của những người cùng làm việc với mình vì thế, điều cơ bản nhất là phải tạo được sự đồng thuận hay tiếng nói chung giữa những người trong nhóm để cùng nhau thực hiện. Để thực hiện được các hoạt động chung, thì mỗi một thành viên trong nhóm cần phải có một số các kỹ năng sau đây ngoài sự đồng thuận chung về quan điểm và mục đích của nhóm:

1. Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng ý kiến giữa các thành viên trong nhóm. Lắng nghe không chỉ là sự tiếp nhận thông tin từ người nói mà còn phải biết phân tích, nhìn nhận theo hướng tích cực và phản hồi bằng thái độ tôn trọng những ý kiến của người nói dù đó là ý kiến hoàn toàn trái ngược với quan điểm của bản thân

2. Chất vấn: Chất vấn là kỹ năng thể hiện tư duy phản biện tích cực Thực tế đây là một kỹ năng khó mà bất kỳ ai cũng cần phải rèn luyện. Chất vấn bằng những câu hỏi thông minh dựa trên những lý lẽ tán đồng hay phản biện chặt chẽ. Điều này đòi hỏi mức độ tư duy cao và tinh thần xây dựng cho nhóm. Lời lẽ chất vấn cần mềm mỏng, lịch sự. Tuy nhiên, điều quan trọng là trong nhóm cần có sự cởi mở để khuyến khích mọi người có thể tiếp nhận những ý kiến trái chiều với quan điểm của mình mà không tự ái. Người chất vấn cũng phải sử dụng những lời lẽ mềm mại và tế nhị, không xoáy vào những điểm yếu lên tiếng phê phán hay chê bai để dẫn đến sự tranh luận vô ích.

3. Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. Khi thuyết phục, ta phải dựa vào chính những ý kiến chung để củng cố hay làm cho nó trở nên hợp lý hơn chứ không chỉ dựa vào lý lẽ cá nhân. Nhất là không thể dựa vào vị trí hay tài năng của mình để buộc người nghe phải chấp nhận.

4. Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực. Khi các thành viên trong nhóm thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau nghĩa là đang đóng góp sức mình vào sự thành công trong việc tổ chức các hoạt động của nhóm.

5. Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau vì trong một nhóm, có người sẽ mạnh lĩnh vực này, nhưng người khác lại mạnh lĩnh vực khác. Và nhiều khi, vấn đề mà nhóm đang phải giải quyết cần kiến thức ở nhiều lĩnh vực, mức độ và đòi hỏi các kỹ năng khác nhau. Đây là kỹ năng mà mỗi người cần rèn luyện để sẵn sàng đóng góp vào thành quả chung của nhóm.

6. Chia sẻ: Các thành viên đưa ra ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình khi gặp các tình huống tương tự trước đó. Trong nhóm đang thảo luận, người nào càng chia sẻ được nhiều kinh nghiệm quý giá của mình, hoặc đưa ra các ý kiến sáng suốt cho nhóm, thì sẽ càng nhận được sự yêu mến và vị nể của các thành viên còn lại. Và một khi, mỗi thành viên trong nhóm đều nhận thức được tầm quan trọng của việc chia sẻ, không khí làm việc của nhóm sẽ cởi mở và tích cực hơn.

7. Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra. Có nghĩa là, cả nhóm cần phải hiểu rõ mục đích của nhóm cần đạt được là gì, và có cùng chung khao khát hoàn thành nó. “Hãy tưởng tượng, chúng ta đang cùng ở trên một con thuyền, tất cả đều phải cùng chèo để đưa con thuyền về đến đích!”.

Khó khăn trong việc tổ chức hoạt động nhóm

Tổ chức hoạt động là một điều không dễ dàng, có nhiều yếu tố từ khách quan đến chủ quan có thể đưa đến sự thất bại, thậm chí là tan rã nhóm. Ngoài những tác động khách quan từ bên ngoài, còn có những yếu tố chủ quan mà chúng ta thường gặp phải khi tổ chức các hoạt động cho nhóm, mà trong đó 4 yếu tố gây nhiều trở ngại nhất là :

Quá nể nang các mối quan hệ

Chúng ta thường lẫn lộn giữa tình cảm cá nhân hay sự tôn trọng vị trí của các thành viên trong nhóm để không đưa ra những góp ý, chất vấn hay tranh luận nhằm đạt đến những kết quả tốt nhất. Chúng ta thường có thái độ “ Dĩ hòa vi quý” Nhưng đây là yếu tố để tạo sự đồng thuận, chứ không phải sự xuê xoa, dễ dãi trong các điều kiện làm việc.

Thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý

Chúng ta thường thích làm vừa lòng người khác bằng cách luôn luôn tỏ ra đồng ý khi người khác đưa ra ý kiến trong khi thực sự là mình không đồng ý hoặc chẳng hiểu gì cả. Điều đó sẽ làm cho cả nhóm hiểu lầm nhau, chia năm sẻ bảy hoặc mạnh ai nấy làm. Cũng có nhiều người thì lại chọn thái độ thụ động, “ngồi mát ăn bát vàng” ai làm gì cũng gật nhưng bản thân mình thì lại không làm gì cả, hoặc chỉ chờ người ta làm trước mình chi nương theo, hay động viên bằng miệng. Đây chính là thái độ có hại nhất cho các hoạt động của nhóm.

Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác

Chính do sự thảo luận không dứt điểm, phân chia công việc không phân minh nên ai cũng nghĩ đó là việc của người khác chứ không phải của mình. Ngược lại, nếu phải đứng ra làm thì lại sẵn sàng có đủ lý do để biện minh cho những hạn chế của mình, và khi gặp thất bại thì luôn tìm mọi lý lẽ để đổ trách nhiệm qua cho người khác, hay từ chối không dám nhận trách nhiệm về mình.

Không chú ý đến công việc của nhóm

Một khuynh hướng trái ngược là luôn luôn cố gắng cho ý kiến của mình là tốt và chẳng bao giờ chịu chấp nhận ý kiến của bât kỳ ai khác. Một số thành viên trong nhóm cho rằng mình giỏi nên chỉ bàn luận trong phạm vi những người mà mình cho là tài giỏi trong nhóm, hoặc đưa ý kiến của mình ra mà không cho người khác tham gia.

Đây là yếu tố quan trọng gây ra sự chia rẽ trong nhóm nhóm. Khi cả đội bàn bạc với nhau, một số thành viên hoặc nghĩ rằng ý kiến của mình không tốt nên không chịu nói ra hoặc cho rằng đề tài quá chán nên không tốn thời gian. Thế là, trong khi phải bàn luận kỹ hơn để giải quyết vấn đề lại quay sang nói chuyện riêng với nhau. Cho đến khi thời gian chỉ còn 5-10 phút thì tất cả mới bắt đầu quay sang, đùn đẩy nhau phát biểu. Và chính lúc đã có một người lên thuyết trình, chúng ta vẫn cứ tiếp tục bàn về chuyện riêng của mình mà không quan tâm đến nội dung hay mục tiêu đề ra. Kết quả là chúng ta hoặc là không hiểu sẽ làm gì, hoặc sẽ thực hiện với sự bất mãn, không đem lại hiệu quả cao cho nhóm.

Tổ chức công việc hay hoạt động cho nhóm là một kỹ năng cần thiết mà ngay từ khi còn là học sinh, hay sinh viên, mỗi chúng ta đều cần phải học hỏi để vừa giúp cho sự phát triển của bản thân, vừa góp phần vào sự phát triển chung cho tập thể mà chúng ta đang hoạt động trong đó. Mình vì mọi người thì mọi người sẽ vì mình. Đó là yếu tố đem lại thành công cho cuộc sống của mỗi người chúng ta.

-Theo Academy.vn

THẢM HỌA LÃNH ĐẠO

Trong bao năm qua, chắc hẳn bạn đã thấy nhiều quyển cẩm nang “nên làm gì” trong kinh doanh. Quyển sách Thảm Họa Lãnh Đạo này nói về phần còn lại của câu chuyện. Đây là quyển cẩm nang “không nên làm gì”. Trong quyển sách dày công nghiên cứu này, hai tác giả Weinzimmer và McConoughey đã mang đến những lời khuyên chân thành nhưng thẳng thắn giúp các nhà lãnh đạo rút ra bài học từ những sai lầm của mình, trước khi cái giá phải trả trở nên quá lớn. Đây là quyển sách gối đầu giường dành cho các nhà lãnh đạo ham học hỏi, dù là còn non hay đã dày dạn kinh nghiệm.

MUA SÁCH
]]>
https://books.evol.vn/lam-viec-nhom-cau-chuyen-muon-thua/feed/ 0
6 "tuyệt chiêu" cực đơn giản khơi dậy tư duy sáng tạo! https://books.evol.vn/6-tuyet-chieu-cuc-don-gian-khoi-day-tu-duy-sang-tao/ https://books.evol.vn/6-tuyet-chieu-cuc-don-gian-khoi-day-tu-duy-sang-tao/#respond Wed, 14 May 2014 18:13:25 +0000 http://www.tgm.vn/?p=14318

Bạn muốn tăng cường khả năng sáng tạo của mình? Hãy bắt đầu bằng việc làm rối tung mọi thứ lên.

Theo nghiên cứu của nhiều trường đại học trên thế giới, một văn phòng bừa bộn và 5 yếu tố khác dưới đây lại tác động tốt cho sự phát triển khả năng sáng tạo của bạn.

6-tuyet-chieu-cuc-don-gian-khoi-day-tu-duy-sang-tao-14318

1. Xới tung không gian làm việc

Một nghiên cứu của ĐH Minnesota đã chỉ ra rằng những người làm việc trong căn phòng lộn xộn có khả năng sáng tạo nhiều hơn những người làm việc ở các văn phòng được sắp xếp gọn gàng. Sự lộn xộn giúp bạn nhìn mọi thứ theo một hướng khác. Nhờ Alexander Fleming bất cẩn để quên cho các đĩa cấy vi khuẩn của mình bị mốc mà chất kháng sinh penicillin đã vô tình được tìm ra.

Vì vậy, đừng phí thời gian sắp xếp lại bàn làm việc của bạn làm gì, bởi ẩn trong sự bừa bộn là cảm hứng tuyệt vời cho sáng tạo.

6-tuyet-chieu-cuc-don-gian-khoi-day-tu-duy-sang-tao-143181

2. Không gian lòe loẹt với gam màu chủ đạo là xanh dương

Bạn có biết vì sao đỏ và xanh là hai màu chủ đạo của các chương trình quảng cáo? Bởi đây là hai gam màu rất tốt cho quá trình tập trung và sáng tạo.

Trong đó, màu đỏ giúp con người gia tăng sự tập trung vào việc nắm bắt các chi tiết, còn màu xanh là màu tốt nhất để phát huy sự sáng tạo của não bộ.

Không gian có màu xanh dương và đỏ không chỉ tạo cho con người cảm giác yên tâm để có thể phát huy tối đa sức sáng tạo của mình. Mà theo nghiên cứu, nó còn giúp cho số lượng ý tưởng mới được tăng lên gấp đôi.

3. Làm việc khi ở trạng thái “lâng lâng”

Bạn sẽ khó đến gần với các ý tưởng mới tiềm năng, nếu trí não tỉnh táo hoàn toàn, một điều tưởng như ngớ ngẩn nhưng lại là sự thật. Đó là lí do tại sao rất nhiều thiên tài của thế giới thường hay mắc chứng bệnh trầm cảm (Lincoln là một ví dụ).

Trạng thái mệt mỏi, lâng lâng và mất tập trung là sự cộng hưởng tuyệt với nhất cho não sáng tạo. Khi ở gần trạng thái kiệt sức, não trạng của bạn thường xuyên bay bổng, lan man. Nó sẽ tạo động lực cho bạn tìm ra những giải pháp đơn giản hơn để giải quyết các vấn đề cũ.

4. Một không gian có tiếng ồn xấp xỉ động cơ xe máy

Nghiên cứu từ Đại học British Columbia và Đại học Virginia cho biết những tiếng ồn vừa phải tại các quán bar tạo ra sự kích thích những suy nghĩ sáng tạo bên trong mọi người. Mức lý tưởng nhất, theo các nhà nghiên cứu, là vào khoảng 70 decibel (gần xấp xỉ âm thanh của động cơ của xe máy).

5. Làm người mất trí

Tất nhiên chỉ là tam thời, việc tạm ngừng suy nghĩ một thời gian ngắn sẽ giúp não tái tạo sức sáng tạo. Đồng thời, giúp não nối liền các mạch suy nghĩ bên trong, bằng cách nới lỏng những kết nối của bộ phận trung gian ở phần vỏ não phía trước trán.

Các nhà nghiên cứu tại ĐH Leiden (Hà Lan) tìm ra rằng: tạm dừng suy nghĩ một thời gian sẽ giúp con người phát kiến ra nhiều giải pháp mới cho các vấn đề đang gặp phải.

6. Hoạt động mạnh

Vận động không chỉ tốt cho cơ thể mà còn cho cả trí não. Theo nghiên cứu của trường Cao đẳng Rhode Island: Sau khi vận động mạnh và đổ mồ hôi, khả năng tập trung và sáng tạo của con người sẽ được cải thiện đáng kể.

Vì vậy hãy cân nhắc việc tập thể dục buổi sáng nếu bạn chuẩn bị có một ngày cần sự sáng tạo tốt nhất.

Theo LÂM NGHI

Doanh nhân Sài Gòn/INC

NGỘ NHẬN VỀ SỨC HÚT CÁ NHÂN

Bất kỳ ai cũng có thể học và hoàn thiện kỹ năng tạo sức hút cho bản thân mình. Đọc tác phẩm này, bạn sẽ nắm được cách thức tạo sức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn, thuyết phục hơn và truyền cảm hơn.

MUA SÁCH

CON ĐƯỜNG KHỞI NGHIỆP

Đây là một khóa học chắt lọc lại kinh nghiệm 8 năm lăn lộn từ con số 0 đi lên để giúp bạn tiết kiệm hàng tỉ đồng. Khóa học sẽ giúp những người khởi nghiệp - kinh doanh giảm thiểu những gian nan, vượt qua những thử thách và tránh những cạm bẫy trong một môi trường kinh doanh đầy thách thức như ở Việt Nam chúng ta. Hãy hiểu con đường, trước khi khởi nghiệp.

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

]]>
https://books.evol.vn/6-tuyet-chieu-cuc-don-gian-khoi-day-tu-duy-sang-tao/feed/ 0
Giúp con học giỏi bằng bản đồ tư duy https://books.evol.vn/giup-con-hoc-gioi-bang-ban-do-tu-duy/ https://books.evol.vn/giup-con-hoc-gioi-bang-ban-do-tu-duy/#respond Wed, 14 May 2014 17:55:16 +0000 http://www.tgm.vn/?p=14316

Phương pháp ghi chú sáng tạo này đang được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng, đem lại những hiệu quả đáng kinh ngạc, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và kinh doanh.

Lợi ích mà bản đồ tư duy (Mind Map) mang lại cho trẻ em là không nhỏ, bởi nó giúp các em ghi nhớ tốt hơn; biết cách sắp xếp thông tin và ý tưởng một cách khoa học, hệ thống hơn; kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo của các em. Thay vì những gạch đầu dòng nhàm chán, ghi nhớ bằng một bản đồ với những hình ảnh và màu sắc sinh động sẽ giúp bé không còn kém tập trung, diễn đạt lủng củng hay nhớ trước quên sau nữa.

Bé ở lứa tuổi tiểu học hoặc chuẩn bị vào lớp 1 là đã có thể làm quen với bản đồ tư duy. Ban đầu, mẹ hãy cho bé học với những bản đồ tư duy đơn giản, rồi để bé tự điền vào một bản đồ có sẵn…

Các chuyên gia chia sẻ cách dạy bé sử dụng bản đồ tư duy.

Bước 1: Dạy bé đọc và hiểu một bản đồ tư duy đơn giản.

Tư duy sáng tạo

Bước 2: Cho bé điền vào một mẫu bản đồ tư duy có sẵn.

Tư duy sáng tạo

Bước 3: Khuyến khích bé sử dụng bản đồ tư duy để tóm tắt lại một cuốn sách/câu chuyện.

Tư duy sáng tạo

Bước 4: Khuyến khích bé sử dụng bản đồ tư duy để tự lập một kế hoạch thực tế.

Tư duy sáng tạo

Bước 5: Khuyến khích bé thỏa sức sáng tạo với bản đồ tư duy.

Tư duy sáng tạo

Một số lưu ý:

– Để biến hứng thú thành thói quen, mẹ hãy bắt đầu bằng những đề tài mà bé thích và khuyến khích bé sử dụng bản đồ tư duy để ghi nhớ, diễn đạt chúng. Ngược lại, mẹ cũng dùng bản đồ tư duy để chia sẻ, truyền đạt với bé.

– Luôn luôn trân trọng những tác phẩm của bé dù chúng có thể chưa thật hoàn chỉnh.

– Tổ chức những cuộc thi những trò chơi trong gia đình với bản đồ tư duy.

– Không ép buộc bé sử dụng bản đồ tư duy nếu bé nhất quyết không thích vì mỗi đứa trẻ là một cách học.

Khi nhắc đến trí thông minh, ta thường liên tưởng đến những biểu hiện như chỉ số IQ cao, làm toán giỏi. Nhưng trong thực tế, trí thông minh của trẻ em tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Có bé giỏi về tự nhiên, có bé lại thông minh trong giao tiếp, có bé giỏi về logic toán học, có bé lại giỏi về ngôn ngữ. Quan trọng là cha mẹ hãy biết nhìn ra điểm mạnh của con để giúp bé phát huy khả năng, không nên so sánh con mình với con nhà hàng xóm. Bởi nói như nhà bác học Albert Einstein: “Nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, con cá đó sẽ dành cả cuộc đời còn lại để tin rằng nó là một đứa ngu đần”.

Theo Vnexpress

CON CÁI CHÚNG TA ĐỀU GIỎI

Được viết bằng lối văn giản dị dễ hiểu, các tình huống thực tế gần gũi và dựa trên những kết quả nghiên cứu tâm lý hành vi con trẻ, quyển sách còn giúp gia đình bạn tìm được tiếng nói chung, để mỗi ngày trôi qua với bạn là những niềm vui và tiếng cười bất tận. Đây thật sự là quyển cẩm nang hữu ích giúp bạn trở thành những bậc cha mẹ tuyệt vời trong mắt con.

MUA SÁCH

TÔI TÀI GIỎI - BẠN CŨNG THẾ

Với những phương pháp học tập siêu đẳng được tác giả Adam Khoo chia sẻ, bạn sẽ tăng cường được sự tự tinlàm chủ cuộc sống, biết cách ứng dụng các công cụ học tập hiệu quả như Sơ Đồ Tư Duy, phát triển trí nhớ siêu việt để ghi nhớ các sự kiện và con số dễ dàng, và phát huy tối đa khả năng tiềm ẩn bên trong bạn để đạt những thành tích cao nhất có thể.

MUA SÁCH

]]>
https://books.evol.vn/giup-con-hoc-gioi-bang-ban-do-tu-duy/feed/ 0
Nghệ thuật phê bình nhân viên https://books.evol.vn/nghe-thuat-phe-binh-nhan-vien/ https://books.evol.vn/nghe-thuat-phe-binh-nhan-vien/#respond Tue, 01 Oct 2013 01:52:53 +0000 http://www.tgm.vn/?p=1128 Bất cứ nhà lãnh đạo nào bên cạnh những lúc động viên nhân viên cũng có lúc phải phê bình, góp ý với nhân viên của mình. Vấn đề là phê bình thế nào cho tế nhị, để nhân viên nhận ra cái sai của mình mà không cảm thấy tự ái hoặc e sợ trước sự nghiêm khắc thái quá của sếp.

Nhân viên nào cũng thế, cứ được sếp khen ngợi động viên  là rất vui vẻ, hăng say làm việc. Nhưng cũng không phải vì thế mà họ không chịu nhận lời chê. Vấn đề là cách chê của sếp mà thôi.

Nghệ thuật phê bình nhân viên

1. Cần cân nhắc xem có nên trực tiếp đưa ra lời phê bình với người nhân viên đó không?

Ví dụ trong trường hợp nhân viên ăn mặc quá lố lăng đến nơi làm việc, bạn chỉ cần gửi e-mail nhắc nhở chung tất cả mọi nhân viên phải tôn trọng quy định của công ty trong cách ăn mặc.

Bạn có thể viết rằng: “Mùa hè đang tới gần và mọi người thường có xu hướng thích mặc đồ mát mẻ. Tuy nhiên, tôi muốn nhắc nhở mọi nhân viên cần tuân thủ nguyên tắc ăn mặc lịch sự tại nơi làm việc”.

Hoặc trong trường hợp nhân viên sử dụng nước hoa có mùi rất khó chịu, bạn có thể viết e-mail gửi chung cho toàn thể nhân viên có nội dung như sau: “Một số nhân viên trong công ty mắc chứng dị ứng nặng. Đề nghị mọi người không sử dụng các loại mỹ phẩm, nước hoa nặng mùi và nên giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ tại nơi làm việc”.

Việc nhắc nhở một cách gián tiếp như thế này khiến nhân viên cảm thấy được tôn trọng và dễ tiếp thu, lại không cảm thấy xấu hổ vì bị “chỉ tận tay, day tận trán”.

2. Có lúc cần phê bình trực tiếp, đó là khi nhân viên mắc lỗi trong công việc

Ví dụ, khi một nhân viên đi họp mà chưa chuẩn bị đầy đủ số liệu cần thiết, bạn có thể bắt đầu việc nhắc nhở bằng một câu khuyến khích: “Tôi thực sự hoan nghênh những đóng góp có ích của anh trong các cuộc họp gần đây”.

Sau đó đưa ra lời phê bình: “Cuộc họp này, tôi thấy anh đã chưa chuẩn bị số liệu tốt như thường lệ”. Và cuối cùng kết thúc với mệnh lệnh: “Trong những cuộc họp sắp tới, tôi muốn anh không lặp lại sai lầm này nữa”.

Bạn còn có thể đưa ra những giải pháp: “Hiện giờ anh có cảm thấy quá tải công việc không? Nếu thấy thiếu thời gian chuẩn bị tài liệu, anh có thể đề nghị giúp đỡ”.

Một nhà quản lý tốt phải là người luôn có thái độ đúng mực và biết cách động viên cấp dưới bằng những lời khen ngợi, hoan nghênh trung thực và lịch sự, chứ không phải chỉ trích hay phàn nàn.

Một nhà quản lý tốt luôn thể hiện mối quan tâm thực sự đến người khác bằng việc tạo cho nhân viên cảm giác chính họ mới là người quan trọng.

Trong trường hợp lỗi của nhân viên có tính nhạy cảm cao, hãy cố gắng tránh nói trực tiếp trước đám đông để không làm mất mặt họ. Ngoài ra, việc kết thúc sự nhắc nhở, phê bình của bạn bằng những đề nghị cụ thể sẽ mang lại cho người nghe những cảm nghĩ, hành động hoặc thái độ tích cực.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn không thể tránh khỏi việc làm tổn thương người bị phê bình. Nhưng một khi họ có thời gian để nhìn nhận và sửa chữa lỗi lầm, họ sẽ hoan nghênh, tôn trọng những ý kiến góp ý chân thành của bạn.

Nguồn: Bwportal

THẢM HỌA LÃNH ĐẠO

Trong bao năm qua, chắc hẳn bạn đã thấy nhiều quyển cẩm nang “nên làm gì” trong kinh doanh. Quyển sách Thảm Họa Lãnh Đạo này nói về phần còn lại của câu chuyện. Đây là quyển cẩm nang “không nên làm gì”. Trong quyển sách dày công nghiên cứu này, hai tác giả Weinzimmer và McConoughey đã mang đến những lời khuyên chân thành nhưng thẳng thắn giúp các nhà lãnh đạo rút ra bài học từ những sai lầm của mình, trước khi cái giá phải trả trở nên quá lớn. Đây là quyển sách gối đầu giường dành cho các nhà lãnh đạo ham học hỏi, dù là còn non hay đã dày dạn kinh nghiệm.

MUA SÁCH
]]>
https://books.evol.vn/nghe-thuat-phe-binh-nhan-vien/feed/ 0
Nhận diện 11 phong cách làm sếp https://books.evol.vn/nhan-dien-11-phong-cach-lam-sep/ https://books.evol.vn/nhan-dien-11-phong-cach-lam-sep/#respond Thu, 25 Oct 2012 19:59:39 +0000 http://tgm.vn/?p=4329

Bạn là sếp theo phong cách nào?

1. Sếp nhìn xa trông rộng

Đặc điểm: Bạn nắm rõ các xu hướng của tương lai và chèo lái công ty đi đúng hướng. Bạn có phong cách lãnh đạo như Steve Jobs.

Điểm mạnh: Bạn tạo ra một môi trường làm việc đầy sáng tạo, nơi mà các nhân viên của bạn tin rằng họ hoàn toàn có thể làm được những điều tưởng như không thể.

Điểm yếu: Bạn dễ mất kiên nhẫn với những người không thể giúp bạn biến giấc mơ thành hiện thực.

2. Sếp nguyên tắc

Đặc điểm: Bạn tin rằng việc chấp hành các quy định, nguyên tắc sẽ dẫn tới thành công

Điểm mạnh: Bạn là người thắng thắn và dễ làm việc

Điểm yếu: Bạn có xu hướng chú ý quá mức đến những điều vụn vặn và quên đi bức tranh tổng thể

3. Sếp hiếu chiến

Đặc điểm: Bạn chỉ quan tâm đến thành công và cố gắng dành chiến thằng bằng mọi cách.

Điểm mạnh: Bạn là người hấp dẫn và nhóm của bạn luôn luôn dành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh.

Điểm yếu: Bạn sẵn sàng “đâm sau lưng” nhân viên và đồng nghiệp từ phía sau nếu cần để đạt mục đích của mình.

4. Sếp đam mê kỹ thuật

Đặc điểm: Bạn là một kỹ sư giỏi trước khi được thăng chức. Bạn có phong cách lãnh đạo giống Bill Gates.

Điểm mạnh: Bạn có kỹ năng thuyết trình tốt, đặc biết trong các buổi giới thiệu sản phẩm vì đơn giản, bạn rất hiếu về sản phẩm của mình.

Điểm yếu: Trong các cuộc thảo luận kinh doanh, bạn thường xoay quanh những chủ đề mà quen thuộc với mình.

5. Sếp cổ hủ

Đặc điểm: Bạn là người lớn tuổi nhất trong công ty

Điểm mạnh: Bạn từng trải và hiểu rõ cách vận hành của công ty.

Điểm yếu: Bạn luôn kể những câu chuyện “ngày xưa xa lắm”, khiến nhân viên nhàm chán và coi bạn là người đi ngược thời đại.

6. Sếp giỏi xã giao

Đặc điểm: Bạn nhận được sự yêu quý của nhân viên và tạo ra một mạng lưới ủng hộ mình mạnh mẽ.

Điểm mạnh: Bạn nhận sự đồng ý của tất cả mọi người trước mỗi quyết định.

Điểm yếu: Bạn thường thiếu quyết đoán khi có một số ít nhân viên không hài lòng với quyết định của bạn.

7. Sếp bán hàng siêu đẳng

Đặc điểm: Khi còn là nhân viên sales, bạn đã phá tất các kỉ lục bán hàng.

Điểm mạnh: Bạn biết cách chinh phục khách hàng, kể cả người khó tính nhất và không ngần ngại chia sẽ ý kiến của mình

Điểm yếu: Bạn muốn tự tay kết thúc các hợp đồng làm ăn thay vì để cấp dưới thực hiện.

8. Sếp độc tài

Mô tả: Bạn hoàn toàn tin rằng quản lý đồng nghĩa với chỉ huy và kiểm soát. Bạn có phong cách lãnh đạo như độc tài Benito Mussolini.

Điểm mạnh: Không ai phải chờ đợi bạn ra quyết định

Điểm yếu: Bạn luôn xa cách với nhân viên vì sợ nếu gần gũi họ, quyết định của bạn sẽ bị ảnh hưởng

9. Sếp nóng tính

Đặc điểm: Bạn giống như ngọn núi lửa chực chờ để bùng nổ.

Điểm mạnh: Bạn là người phóng khoáng và thẳng thắn.

Điểm yếu: Nhân viên khó lòng làm việc hiệu quả khi phải luôi phải lo sợ “cơn bốc hỏa” của bạn.

10. Sếp thiếu năng lượng

Đặc điểm: Bạn đã ở vị trí cao và không biết nên làm gì tiếp theo

Điểm mạnh: Bạn lắng nghe ý kiến của nhân viên và sẵn sàng phụ thuộc vào lời khuyên của họ

Điểm yếu: Bạn nhanh chóng mất đi sự tôn trọng của mọi người trong nhóm

11. Sếp anh hùng

Đặc điểm: Bạn có thẩm quyền và kiến thức tốt, dễ làm việc với nhân viên ở mọi trình độ.

Điểm mạnh: Bạn giúp nhân viên và công ty thành công giống như bạn đã làm cho mình thành công

Điểm yếu: Thật hiếm có một người sếp hoàn hảo như vậy.

Vũ Vũ / Dân trí / Inc

THẢM HỌA LÃNH ĐẠO

Trong bao năm qua, chắc hẳn bạn đã thấy nhiều quyển cẩm nang “nên làm gì” trong kinh doanh. Quyển sách Thảm Họa Lãnh Đạo này nói về phần còn lại của câu chuyện. Đây là quyển cẩm nang “không nên làm gì”. Trong quyển sách dày công nghiên cứu này, hai tác giả Weinzimmer và McConoughey đã mang đến những lời khuyên chân thành nhưng thẳng thắn giúp các nhà lãnh đạo rút ra bài học từ những sai lầm của mình, trước khi cái giá phải trả trở nên quá lớn. Đây là quyển sách gối đầu giường dành cho các nhà lãnh đạo ham học hỏi, dù là còn non hay đã dày dạn kinh nghiệm.

MUA SÁCH
]]>
https://books.evol.vn/nhan-dien-11-phong-cach-lam-sep/feed/ 0
Làm công việc mình bạn thích và mạnh dạn thay đổi https://books.evol.vn/lam-cong-viec-minh-yeu-thich/ https://books.evol.vn/lam-cong-viec-minh-yeu-thich/#respond Tue, 16 Oct 2012 08:27:47 +0000 http://www.songvakhatvong.vn/?p=3991 Điều gì làm cho bạn mỗi buổi sáng thức dậy muốn đi làm?

Có bao giờ bạn cảm thấy không muốn bước đến công ty hay không? Và bạn chỉ thực sự muốn đi làm khi bạn làm việc gì đó có ích cho ai đó. 
Hãy thử dành thời gian để suy nghĩ rằng mình có yêu thích công việc hay không.
Làm sao để nhận biết công việc phù hợp?

Có nhiều bạn trẻ, khi tôi hỏi rằng “em muốn làm công việc gì khi ra trường?” đã rất nhanh chóng trả lời rằng “bất cứ công việc gì em có thể làm được”. Không riêng gì các bạn trẻ mà những người đã đi làm cũng gặp phải vấn đề làm một công việc và chỉ biết lao vào làm việc mà không bao giờ tự hỏi mình có thực sự phù hợp với công việc hay không hay mục tiêu mình muốn đạt được là gì…

Các bạn nên chọn công việc mà mình thực sự yêu thích, bởi vì yêu thích thì mình mới thực sự gắn bó lâu dài và sống chết với công việc của mình. Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để biết mình phù hợp và thực sự yêu thích một công việc nào. Có nhiều cách để nhận biết bản thân phù hợp với công việc yêu thích.

Đầu tiên, bạn hãy liệt kê những thế mạnh của mình: bạn có thế mạnh gì, ví dụ như bạn năng động và thích sáng tạo, hay bạn tỉ mỉ và cẩn thận, bạn có khả năng lãnh đạo, dẫn dắt người khác…

Tiếp theo là liệt kê những công việc cần thế mạnh của bạn: bạn có thể tham khảo từ bạn bè, anh chị, từ những người đi trước, hay những website chuyên về tuyển dụng, định hướng nghề nghiệp như trang Motibee.com chẳng hạn. Hãy tìm hiểu xem những công việc nào bạn cảm thấy thực sự phù hợp và có hứng thú nhất.

Cuối cùng, bạn hãy “lọc lại”: sẽ có rất nhiều công việc bạn cảm thấy thú vị và có vẻ phù hợp. Nhưng một lần nữa, hãy xét thêm về các yếu tố khác như môi trường làm việc, lãnh vực… Bạn thích làm việc cho các công ty thuộc các ngành hàng tiêu dùng hay các công ty chuyên về dịch vụ… Bạn thích môi trường làm việc sôi động, thử thách, nhiều cạnh tranh hay một môi trường nhẹ nhàng, bình lặng. Tóm lại bạn hãy xem xét thêm công việc nào thật sự phù hợp với cá tính của bạn.

Việc lựa chọn công việc phụ thuộc vào chính bản thân bạn chứ không phải là ai khác, kể cả các chuyên gia tâm lý hay người tư vấn hướng nghiệp. Nếu các chuyên viên tư vấn khuyên bạn nên chọn nghề này hay nghề kia thì họ đã rất chủ quan bởi vì một người tư vấn hướng nghiệp là người ngồi xuống cùng bạn để cùng giúp bạn suy nghĩ, đưa ra các câu hỏi khơi gợi để giúp bạn có sự lựa chọn đúng đắn cho bản thân bạn chứ không quyết định thay bạn…

Trong công việc, không ai có thể chọn được môi trường hoàn toàn phù hợp với mình. Vì vậy, bạn hãy biết tìm những yếu tố có giá trị đối với bạn để bù đắp cho những cái chưa được còn lại. Ví dụ như bạn chọn được một công việc mà mình yêu thích, làm việc cùng với những người đồng nghiệp luôn hỗ trợ bạn nhưng sếp bạn lại không phát triển bạn, vậy hãy thử cân nhắc 2 yếu tố kia có đủ để bạn ở lại với công việc này hay không hay bạn có thể làm gì đó tích cực hơn để đạt được điều bạn mong ước không hay bạn vẫn muốn ra đi để tìm một môi trường tốt hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn nhảy việc nhiều quá sẽ khiến CV của bạn bị “nát” và đến một lúc nào đó chính bản thân bạn cũng có mặc cảm, có thể không rõ rệt nhưng sẽ hình thành trong suy nghĩ và mơ hồ tại sao mọi người không như vậy mà mình lại như vậy… Tất cả là do những quyết định vội vàng trong công việc.

Thời điểm nào để thay đổi?

Công việc nào cũng đến lúc giảm sự yêu thích, khi bạn đã quá thành thạo một công việc, không còn nhiều điều để học hỏi nữa thì sự thay đổi lúc này là cần thiết để không bị đi vào lối mòn.
Ở một số công ty, khi bạn đã làm lâu ở một vị trí và có đầy đủ kinh nghiệm thì bạn sẽ được chuyển sang một bộ phận khác với vị trí tương đương để bạn có kinh nghiệm phong phú hơn. Đương nhiên, những công việc này sẽ bổ trợ cho nhau và cho quá trình tiến thân của bạn. Quá trình làm việc của bạn sẽ đi lên hoặc đi ngang (rồi sau đó đi lên) chứ không dậm chân tại chỗ. Nhưng đó là với những người sếp “thật sự”, người sếp luôn cố gắng phát triển bạn, không để bạn rơi vào trạng thái chán nản.

Còn nếu công ty không tạo điều kiện cho bạn hãy mạnh dạn bước đi. Tôi rất tâm đắc câu chuyện về con ếch. Nếu bạn đặt con ếch trong 1 cái nồi và đổ nước 70 độ C vào thì chắc chắn nó sẽ phản ứng và nhảy ra ngay, nhưng nếu bạn đặt nó vào nồi nước mát và đun nóng từ từ cho đến 70 độ thì khi ấy con ếch sẽ bị chết trong nồi nước, vì nó chỉ cảm thấy nước ấm lên cho đến khi không thể thoát ra được.
Nếu như bạn không tìm cách thoát ra thì sẽ có lúc bạn rơi xuống giống như con ếch trong câu chuyện. Hãy nhận biết thời điểm chín muồi để tìm kiếm sự thay đổi phù hợp và cần thiết cho mình

Động lực để thay đổi công việc

Thông điệp tôi muốn gửi đến các bạn là hãy ngừng phàn nàn về công ty đi. Nếu công ty không tạo điều kiện cho ta phát triển thì ta hãy tự tìm cách phát triển. 
Tự phát triển bản thân là điều quan trọng nhất và cũng giúp ta giữ thế chủ động của bản thân và tìm được những giá trị mà công việc mình yêu thích mang lại.
Chọn công việc bạn yêu thích và bạn sẽ không phải “làm việc” một ngày nào trong đời!

Nhưng nếu bạn không cảm thấy yêu công việc mình đang làm, hãy mạnh dạn thay đổi. Bạn hãy tự hỏi “Điều gì làm cho bạn mỗi buổi sáng thức dậy muốn đi làm?” – nếu không tìm được lý do mà bạn cảm thấy hợp lý, hãy thử với những công việc mà bạn thấy hứng thú, đừng làm mãi một công việc mà nó không mang lại điều gì cho bạn và bạn cũng không còn hứng thú với nó. Bạn sẽ muốn đi làm khi công việc bạn làm có ích cho bản thân, cho gia đình & xã hội….

NGUYỄN THỊ MINH TÂM
Giám Đốc Đào Tạo
UNITY – Love work, Love life!

(Nguồn: Unity, behappy.me)

[sach_nhungbuocdongiandenuocmo]

]]>
https://books.evol.vn/lam-cong-viec-minh-yeu-thich/feed/ 0