Làm giàu bền vững – EVOL Books https://books.evol.vn Mang chất lượng vào kiến thức Sun, 16 Jun 2019 08:15:22 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.4.4 Cần làm gì để tự ‘lên dây cót’ bản thân khi nhiệt huyết đi xuống? https://books.evol.vn/can-lam-gi-de-tu-len-day-cot-ban-khi-nhiet-huyet-di-xuong/ https://books.evol.vn/can-lam-gi-de-tu-len-day-cot-ban-khi-nhiet-huyet-di-xuong/#respond Thu, 07 Aug 2014 03:59:08 +0000 http://www.tgm.vn/?p=18243

Việc đối mặt với những trở ngại, thử thách không thể tránh khỏi sẽ khiến nguồn năng lượng tinh thần của bạn có lúc cạn kiệt. Làm sao để vượt qua những thời khắc khó khăn này?

Bất kể bạn đang có một công việc đáng mơ ước hay đang tự mình vận hành một doanh nghiệp, không phải lúc nào bạn cũng giữ được nhiệt huyết, động lực và năng lượng ở mức cao để tiếp tục đi theo con đường mình đã chọn.

Việc đối mặt với những trở ngại, thử thách không thể tránh khỏi sẽ khiến nguồn năng lượng tinh thần của bạn có lúc cạn kiệt. Làm sao để vượt qua những thời khắc khó khăn này? Sau đây là một số ý tưởng được tạp chí Inc. tổng hợp dựa khá hữu ích với bạn hay những người đang cần tự lên lại dây cót cho bản thân.

Sự cần thiết

Điều này thưởng bị đánh giá vô cùng thấp nhưng nó lạ là yếu tố đầu tiên bạn nên nhớ đến mỗi khi nhiệt huyết đi xuống. Bạn có hóa đơn phải trả, những nhân viên đang đếm ngày chờ đến bạn,… Nếu hai điều cấp thiết này không giữ cho bạn tiếp tục tiến lên, thì hiếm có điều gì có thể duy trì động lực cho bạn.

Niềm tự hào cá nhân

Mặc dù những doanh nhân thành công hiếm khi nói về điều này một cách công khai, nhưng họ vô cùng tự hào về những gì họ đã đạt được và trải qua. Chính những điều này đem lại cho họ sự hài lòng trong việc giữ ngọn lửa nhiệt huyết giúp doanh nghiệp vượt qua nhiều trở ngại trên con đường thành công.

Có một nhiệm vụ thay đổi thế giới

Có khá nhiều các doanh nhân và người dấn thân vào nghiệp kinh doanh tôi thực sự tin rằng dịch vụ, sản phẩm của họ đưa ra sẽ làm cho thế giới tốt đẹp hơn. Một tầm nhìn, mục tiêu cao cả là nguồn củng cố niềm tin sâu sắc trên hành trình theo đuổi của họ.

Những câu nói truyền cảm hứng

Những câu nói truyền cảm hứng được trích dẫn lại bởi nhiều người, nhưng cách sử dụng cũng như lưu giữ nói đối với mỗi người là một cách riêng. Một số người thường duy trì động lực tình thần bằng cách lấp đầy một bức tường hoặc tấm bảng trắng bởi những câu nói truyền cảm hứng họ đã tìm ra trong nhiều năm. Trong khi những người khác đặt một câu nói yêu thích (chẳng hạn như “chỉ cần tiếp tục bơi” từ bộ phim của trẻ em Finding Nemo) trên màn hình máy tính hay điện thoại của họ. Hãy tìm ra bất cứ hình thức nào, miễn là bạn cảm thấy thoải mái và được truyền cảm hứng.

Tìm đến nhóm hỗ trợ

Nhiều doanh doanh nhân sắp xếp để gặp gỡ định kỳ với các doanh nhân khác, những người có thể đưa ra những lời động viên và lời khuyên khi họ bị mắc kẹt. Bạn có thể học hỏi từ họ, hãy gặp gỡ những người có thể truyền lời khuyên cũng như cảm hứng cho mình khi có cảm giác mọi thứ đang đi xuống.

Theo Inc., ngay cả không cần yêu cầu tư vấn, chỉ đơn giản là được liên kết với những người thành công khác được khiến các doanh nhân làm việc chăm chỉ hơn. Họ không muốn tụt lại phía sau đồng nghiệp của mình.

Nghĩ về những hình ảnh thay thế

Cân nhắc tới những tình huống, hình ảnh thay thế thường tồn tại dưới 2 hình thức. Để giữ cho mình tiếp tục tiến lên, một số doanh nhân nghĩ lại những ngày bắt đầu khởi nghiệp khó khăn của họ hoặc nhớ lại thứ không hạnh phúc khi họ còn đang làm việc cho người khác. Hoặc họ hình dung tới những cảm giác trở thành ông chủ một lần nữa. Những hình ảnh, cảm xúc tích cực thay thế sẽ đủ để giữ cho họ lấy lại động lực đi tiếp.

“Tôi sẽ cho họ thấy”

Nhiều người cho biết họ có động lực tiếp tục đi và không có vấn đề gì xảy ra là để chứng minh cho tất cả mọi người rằng: “Với những người đã từng nói với tôi rằng tôi sẽ không bao giờ thành công, rằng họ đã sai.”

Để lại một di sản

Với nhiều người hiểu rằng công ty của mình có thể là điều duy nhất thực sự họ được nhớ tới, hoặc họ hy vọng rằng con cái của họ sẽ tiến hành kinh doanh một ngày nào đó. Chính ý nghĩ này giữ nhiều doanh nhân duy trì nguồn nhiệt huyết khi giai đoạn khó khăn xuất hiện hoặc chỉ đơn giản là thời khắc họ cảm thấy mệt mỏi.

Xây dựng quán tính

Những mục tiêu như:  Đạt 500.000  USD doanh số bán hàng trong năm đầu tiên nghe có thể âm thanh hết sức khó khăn khi bạn đang bắt đầu với việc đang không có doanh thu. Nhưng nếu bạn đưa ra những bước nhỏ như: “Chúng ta hãy thu được 41.666,66 USD đến trong tháng này, và 41.666,66 USD tháng tới” thì vấn đề trở nên đơn giản hơn.

Những con số dường như không phải là lớn, và bạn sẽ có được cơ hội dễ dàng để ăn mừng 12 trận thắng nhỏ, cũng như từ đó dành được chiến thắng lớn 500.000 USD về doanh số bán hàng.

Tìm ra lý do tại sao bạn mệt mỏi

Điều này đơn giản bởi chỉ cần biết lý do tại sao bạn cảm thấy mệt mỏi thì mới có thể giải quyết gốc rễ căn bệnh. Nó cũng sẽ cho bạn biết những gì cần phải thay đổi.

Tập thể dục

Đôi khi mệt mỏi, chán nản đến từ những nguyên nhân đơn giản như làm việc quá mức hay cơ thể bị kéo căng (hoặc cả hai). Hãy dành cho mình một chút nghỉ ngơi tại những thời điểm nhất định. Chỉ thế thôi cũng có thể là đủ để giữ cho bạn đi tiếp. Và ít nhất, nếu bạn có thể tập luyện, bạn sẽ có nhiều năng lượng hơn cho bản thân mình trong chuộc sống, ngay cả khi nó không cải thiện được tình trạng của công ty bạn.

Học hỏi từ những sai lầm

Có điều gì sai khiến bạn mất doanh số hay khách hàng ghét công việc của bạn? Những thứ tồi tệ này có thể đánh gục bất kỳ ai. Hãy chấp nhận điều nghiễm nhiên này và cho mình một khoảng thời gian ngắn để cảm thấy tồi tệ. Sau đó việc bạn cần làm là học hỏi từ những kinh nghiệm này và bước tiếp.

Những người khác cũng không phải ngoại lệ

Khi bạn hiểu rằng tất cả mọi người cũng đang phải trải qua những gì bạn đang đối mặt hiện tại có thể không làm cho bạn cảm thấy tốt hơn. Nhưng việc mở rộng tầm nhìn ra xung quanh sẽ khiến bạn cảm thấy mình không đơn độc cũng như không bị xoáy sâu vào những suy nghĩ tiêu cực như : “Tại sao mỗi mình tôi phải chịu đựng điều này?”

Thảo Nguyên

Theo Trí Thức Trẻ

 

SỐNG VÀ KHÁT VỌNG

Một quyển sách về kỹ năng tư duy thành công, nhưng hoàn toàn khác những quyển sách kỹ năng bạn đã từng đọc từ trước đến giờ, bởi nó là câu chuyện về cuộc đời của doanh nhân – diễn giả Trần Đăng Khoa. Bao gồm nhiều câu chuyện nhỏ đan xen, quyển sách là tập hợp nhiều bài học cuộc sống được tác giả Trần Đăng Khoa đúc kết lại qua những trải nghiệm của anh. Đọc quyển sách này, sẽ có lúc bạn muốn dừng lại để suy ngẫm về cuộc đời mình, sẽ có lúc bạn bất chợt nhận ra một điều gì đó mình cần phải làm khác hơn, cũng có khi chỉ đơn giản là bạn cảm thấy ngạc nhiên, thú vị khi có thêm một số kiến thức mới lạ.

MUA SÁCH

]]>
https://books.evol.vn/can-lam-gi-de-tu-len-day-cot-ban-khi-nhiet-huyet-di-xuong/feed/ 0
6 quan niệm sai lầm về giới nhà giàu https://books.evol.vn/6-quan-niem-sai-lam-ve-gioi-nha-giau/ https://books.evol.vn/6-quan-niem-sai-lam-ve-gioi-nha-giau/#respond Thu, 17 Jul 2014 03:50:01 +0000 http://www.tgm.vn/?p=18175

Keo kiệt, có trình độ học vấn cao hay tài sản có được hầu hết là do thừa kế đều là những quan niệm sai lầm về giơi siêu giàu.

6 quan niệm sai lầm về giới nhà giàuThế giới hiện có 199.235 cá nhân thuộc tầng lớp siêu giàu với giá trị tài sản từ 30 triệu USD trở lên, chiếm khoảng 0,003% dân số toàn cầu.

1. Tất cả tài sản của những người giàu có được là do thừa kế

Thống kê cho thấy, chỉ có khoảng 19% tổng số người kể trên trở nên giàu có nhờ thừa kế. Trên thực tế, có tới 65% làm giàu từ hai bàn tay trắng và 16% có một nửa số tài sản là do thừa kế, phần còn lại do tự đầu tư kinh doanh mà có.

2. Giới siêu giàu đều có trình độ học vấn cao

Có 7.000 cá nhân siêu giàu trên toàn thế giới, chiếm khoảng 3,5% có bằng đại học hoặc cao hơn từ một trong 8 trường đại học hàng đầu nước Mỹ. Số còn lại, 27.000 người (chiếm 13,6%) không có bất cứ bằng cấp nào hoặc từ những trường đại học tầm trung.

3. Các doanh nhân trong lĩnh vực công nghệ đều bỏ học và khởi nghiệp ở tuổi 20

Trên thực tế, trường hợp CEO của Facebook, Mark Zuckerberg là một ngoại lệ. Độ tuổi trung bình của những người giàu có đang làm trong lĩnh vực công nghệ là 54 và hầu hết trong số họ đều có bằng cấp rất cao.

4. Tài sản của giới nhà giàu không bị ảnh hưởng bởi kinh tế

Trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2009, tổng số người thuộc tầng lớp giàu có của thế giới đã giảm 20% do suy thoái kinh tế, điều này kéo theo số tài sản của họ cũng bị sụt giảm 22%.

5. Giới nhà giàu rất keo kiệt

Thực chất, trung bình mỗi người thuộc tầng lớp giàu có của xã hội chi 25 triệu USD để làm từ thiện trong suốt cuộc đời của họ. Thậm chí, với các tỷ phú, con số này lên tới 100 triệu USD.

6. Giới siêu giàu ai cũng sở hữu máy bay riêng và du thuyền

Chỉ một tỷ lệ nhỏ, khoảng 20% cá nhân thuộc nhóm siêu giàu có khả năng sở hữu du thuyền hoặc máy bay riêng. Phần còn lại vẫn sử dụng những dịch vụ thông thường để di chuyển, nhưng dĩ nhiên ở hạng cao cấp hơn như vé máy bay hạng thương gia…

Vân Đàm

Theo Trí Thức Trẻ/CNBC

NGỘ NHẬN VỀ SỨC HÚT CÁ NHÂN

Bất kỳ ai cũng có thể học và hoàn thiện kỹ năng tạo sức hút cho bản thân mình. Đọc tác phẩm này, bạn sẽ nắm được cách thức tạo sức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn, thuyết phục hơn và truyền cảm hơn.

MUA SÁCH
]]>
https://books.evol.vn/6-quan-niem-sai-lam-ve-gioi-nha-giau/feed/ 0
Những người giàu thực sự khác người thường ra sao? https://books.evol.vn/nhung-nguoi-giau-thuc-su-khac-nguoi-thuong-ra-sao/ https://books.evol.vn/nhung-nguoi-giau-thuc-su-khac-nguoi-thuong-ra-sao/#respond Thu, 15 May 2014 16:09:14 +0000 http://www.tgm.vn/?p=14330 Hầu như không có ngoại lệ, những người giàu có thực sự thường tập trung vào việc giúp đỡ những người khác đạt được những điều họ muốn.

Làm giàu bền vững

Nội dung nổi bật:

– Phần lớn điều mọi người trong chúng ta quan tâm chính là về gia đình. Chúng ta mong muốn được hạnh phúc, sức khỏe và an toàn. Thế nhưng những người giàu có thực sự thường có những suy nghĩ khác biệt.

– Người giàu thực sự hiểu họ không biết hết tất cả mọi thứ. Họ thường sẵn lòng cân nhắc tới những ý tưởng mà mặc dù có thể mâu thuẫn với con đường làm việc hiện tại của họ.

– Họ thường đặt ra những câu hỏi đúng đắn, kiên nhẫn, sẵn sàng làm việc. Họ tự điều chỉnh bản thân trở lại đúng hướng. Nếu ông ta nhận ra đang bị trôi xa so với mục tiêu, họ sẽ chỉnh lại đúng hướng đi và tiếp tục quay lại theo dõi. 

– Hầu như không có ngoại lệ, những người giàu có thực sự thường tập trung vào việc giúp đỡ những người khác đạt được những điều họ muốn. Trong khi đó phần lớn mọi người chỉ làm những công việc vì tiền, họ thường hướng tới những cuộc sống nghèo nàn.


Mới đây, tờ Business Insider chia sẻ bài viết thú vị của Neal Frankle trên Blog tài chính Wealth Pilgrim về khía cạnh suy nghĩa khác nhau giữa người giàu có thực sự và phần lớn mọi người trong chúng ta:

Tôi chắc chắn rằng bạn sẽ đồng ý rằng mọi người đều như nhau tại những điểm cốt lõi của họ. Phần lớn điều mọi người trong chúng ta quan tâm chính là về gia đình. Chúng ta mong muốn được hạnh phúc, sức khỏe và an toàn. Điều này không phụ thuộc vào túi tiền bạn hay tôi có nhiều hay ít.

Thế nhưng những người giàu có thực sự thường có những suy nghĩ khác biệt. Đó là những điều không nhầm lẫn và không thể phủ nhận. Tôi đã làm việc với những người giàu và những người không mấy giàu có trong quãng thời gian 30 năm. Tôi đã nghiền ngẫm con đường của họ, cách họ tạo ra và duy trì sự giàu có. Một tin tốt lành là bất kỳ ai cũng có thể sao chép “những suy nghĩ giàu có” và có được kết quả tốt hơn so với trước nếu muốn. Vậy người giàu thực sự họ suy nghĩ ra sao?

Người giàu hiểu rằng họ không biết hết tất cả mọi thứ

Nhiều người tạo ra rất nhiều tiền, nắm giữ chúng trong tay nhưng nhận ra rằng họ không thể có tất cả câu trả lời cho mọi câu hỏi. Chính vì vậy họ luôn tìm kiếm những con đường mới và tốt đẹp hơn để làm việc. Họ luôn “dắt” quanh mình những người có thể đưa ra được các cách tiếp cận khác nhau. Họ có những nhà cố vấn và đối tác có trách nhiệm. Những người giàu thực sự thường sẵn lòng cân nhắc tới những ý tưởng mà mặc dù có thể mâu thuẫn với con đường làm việc hiện tại của họ. Nếu hướng tiếp cận mới là tốt hơn, họ sẵn sàng thích nghi. Cái tôi cá nhận hiếm khi nhận được sự tán thành trên con đường thu thập trí tuệ của họ. Khi họ sai, họ không chống lại điều đó hay tìm cách giấu diếm.

Ngược lại với họ là những người suy nghĩ rằng phải đặt việc học hỏi xuống. Tâm trí họ luôn nói rằng họ đã có cuộc sống tài giỏi. Chính vì thế họ không thể học được thêm bất kỳ điều gì.

Họ thường đặt ra những câu hỏi đúng đắn

Bạn không phải trở thành một thiên tài để luôn đặt ra những câu hỏi đúng. Bạn chỉ cần không lười biếng. Bởi để có khả năng đặt ra những câu hỏi đúng, bạn cần rèn luyện và luôn đặt câu hỏi để hiểu một tình huống nhất định. Nó sẽ nhanh và dễ dàng hơn để hỏi một vài câu không liên quan, sau đó tập trung loại bỏ dần hơn là việc ngồi xuống và thực sự hỏi tất cả những câu quan trọng.

Hãy nói rằng bạn đang suy nghĩ về một quyết định quan trọng. Một cách tiếp cận nhanh chóng là đưa ra những câu hỏi hời hợt mà chỉ cần củng cố suy nghĩ cũ của bạn. Tuy nhiên cách tiếp cận của một người giàu là luôn đặt ra những câu hỏi mang tính thách thức như:

Chúng ta thực sự muốn gì?

Tại sao chúng ta muốn điều đó?

Tất cả các lựa chọn thay thế là gì?

Ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp tiếp cận là gì?

Tại sao?

Liệu có con đường nào khác để tiếp cận mục tiêu mà không cần làm gì thêm hay với chi phí thấp hơn không?

Điều gì xảy ra nếu chúng ta làm điều đó?

Điều gì xảy ra nếu chúng ta không làm điều đó?

Có câu hỏi nào khác mà chúng ta quên không nhắc đến không?

Bạn có thể thấy phương pháp này khó khăn hơn nhưng sẽ dẫn tới những kết quả tốt hơn.  Người giàu có không ngại đưa ra những câu hỏi đúng đắn và sau đó làm bất cứ điều gì để có được câu trả lời.

Họ sẵn sàng làm việc

Những lúc mắc kẹt, mọi người thường bỏ cuộc trước khi phép lạ xuất hiện. Những người với lối suy nghĩ giàu có sẽ nhìn thấy trở ngại trên đường đi (bởi họ luôn đặt ra những câu hỏi đúng đắn) nhưng sẵn lòng làm việc nhiều hơn để vượt qua chúng.

Họ kiên nhẫn

Những mục tiêu giá trị luôn cần thời gian để đặt được. Người giàu hiểu điều này và dừng lại theo dõi. Những người khác thường mất kiên nhẫn khi họ không nhận được ngay những kết quả và thường bỏ đi. Đáng buồn là người thường nhảy ra như vậy luôn bị bắt gặp trong trạng thái khởi đầu bởi họ luôn luôn bắt đầu những thứ mới và không bao giờ nhìn thấy được thành quả lao động của mình.

Họ tự điều chỉnh bản thân trở lại đúng hướng

Điểm này dẫn dắt hỗ trợ lại khía cạnh đặt ra các câu hỏi đúng đắn. Người hiệu quả tiếp tục hỏi bản thân nếu những hành động đang đem họ lại gần hơn hoặc xa hơn so với mục tiêu ban đầu. Nếu ông ta nhận ra đang bị trôi xa so với mục tiêu, họ sẽ chỉnh lại đúng hướng đi và tiếp tục quay lại theo dõi. Những người ít hiệu quả hiếm khi tự soi xét lại bản thân. Chính vì vậy kết quả là họ có xu hướng trở nên không hiệu quả.

Họ hào phóng khen ngợi và hiếm khi chỉ trích người khác

Những người nhỏ mọn thường nhảy vào các cơ hội có thể chỉ trích. Họ chỉ yêu thích việc tìm ra lỗi lầm, lỗ hổng của người khác và không thể chờ đợi thêm để làm nổi hơn những khiếm khuyết này. Họ đào bới để đẩy người khác xuống. Tất nhiên luôn tồn những người có nhiều tiền nhưng bần tiện và thô tục. Nhưng họ không thể xem là giàu có bởi họ thường cô độc và đau khổ.

Những người giàu thực sự họ làm những điều ngược lại. Họ nắm bắt mọi cơ hội để khen ngợi người khác và luôn luôn làm việc nặng nề trở nên nhẹ nhàng trong bất kỳ tình huống tiêu cực nào. Điều này giữ cho các liên minh của họ mạnh mẽ, xây dựng được những đội ngũ tốt và duy trì động lực. Nó còn khích lệ người khác và đem đến điều tốt nhất cho họ. Vì vậy tất cả mọi người đều chiến thắng.

Họ đặt những người khác lên trên

Napoleon Hill từng phỏng vấn những người giàu nhất nước Mỹ cách đây 90 năm. Ông đã tìm ra rằng hầu như không có ngoại lệ, những người giàu có thường tập trung vào việc giúp đỡ những người khác đạt được những điều họ muốn.

Khi mọi người chỉ làm những công việc vì tiền, họ thường hướng tới những cuộc sống nghèo nàn. Tìm ra một con đường để tiền bạc có thể giúp đỡ những người khác đạt được điều họ muốn và bạn sẽ có nhiều việc để làm hơn là bạn có thể xử lý. Thậm chí nếu bạn đang làm thuê cho một người nào đó, con đường nhanh nhất để thực hiện là hãy theo nguyên tắc “Luôn giúp đỡ” (“ABH” rule: Always Be Helping!).

Nếu bạn đang tìm kiếm một từ để tóm tắt lối suy nghĩ giàu có thực sự thì đó chính là Sự khiêm nhường. Một người khiêm nhường thực sự luôn đặt ra những câu hỏi, phục vụ và đối xử với những người khác nhân ái, kiên nhẫn và sẵn sàng làm việc.

Theo Trí Thức Trẻ/Business Insider

BÍ QUYẾT GÂY DỰNG CƠ NGHIỆP BẠC TỶ

Nếu bạn đang ấp ủ niềm khát khao làm giàu với một niềm tin cháy bỏng rằng bản thân bạn có đủ tài năng để biến những ý tưởng kinh doanh của mình thành gia sản triệu đô, đây chính là quyển sách giúp bạn hiện thực hóa ước mơ tự do về tài chính của mình chỉ trong vòng 2 năm tới. Sở hữu quyển sách, bạn sẽ học được hàng chục phương pháp hướng dẫn cách hình thành ý tưởng kinh doanh độc đáo và biến chúng thành hiện thực, 4 cách tăng doanh thu lên 160% trong vòng 6 tháng…

MUA SÁCH
]]>
https://books.evol.vn/nhung-nguoi-giau-thuc-su-khac-nguoi-thuong-ra-sao/feed/ 0
Nghịch lý: Người giàu càng chăm chỉ, người nghèo càng ham chơi https://books.evol.vn/nghich-ly-nguoi-giau-cang-cham-chi-nguoi-ngheo-cang-ham-choi/ https://books.evol.vn/nghich-ly-nguoi-giau-cang-cham-chi-nguoi-ngheo-cang-ham-choi/#respond Thu, 15 May 2014 15:52:08 +0000 http://www.tgm.vn/?p=14328

Trong lịch sử nhân loại, những người giàu có thường ưa thích giải trí. Ở thái cực bên kia, những người nghèo thường làm việc rất cực nhọc.

Người giàu càng chăm chỉ, người nghèo càng ham chơi

Người giàu càng chăm chỉ, người nghèo càng ham chơi

Nội dung nổi bật:

– Thời gian lao động nhìn chung đã giảm trong thế kỷ qua, nhưng những người giàu có đã bắt đầu làm việc nhiều giờ hơn so với người nghèo. Dường như những người tiền càng ít thì có càng nhiều thời gian để giải trí.

– Người giàu làm việc để thư giãn: Khi công việc ngày càng trở nên kích thích trí tuệ, mọi người bắt đầu tìm niềm vui trong công việc hơn là thời gian ở nhà: “Tôi đến làm việc để thư giãn”.

– Người nghèo giải trí vì ít việc: Tăng thời gian giải trí có thể phản ánh sự suy giảm trong triển vọng việc làm của họ.


Chi phí cơ hội của người giàu

Hans-Joachim Voth, một nhà lịch sử kinh tế học tại Đại học Zurich cho thấy rằng, năm 1800 công nhân Anh trung bình mỗi tuần làm việc 64 giờ. “Trong thế kỷ 19 bạn có thể đánh giá mức độ nghèo của một người thông qua số thời gian họ làm việc trong tuần”, ông Voth nói.

Nhưng ngày nay tại các nước có nền kinh tế tiên tiến, mọi việc đã khác. Thời gian lao động nhìn chung đã giảm trong thế kỷ qua, nhưng những người giàu có đã bắt đầu làm việc nhiều giờ hơn so với người nghèo. Năm 1965, người đàn ông với một bằng đại học thường có xu hướng kiếm được nhiều tiền hơn, giải trí nhiều hơn một chút so với những người chỉ học xong trung học.

Nhưng đến năm 2005, thời gian rỗi rãi của những người học đại học ít hơn 8 tiếng/tuần so với những người chỉ tốt nghiệp trung học.

Số liệu của cơ quan khảo sát thời gian của Mỹ công bố vào năm ngoái cho thấy, tại Mỹ, những người có bằng cử nhân hoặc cao hơn trung bình mỗi ngày làm việc nhiều hơn 2 giờ so với những người chỉ học hết phổ thông.

Nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng, những người đàn ông có bằng đại học của Mỹ mỗi tuần làm việc hơn 50 giờ, tăng 24% so với năm 1979 và 28% so với năm 2006, nhưng thời gian làm việc của những người chỉ tốt nghiệp phổ thông trung học lại giảm. Dường như những người tiền càng ít thì có càng nhiều thời gian để giải trí.

Có một số giải thích. Những nhà kinh tế gọi đó là hiệu ứng thay thế với lý thuyết về “chi phí cơ hội’ thì mức lương cao hơn khiến cho giải trí đắt đỏ hơn… Nếu họ tiêu phí thời gian thì họ phải từ bỏ cơ hội kiếm tiền. Từ những năm 1980 tiền lương của những người ở top đầu tăng mạnh, trong khi tiền lương của những người ở dưới mức trung bình đã chững lại hoặc giảm.

Do đó, sự bất bình đẳng gia tăng khuyến khích những người giàu có làm việc nhiều hơn và người nghèo có ít việc để làm hơn.

Bản chất của nền kinh tế hiện đại là “Người chiến thắng là có tất cả” có thể khuếch đại hiệu ứng thay thế. Quy mô của thị trường toàn cầu có nghĩa là các doanh nghiệp có xu hướng đổi mới có thể gặt hái lợi nhuận rất lớn (như trường hợp của YouTube, Apple và Goldman Sachs).

Khi đánh bại được đối thủ cạnh tranh, lợi nhuận của bạn thu được có thể rất lớn. Nghiên cứu của Peter Kuhn làm việc tại trường Đại học California; Santa Barbara và Fernando Lozano của trường Đại học Pomona cho thấy rằng, điều này cũng đúng đối với những người lao động có tay nghề cao.

Mặc dù, không phải ngay lập tức họ nhận được tiền làm thêm giờ, những người lao động thành công thường là những người lao động nhiều giờ nhất và họ thường gặt hái từ cái gọi là “Người chiến thắng là có tất cả”. Trong khi đó, vào đầu những năm 1980, cùng loại nghề nghiệp, một người đàn ông làm việc 55 giờ/tuần kiếm được hơn 11% so với một người đàn ông làm việc 40 giờ, khoảng cách đó đã tăng lên 25% vào thời điểm chuyển giao thiên niên kỷ 1900 sang 2000.

Các nhà kinh tế học nghiêng về xu hướng rằng, “hiệu ứng thay thế” chỉ bộc lộ khi đạt đến một giai đoạn gọi là “hiệu ứng thu nhập”. Khi mức lương cao hơn cho phép mọi người đáp ứng được nhiều nhu cầu vật chất của họ hơn, họ từ bỏ công việc phụ và thay vào đó lựa chọn giải trí nhiều hơn. Một tỷ phú sở hữu một hòn đảo riêng có ít động cơ để làm việc thêm giờ. Nhưng tập tục xã hội mới có thể lật ngược hiệu ứng thu nhập.

Tôi làm việc để… thư giãn?

Về cách thức làm việc và giải trí tại các nước giàu đã thay đổi đáng kể so với thời đại của “Downton Abbey”. Trở lại năm 1899, Thorstein Veblen, một nhà kinh tế người Mỹ cho rằng, giải trí là “huân chương danh dự”. Người giàu có thể sai bảo người khác làm những công việc dơ bẩn hoặc nhàm chán.

Tuy nhiên, theo Veblen giải trí không có nghĩa là nhàn rỗi, mà thay vào đó họ tham gia vào những công việc mang tính “khai phá” như các hoạt động mang tính thách thức và sáng tạo như từ thiện và tranh luận.

Theo một báo cáo gần đây của các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Oxford, lý thuyết của Veblen cần phải cập nhật trong thời đại mới. Làm việc tại các nền kinh tế tiên tiến đã trở thành tri thức và trí tuệ. Có ít những công việc đơn giản như vận hành thang máy và có thêm những công việc có sức hấp dẫn hơn như thiết kế thời trang.

Điều đó có nghĩa là hơn bao giờ hết, nhiều người có thể giải trí ngay tại văn phòng làm việc. Công việc đã cung cấp thú vui cho những người giàu trong thời gian rỗi của họ; ở cực bên kia, giải trí không còn là một dấu hiệu của quyền lực xã hội. Thay vào đó nó tượng trưng cho sự vô dụng và thất nghiệp.

Bằng chứng ủng hộ cho thuyết xã hội học. Các ngành nghề trong đó mọi người ít hạnh phúc nhất là những công việc thủ công và dịch vụ đòi hỏi ít kỹ năng. Những công việc vừa ý có xu hướng tăng cùng với uy tín của nghề nghiệp.

Nghiên cứu của Arlie Hochschild Russell thuộc Đại học California, Berkeley cho thấy rằng, khi công việc ngày càng trở nên kích thích trí tuệ, mọi người bắt đầu tìm niềm vui trong công việc hơn là thời gian ở nhà. “Tôi đến làm việc để thư giãn”, bà Hochschild nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn.

Và những người giàu có thường cảm thấy rằng, ở nhà nhiều là một sự lãng phí thời gian. Một nghiên cứu năm 2006 cho thấy rằng, những hộ gia đình người Mỹ có thu nhập hơn 100.000 USD/năm “giải trí thụ động” (như xem Tivi) ít hơn 40% so với những hộ thu nhập dưới 20.000 USD.

Còn về những người công nhân ít học thì sao? Tăng thời gian giải trí có thể phản ánh sự suy giảm trong triển vọng việc làm của họ như những công việc kỹ năng thấp và công việc tay chân. Từ những năm 1980, học sinh đã từng bỏ học thể hiện những kỹ năng rất kém trong thị trường lao động. Trong năm 1965, tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp sinh viên tốt nghiệp trung học cao hơn cho những người có bằng cử nhân hoặc cao hơn là 2,9%.

Ngày nay con số này cao hơn 8,4%. “Người ít được giáo dục không phải là họ muốn giải trí bằng mọi cách”, Erik Hurst thuộc trường Đại học Chicago giải thích, “Thời gian mà họ không phải đi làm có thể là họ không muốn thế”. Cũng có thể có sự thay đổi trong các hiệu ứng thu nhập đối với những người có mức lương thấp.

Công nghệ thông tin mở ra một thế giới giải trí rộng lớn, chất lượng cao và giá rẻ tại gia. Điều đó có nghĩa là người thu nhập thấp cũng không cần phải làm việc nhiều để đáp ứng sự giải trí hợp lý.

Theo Anh Tuấn

Thời báo Ngân hàng

CON ĐƯỜNG KHỞI NGHIỆP

Đây là một khóa học chắt lọc lại kinh nghiệm 8 năm lăn lộn từ con số 0 đi lên để giúp bạn tiết kiệm hàng tỉ đồng. Khóa học sẽ giúp những người khởi nghiệp - kinh doanh giảm thiểu những gian nan, vượt qua những thử thách và tránh những cạm bẫy trong một môi trường kinh doanh đầy thách thức như ở Việt Nam chúng ta. Hãy hiểu con đường, trước khi khởi nghiệp.

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC
]]>
https://books.evol.vn/nghich-ly-nguoi-giau-cang-cham-chi-nguoi-ngheo-cang-ham-choi/feed/ 0
Làm sao để tìm được người phù hợp với văn hóa doanh nghiệp? https://books.evol.vn/lam-sao-de-tim-duoc-nguoi-phu-hop-voi-van-hoa-doanh-nghiep/ https://books.evol.vn/lam-sao-de-tim-duoc-nguoi-phu-hop-voi-van-hoa-doanh-nghiep/#respond Mon, 16 Dec 2013 02:40:19 +0000 http://www.tgm.vn/?p=1118 Robert J. Grossman – luật sư, giáo sư tại Trường Marist (New York, Hoa Kỳ), đồng thời là cộng tác viên của tạp chí HR đã đề xuất năm bước mà người tuyển dụng nên vận dụng.

Làm sao để tìm được người phù hợp với văn hóa doanh nghiệp

Trong nhiều cách tiếp cận để tìm ra nhân viên phù hợp với nền văn hóa của doanh nghiệp, Robert J. Grossman – luật sư, giáo sư tại Trường Marist (New York, Hoa Kỳ), đồng thời là cộng tác viên của tạp chí HR đã đề xuất năm bước mà người tuyển dụng nên vận dụng như sau.

1. Giới thiệu sơ bộ về văn hóa doanh nghiệp

Để nhận diện ai sẽ là người phù hợp với doanh nghiệp, trước hết chính người tuyển dụng phải thấu hiểu nền văn hóa của doanh nghiệp mình và qua trao đổi ban đầu, cần khéo léo truyền đạt một vài điểm cốt lõi cho các ứng viên, ví dụ người giữ vị trí cao nhất nói gì về văn hóa của doanh nghiệp, những hoạt động nào trong thực tiễn thể hiện được văn hóa doanh nghiệp… Thông thường, có từ năm đến 20 yếu tố tạo động lực làm việc và chúng đều có quan hệ với văn hóa doanh nghiệp, ví dụ hình thức làm việc theo nhóm có được đánh giá cao hay không.

2. Tận dụng vai trò của thương hiệu

Thương hiệu giúp doanh nghiệp có cơ hội nhắn gửi các ứng viên tiềm năng về văn hóa doanh nghiệp. Đó cũng là một bộ lọc mà nhờ đó, bản thân các ứng viên cũng sẽ hiểu được mình có phù hợp với doanh nghiệp đang tìm người hay không. Thông điệp của lãnh đạo doanh nghiệp, ý kiến của khách hàng… sẽ giúp các ứng viên hình dung ra nền văn hóa ở nơi họ đang hướng đến.

Ví dụ, trong website của nhiều doanh nghiệp có những phần giới thiệu rõ về môi trường làm việc và các giá trị của doanh nghiệp, kể cả ý kiến và hình ảnh của một số nhân viên đang làm việc tại đó.

3. Phỏng vấn dựa theo năng lực

Mọi quy trình phỏng vấn xét cho cùng cũng là để thu thập thông tin về năng lực cốt lõi, động lực và giá trị của ứng viên trong mối tương quan với nền văn hóa của doanh nghiệp. Người phỏng vấn nêu cho các ứng viên những câu hỏi mở và ghi nhận kết quả theo một thang đánh giá nào đó. Các ứng viên thường được yêu cầu nêu ra một tình huống nan giải mà họ đã gặp phải và cách giải quyết.

4. Khảo sát năng lực của ứng viên qua tình huống thực tế

Nhiều công ty quan sát ứng viên trong tình huống bán hàng thực tế hoặc người phỏng vấn đóng vai người mua hàng.

Sau khi ứng viên đã trải qua được các bước cơ bản về sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn thăm dò, kiểm tra tham chiếu thì mới được mời tham gia bước này nhằm khẳng định thêm năng lực thật sự của người này.

Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần

HƯỚNG NỘI

Quyển sách này sẽ cho bạn thấy những câu chuyện thú vị về những người hướng nội thành đạt – từ một diễn giả hóm hỉnh, năng động phải tìm không gian tĩnh lặng để phục hồi năng lượng sau mỗi lần diễn thuyết, cho đến một nhân viên phá kỷ lục bán hàng biết thầm lặng khai phá sức mạnh của những câu hỏi. Bằng những nghiên cứu kỹ lưỡng cùng nhiều câu chuyện người thật việc thật ấn tượng, quyển sách này sẽ giúp bạn thay đổi vĩnh viễn cách nhìn nhận về tính cách hướng nội và thấu hiểu những người hướng nội xung quanh sâu sắc hơn.

MUA SÁCH
]]>
https://books.evol.vn/lam-sao-de-tim-duoc-nguoi-phu-hop-voi-van-hoa-doanh-nghiep/feed/ 0
Diễn giả Trần Đăng Khoa: "Trong hiểm nguy luôn tiềm ẩn cơ hội" https://books.evol.vn/dien-gia-tran-dang-khoa-trong-hiem-nguy-luon-tiem-an-co-hoi/ https://books.evol.vn/dien-gia-tran-dang-khoa-trong-hiem-nguy-luon-tiem-an-co-hoi/#respond Sun, 13 Jan 2013 08:16:47 +0000 http://tgm.vn/?p=4662 Là một trong những diễn giả hàng đầu của Việt Nam và chuyên gia đào tạo các khóa học về kỹ năng dành cho nhiều lứa tuổi (học sinh, sinh viên, người trưởng thành,…) đồng thời cũng là dịch giả của những cuốn sách bán chạy nhất trong nhiều năm như “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế”, “Bí quyết tay trắng thành triệu phú”, “Sống mạnh mẽ”, “Bí quyết gây dựng cơ nghiệp bạc tỉ”,… Trần Đăng Khoa từ lâu đã trở thành một cái tên quen thuộc đối nhiều tầng lớp người Việt Nam ngày nay.

Từng sống, học tập và làm việc ở nước ngoài nhiều năm, khi trở về Trần Đăng Khoa luôn khao khát một ước mơ rằng trong mười năm sẽ giúp một triệu người Việt Nam thành công. Đối với anh, sự thành công không chỉ là sống tự do với ước mơ của mình mà còn là góp phần cống hiến cho xã hội để từng bước vươn tới những mục tiêu to lớn mỗi ngày. Những thông điệp mà Trần Đăng Khoa muốn gửi gắm tới các bạn trẻ không chỉ là sống và khát vọng mà quan trọng hơn nữa đó là ý chí và niềm tin, rằng: “Điều quan trọng nhất không phải là thời điểm bạn đạt được mục tiêu, mà là đoạn đường bạn đã can đảm đi qua để đạt được nó. Nếu bạn muốn cảm thấy hạnh phúc và không bao giờ nản chí, thì bạn cần phải biết trân trọng đoạn đường đó, trân trọng công sức và nỗ lực của chính bản thân mình”.

Phóng viên của Tạp chí Hương Việt đã có một cuộc trò chuyện với diễn giả Trần Đăng Khoa trong những ngày gần đây.

Hương Việt: Tại hội nghị tổng kết phát hành sách năm 2010 vừa qua cuốn sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!” đã đạt số lượng 150.000 bản tạo nên kỷ lục của ngành xuất bản sách quốc văn. Đó có phải là một thành công lớn của anh?

Trần Đăng Khoa: Đây thật sự là một tin rất vui đối với chúng tôi, một cột mốc đánh dấu chặng đường không ngơi nghỉ để mang quyển sách hữu ích này đến tay ngày càng nhiều độc giả trên khắp đất nước Việt Nam. Bên cạnh “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!” thì hiện nay, hầu hết sách của EVOL Books đều lọt vào nhóm 100 quyển sách bán chạy nhất tại Việt, trong đó có 3 quyển nằm trong nhóm TOP 10.

Tôi nghĩ đó là một thành công lớn, nhưng không phải là của tôi mà là của những con người trong EVOL Books nói riêng và cả EVOL nói chung.

Hương Việt: “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” chỉ bán được có hơn 200 cuốn trong 4 tháng đầu trong tổng số 5000 cuốn được in, đó là một thất bại và là những tháng ngày đen tối của anh. Nếu như không gặp được sự nhạy bén của Trưởng phòng kinh doanh nội địa của FAHASA ở thời điểm đó thì anh có nghĩ mình sẽ thành công như ngày hôm nay không?

Trần Đăng Khoa: Bản thân tôi không xem đó là “thất bại”, mà là một “bài học kinh nghiệm” quý báu. Thành công mà chúng tôi đạt được ngày hôm này là kết quả của những tháng ngày cần mẫn dịch sách, chăm chút đến từng chi tiết để cho ra đời một quyển sách chất lượng cao cùng với sự kiên trì, quyết tâm mạnh mẽ mang quyển sách đó đến tay độc giả Việt Nam của cả một tập thể. Dĩ nhiên, sự giúp sức của những người khác là không thể thiếu và rất quan trọng. Chính vì thế, chúng tôi luôn trân trọng những người đã giúp chúng tôi. Nhưng trước khi mong chờ người khác giúp mình thì mình vẫn phải tự giúp mình trước.

Hương Việt: Bỏ ra một khoản tiền lớn để mua bản quyền cuốn sách ” Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!” của Adams Khoo , nửa năm trời dồn bao nhiêu công sức vào để dịch nó sang tiếng Việt rồi sau đó bỏ ra hơn 200 triệu để phát hành mặc dù thời điểm đó anh không hề biết kết quả của nó ra sao, tại sao anh lại quyết định mạo hiểm như vậy?

Trần Đăng Khoa: Khi quyết định nghỉ làm để ở nhà chuyên tâm dịch sách, tôi chỉ quan tâm một điều duy nhất là dịch thật hay và mang cuốn sách này về Việt Nam để giúp các bạn trẻ được tiếp cận với những phương pháp học tập tiên tiến nhất. Tôi tin vào những gì mình làm và tập trung nỗ lực hết sức mình để thực hiện nó. Ở đời mình cứ sống, mơ ước và cống hiến hết mình, không thành công thì cũng thành nhân.

Hương Việt: Anh từng phát biểu: “Mục tiêu của tôi là giúp 1 triệu người Việt Nam hạnh phúc và thành công hơn nhờ những quyển sách, những buổi hội thảo và những khóa học của tôi”, anh thấy mình đã đi được bao nhiêu chặng đường rồi ?

Trần Đăng Khoa: Thực sự khi tôi đặt ra mục tiêu đó, tôi nghĩ rằng mình sẽ mất rất nhiều năm để đạt được nó. Nhưng điều ngạc nhiên là chỉ sau 2 năm kể từ khi khóa học Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế! đầu tiên được tổ chức, tới nay đã có hàng trăm bạn trẻ cùng đồng hành với tôi trong đội ngũ EVOL để giúp cho mục tiêu đó ngày càng được hiện thực hóa mạnh mẽ với và tốc độ nhanh chóng hơn.

Nếu tính theo những con số thống kê với hàng trăm ngàn quyển sách đã được phân phối, hàng chục ngàn học viên và thính giả đã tham gia các các khóa học và hội thảo thì chúng tôi đã đi được hơn nửa chặng đường. Nhưng điều quan trọng không phải là con số 1 triệu vì khó ai đo đếm được lắm. Cho nên, tôi lại càng không thích dùng còn số đó để khoa trương. Điều quan trọng là làm thế nào để người Việt chúng ta “hạnh phúc và thành công hơn”, còn con số chỉ là một cái đích đến để mình luôn phấn đấu mà thôi.

Hương Việt: Nhiều người có vẻ hoài nghi nếu không nói là thất vọng đối với các bạn trẻ ngày nay, họ cho rắng thế giới của các bạn trẻ bây giờ rộng lớn hơn và thay đổi cũng nhanh hơn, họ sống thực dụng hơn và ít lý tưởng hơn. Nhưng anh lại cho rằng các bạn trẻ bây giờ thật tuyệt vời, vậy anh có thể cho bạn đọc của tạp chí Hương Việt biết vì sao anh có những suy nghĩ và nhận định như thế?

Trần Đăng Khoa: Về vấn đề này, tôi đã viết một bài chia sẻ trên tùy bút của mình. Hôm nay xin được chia sẻ lại với các bạn quan điểm của tôi.

Đúng là thế giới của các bạn trẻ ngày nay rộng lớn hơn và năng động hơn. Điều đó có thể hữu ích hoặc không hữu ích với các bạn trẻ tùy theo cách mà họ sống. Tuy nhiên, cái xấu thường thu hút sự tò mò. Cho nên nếu chỉ dựa vào những thông tin bề nổi để đánh giá cả một thế hệ như vậy liệu có công bằng? Thế hệ nào cũng có những nét đẹp và những điều chưa hay. Tôi tự hỏi, liệu vào cái thời 8x chúng tôi đang vẫn còn là teens, nếu các phương tiện truyền thông đại chúng cộng đồng (blog, mạng xã hội, chat,…) cũng phát triển mạnh mẽ như hiện nay, liệu chúng tôi có cùng chung số phận với 9x ngày nay. Câu trả lời gần như chắc chắn là: “Có!”. Thế hệ 8x, 7x hay thậm chí 6x, 5x,… cũng đều có những mặt giới hạn riêng. Tôi vẫn còn nhớ một câu chuyện vui. Câu chuyện kể về vị đại biểu quốc hội nọ đứng lên đọc một bài báo viết rất hùng hồn về những cái chưa được của thế hệ trẻ. Sau đó, ông ta được cả quốc hội vỗ tay tán dương một cách hết sức nồng nhiệt. Đợi cho tiếng vỗ tay chấm dứt, ông ta mới nói nốt ý cuối cùng: “Bài báo tôi vừa đọc cho quý đại biểu nghe được viết cách đây hơn… 30 năm về trước”.

Cho nên, nếu thế hệ 8x (và lớn hơn) hôm nay nghĩ rằng chúng ta đã từng sống tốt hơn thế hệ 9x sau này, thì có lẽ chúng ta cần phải… suy nghĩ lại. Tôi tin rằng chúng ta đã và đang sống tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là cả thế hệ của chúng ta tốt hay xấu hay hơn thua một thế hệ nào cả. Những gì mà một thế hệ làm được cho xã hội hay đất nước phải được đánh giá bằng kết quả chung đặt trong hoàn cảnh lịch sử và từ những nỗ lực của cả thế hệ ấy chứ không phải bằng những gì (tốt hay xấu) mà một vài cá nhân đang thể hiện.

Nói chung, thế hệ nào cũng có mặt được và chưa được, nhưng trước khi thế hệ đi trước trách thế hệ đi sau thế này thế nọ thì nên tự hỏi mình là mình đã làm được gì và để lại di sản gì cho thế hệ đi sau.

Hương Việt: Ngày nay nhiều tri thức trẻ người Việt thành danh ở các trường ĐH danh tiếng đều không muốn có ý định trở về VN bởi điều kiện nước nhà còn thiếu thốn, không đáp ứng được những khát khao của họ, còn anh lại quyết định trở về. Vì dòng máu quê hương hay Việt Nam có điều gì đó đang hứa hẹn anh?

Trần Đăng Khoa: Việc này tùy thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi người. Tôi tin các bạn cũng đồng ý rằng cùng một sự việc, có người cho rằng đó là khó khăn nhưng lại có người nhìn thấy đó là cơ hội, là thử thách. Với tôi thì đó là thử thách vì tôi nhìn thấy cơ hội đóng góp cho nền giáo dục nước nhà.

Đúng là “Vạn sự khởi đầu nan”. Ban đầu thì nguy cơ nhiều hơn thuận lợi. Nhưng nguy cơ gồm hai chữ, chữ “nguy” là sự hiểm nguy và chữ “cơ” là cơ hội. Trong hiểm nguy luôn tiềm ẩn cơ hội. Miễn là bạn dám đương đầu với nguy cơ thì bạn sẽ nhìn thấy sự việc ở khía cạnh tích cực hơn.

Hương Việt: Có ý kiến cho rằng tình yêu quê cha đất tổ thì ai trong chúng ta cũng có, nhưng đôi khi vì yêu mà chúng ta phải ra đi và ở lại để học hỏi, để tiến bộ, để tăng thêm nhận thức, để biết đúng biết sai, để có điều kiện đóng góp cho nhân loại, để tạo danh tiếng cho quê hương, để có thể giúp đỡ gia đình, đó cũng là một cách đóng góp cho tổ quốc từ xa. Anh nghĩ như thế nào về điều đó?

Trần Đăng Khoa: Bản thân tôi cũng từng học tập và làm việc nhiều năm ở nước ngoài. Tôi hiểu rằng việc chúng ta đi đến những đất nước mới, học hỏi những điều mới để tiến bộ là điều rất cần thiết. Cho nên điều quan không phải là bạn đang sống ở đâu, điều quan trọng là bạn đã và sẽ cống hiến cho đất nước như thế nào?

Hương Việt: Có những người phải đi gần tới cuối cuộc đời mới nhận ra những qui luật và các con đường để thành công và hạnh phúc, nhưng anh đã làm được điều đó từ trước tuổi 30, đó có phải là một may mắn?

Trần Đăng Khoa: Bạn có thể thấy rất nhiều người trên thế giới đã thành công ở lứa tuổi còn rất trẻ. Vậy tất cả họ đều gặp may? Không, họ thành công hoàn toàn là do nỗ lực. Bạn thấy đó, việc nhận ra những quy luật để thành công không phụ thuộc vào việc bạn sống bao nhiêu năm. Nó phụ thuộc vào việc bạn sống như thế nào và nỗ lực học hỏi ra sao. Có người học ở trường lớp có người chọn học ở trường đời. Tôi chọn học ở trường lớp trước rồi mới ra trường đời vì nếu không có kiến thức nền tảng từ trường lớp thì “học phí” ở trường đời đắt lắm.

Nhưng sống tốt cũng chưa đủ, bạn còn phải tìm cách rèn luyện bản thân. Những khó khăn, thất bại trong những năm đầu của lập nghiệp khiến tôi nhận ra một điều rằng đầu tư cho bản thân là điều hết sức quan trọng. Thông qua những khóa học phát triển bản thân của AKLTG và những cuốn sách hay, tôi học hỏi được những điều mà những người khác phải mất rất nhiều năm để nhận ra, hoặc thậm chí họ phải trả cái giá quá đắt để học được điều đó. Chính nhờ sự học hỏi và nỗ lực, từ một con nghiện game, tôi đã trở thành một doanh nhân, một người biết cách làm chủ cuộc sống của mình thay vì bị cuộc sống làm chủ.

May mắn lớn nhất của tôi có lẽ nằm ở chỗ tôi biết “cúi đầu học hỏi người đi trước và hành động” thay vì “vỗ ngực ta đây biết hết, chỉ là chưa muốn làm”.

Hương Việt: Trong các khóa học và những trang sách của mình, anh đã nhắn nhủ với các bạn trẻ Việt Nam rằng hãy biết vượt lên chính mình, tự lập, sống vì những ước mơ của mình và đừng bao giờ từ bỏ nó, vậy anh có muốn nhắn nhủ thêm điều gì với các bạn trẻ Việt Nam hiện đang sống và học tập ở Châu âu?

Trần Đăng Khoa: Tôi muốn nói một điều với các bạn trẻ ở nước ngoài rằng: Với số lượng ít ỏi sinh sống trên xứ người, những người Việt Nam ở nước ngoài thường được người dân bản xứ xem là đại diện của cả một dân tộc. Do đó, chúng ta cần hết sức cẩn trọng trong lời nói và hành động của mình để tránh không mang tiếng xấu cho đất nước mình. Các bạn đang sống trong một môi trường hiện đại, đầy cạnh tranh và thử thách. Các bạn có thể có những kỹ năng tốt nhờ môi trường năng động này, vì vậy hãy tận dụng cơ hội để học hỏi và tìm cách vươn lên. Bên cạnh đó, tìm thấy một cách nào đó để vươn lên thôi thì vẫn là không đủ. Các bạn cũng cần phải tìm cách vừa vươn tới thành công vừa làm cho cuộc sống của chính mình, và nếu được thì cả những người xung quanh, thêm phần ý nghĩa.

Hương Việt: Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện, thay mặt cho Tạp chí Hương Việt, Yến Anh chúc cho tất cả những ước mơ và dự định của anh sẽ trở thành hiện thực.

Thực hiện: Hoàng Yến Anh,

Tapchihuongviet.eu

[gioithieu_trandangkhoa]

SỐNG VÀ KHÁT VỌNG

Một quyển sách về kỹ năng tư duy thành công, nhưng hoàn toàn khác những quyển sách kỹ năng bạn đã từng đọc từ trước đến giờ, bởi nó là câu chuyện về cuộc đời của doanh nhân – diễn giả Trần Đăng Khoa. Bao gồm nhiều câu chuyện nhỏ đan xen, quyển sách là tập hợp nhiều bài học cuộc sống được tác giả Trần Đăng Khoa đúc kết lại qua những trải nghiệm của anh. Đọc quyển sách này, sẽ có lúc bạn muốn dừng lại để suy ngẫm về cuộc đời mình, sẽ có lúc bạn bất chợt nhận ra một điều gì đó mình cần phải làm khác hơn, cũng có khi chỉ đơn giản là bạn cảm thấy ngạc nhiên, thú vị khi có thêm một số kiến thức mới lạ.

MUA SÁCH

]]>
https://books.evol.vn/dien-gia-tran-dang-khoa-trong-hiem-nguy-luon-tiem-an-co-hoi/feed/ 0
Chương trình Đường Đến Thành Công – VTC https://books.evol.vn/duong-den-thanh-cong-vtc/ https://books.evol.vn/duong-den-thanh-cong-vtc/#respond Tue, 10 Jan 2012 09:51:02 +0000 http://www.tgm.vn/?p=2202 Chào bạn,

Mời bạn cùng chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc cùng với tôi qua những câu chuyện rất đời thường trong chương trình “Đường đến thành công” do VTC thực hiện.

httpvh://www.youtube.com/watch?v=SxxQJ2LZUcs

 

]]>
https://books.evol.vn/duong-den-thanh-cong-vtc/feed/ 0
Tăng số nguồn thu nhập https://books.evol.vn/tang-so-nguon-thu-nhap/ https://books.evol.vn/tang-so-nguon-thu-nhap/#respond Wed, 30 Dec 2009 10:47:44 +0000 http://www.tgm.vn/?p=692 Bạn thân mến, đã đến lúc chúng ta đi vào vấn đề chính: làm giàu như thế nào? Có sẵn cho bạn cả một kho sách lược, chiến lược và phương pháp làm giàu và nhanh chóng đưa bạn đến cấp độ bốn: dư dả tài chính.

Mỗi khi nói đến vấn đề tăng thu nhập, nhiều người chỉ nghĩ được hai lựa chọn. Một là làm việc cần cù hơn, với hy vọng được sếp chú ý và tăng lương 5% – 10%, hai là bỏ công việc đang làm đi tìm một nơi khác trả cao hơn 10% – 20%. Vấn đề ở chỗ, nếu bạn đã làm việc 15 –20 năm hoặc ở vị trí quản lý bậc trung, chắc hẳn bạn đang hưởng mức lương khá cao, vậy bạn khó lòng lên cao hơn nữa. Lúc đó, cho dù muốn tìm một bãi cỏ khác xanh non hơn thì cũng khó lòng tìm được.

Tuy vậy, nếu chỉ tăng 5%, 10% hay 20%, bạn cũng chẳng tạo ra được sự khác biệt lớn. Cần phải tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba, gấp năm mức thu nhập bình thường trong vòng 12 tháng! Điều này có khả thi không? Câu trả lời là có, bạn có thể đạt được mà không cần nghỉ việc.

Một lần nữa, chỉ trông chờ vào đồng lương là chưa đủ, cần tìm cách tạo ra nhiều nguồn thu nhập khác nhau. Phải, nếu muốn tăng thu nhập lên gấp đôi, gấp ba, bắt buộc bạn phải tạo ra nhiều nguồn thu nhập.

Đó cũng là cách duy nhất mà tôi áp dụng để kiếm cho mình một triệu đô đầu tiên vào năm 26 tuổi: tập trung tạo ra càng nhiều nguồn thu nhập càng tốt. Hiện tôi có hơn 10 nguồn thu nhập khác nhau. Nguồn thứ nhất là học phí tôi thu được từ việc giảng dạy và diễn thuyết. Đây là nguồn thu nhập “chủ động” vì tôi muốn làm công việc mình ưa thích mà vẫn kiếm được tiền. Chín nguồn thu nhập khác là “thụ động” vì tôi gần như không phải làm gì cả mà tiền vẫn chảy về túi đều đều. Những khoản này bao gồm: lợi nhuận từ công ty tổ chức sự kiện, kinh doanh giáo dục, kinh doanh quảng cáo, tiền bản quyền cho bốn quyển sách mà tôi viết một mình hay viết cùng người khác, lợi nhuận từ cổ phiếu, lợi nhuận từ kinh doanh trên mạng và bản quyền cho các bản sách nói của tôi.

Câu hỏi đặt ra, có phải tất cả các nguồn thu nhập bạn tạo ra đều sinh con đẻ cháu mãi mãi? Ồ không có chuyện như thế. Và đó là lý do tại sao mỗi năm tôi cần tập trung tạo thêm 2 nguồn thu nhập khác. Trong những chương sắp tới, bạn sẽ thấy việc tăng thu nhập gấp 2 hoặc gấp 5 lần không quá khó khăn như bạn nghĩ. Bằng cách tăng nguồn thu nhập chính, tạo thêm nguồn thu nhập phụ, tiền sẽ như nước một khi đã được khơi dòng cứ thế chảy vào túi bạn mà bạn không cần phải trở thành “gian thương”!

Đầu tiên, hãy tập trung vào việc tăng nguồn thu nhập chính.

NHỮNG BƯỚC ĐƠN GIẢN ĐẾN ƯỚC MƠ

Cho dù bạn là ai, một sinh viên mới ra trường hay một giám đốc công ty đa quốc gia, bạn cũng dễ dàng áp dụng được Quy Trình Hiện Thực Hóa Ước Mơ mà tác giả Steven K. Scott chia sẻ một cách cụ thể và rõ ràng trong quyển sách này, để đạt được những mức độ thành công mà bạn chưa bao giờ mơ tới. Hơn hết, bạn còn học được những bí quyết cần thiết để biến ước mơ của mình thành hiện thực đã được minh chứng qua thời gian bởi chính tác giả và những người thành công nhất thế giới.

MUA SÁCH

]]> https://books.evol.vn/tang-so-nguon-thu-nhap/feed/ 0 Hiểu lầm và sự thật về sự giàu có https://books.evol.vn/hieu-lam-su-that-ve-giau-co/ https://books.evol.vn/hieu-lam-su-that-ve-giau-co/#respond Tue, 29 Dec 2009 10:39:12 +0000 http://www.tgm.vn/?p=688 HIỂU LẦM LỚN NHẤT VỀ SỰ GIÀU CÓ

Tại sao hơn 90% người đời cảm thấy làm giàu thật khó như đi lên trời? Đó là vì tất cả chúng ta đều nghe về những điều không đúng, những điều chỉ cản trở mình trên bước đường trở nên giàu có. Trước khi có thể làm giàu, ta hãy cùng nhau khám phá sự thật về sự giàu có và dẹp bỏ tấm màn vẫn che mắt nhiều người bấy lâu nay.

Hãy bắt đầu bằng một bài tập đơn giản. Tôi muốn bạn nhắm mắt lại và hình dung về một triệu phú. Ông ta khoác trên người bộ cánh như thế nào, lái xe hiệu gì, xài tiền như thế nào, một ngày của ông ấy ra sao, ông ăn gì uống gì? Bạn hãy hình dung trong đầu bây giờ trước khi đọc tiếp.

Vậy bạn đã nghĩ về những hình ảnh gì?

Đa số mọi người vẽ ra bức tranh choáng ngợp của thế giới thượng lưu. Họ mặc đồ hiệu, lái xe đời mới, xài tiền như nước, ăn cao lương mỹ vị trong những nhà hàng sang trọng và gọi thứ rượu lâu đời nhất.

Cũng có thể bạn hình dung ra một quý ông đang nằm dài trên chiếc ghế sofa da sang trọng trong ngôi biệt thự hay trên chiếc du thuyền lộng lẫy, miệng phì phèo điếu xì gà Havana. Sao lại có chuyện ấy? Đó là vì chúng ta bị “tẩy não” bởi phim ảnh, tivi, báo chí nên cho rằng đó là cách triệu phú sống và tiêu tiền. Chính niềm tin và lối nghĩ này cản trở chúng ta làm giàu!

Sự thật, có rất ít những người làm giàu từ tay trắng sống theo cách này. Chỉ một vài người giàu hưởng thụ cuộc sống xa hoa như vậy. Đó có thể là những người được thừa kế tài sản kếch sù hoặc phất lên nhanh chóng nhờ tài năng thể thao hoặc trong ngành giải trí. Dù là ai thì những người có lối sống phung phí vô tội vạ ấy cũng đều có một điểm chung: tài sản và tiếng thơm không ở lại cùng họ quá 10 năm. Sự giàu có của họ chỉ là tạm thời. Hãy xem tay đấm Mike Tyson, ca sĩ nhạc sĩ R&B lừng danh Bobby Brown và danh sách dài dằng dặc những ngôi sao kiếm được triệu đô trong sự nghiệp của họ. Đó đều là những người nếu không phá sản thì cuối đời cũng ngập trong nợ nần.

SỰ THẬT VỀ SỰ GIÀU CÓ

Trong quyển sách bán chạy của tờ New York Times “Người hàng xóm triệu phú” (The Millionaire Next Door), Thomas J. Stanley phỏng vấn 300 người từ tay không làm ra bạc triệu để tìm hiểu cách họ suy nghĩ, kiếm tiền và tiêu tiền như thế nào. Ông phát hiện ra khá nhiều nghịch lý và nhờ đó mà quyển sách của ông bán đắt như loại cổ phiếu đang lên giá.

Stanley cho biết, khối người lương cao chót vót, thay xe xịn như thay áo, khoác lên người những bộ cánh mốt nhất và có vẻ như không có cách nào tiêu hết tiền, oái oăm thay, thường chẳng có bao nhiêu tiền trong tài khoản. Đó là những chuyên gia hoặc nhân viên cao cấp của những công ty đa quốc gia mà ông gọi là “Nhóm không tích lũy” (Under Accumulator of Weath – UAW).

Ngược lại, những người thật sự có tiền triệu trong tay (tổng tài sản hơn 1 triệu đô) biết cách tiết kiệm và sống dưới mức chuẩn của họ rất nhiều. Khoảng 80% triệu phú sinh ra trong gia đình nghèo hoặc bình thường. Họ mặc những bộ vest giá phải chăng, không bao giờ mang đồng hồ đắt hơn 500 đô. Phần lớn đi xe cũ hoặc không bao giờ mua xe đắt tiền. Họ thường đầu tư ít nhất 20% tài sản vào cổ phiếu hoặc công ty riêng. Đây là những người được Stanley xếp vào “Nhóm tích lũy” (Prodigious Accumulators of Weath – PAW).

Thật ra, phát hiện của Stanley chỉ là một minh chứng hùng hồn cho những gì mà nhiều người trong chúng ta đã biết. Từ thế kỷ 19, trong quyển “Hội chợ phù hoa”, William Thackerey, nhà văn nổi tiếng người Anh đã khắc họa sinh động và chân thật chân dung tầng lớp thượng lưu và quyền lực trong xã hội. Đó là những người có cuộc sống hào nhoáng mà ai cũng mơ ước, nhưng từ đầu đến chân họ đều là của đi vay mượn. Họ quỵt tiền nhà, tiền công thợ may thậm chí công sức của những người thuộc tầng lớp dưới như anh đánh xe, bác bán thịt. Điển hình là lối sống tốt mã rẻ cùi của cặp vợ chồng Becky và Rawdon Crawley.

Khi còn rất trẻ, tôi cũng có những suy nghĩ không đúng về cuộc sống của những người giàu có. Ngày ấy, tôi vừa thán phục vừa ganh tị với những người lái xe Porsche đời mới nhất, ẩn mình trong tòa biệt thự và hưởng thụ những gì xa hoa lộng lẫy nhất. Nhưng người cha triệu phú của tôi (không bao giờ mua xe mới cho tới khi ông 50 tuổi) thường bảo tôi rằng những người ấy thật ra là những người “sống mượn” và ngân hàng mới là chủ sở hữu nhà và xe của họ. Mãi sau này tôi mới hiểu được ý nghĩa những lời ông nói.

NHỮNG BƯỚC ĐƠN GIẢN ĐẾN ƯỚC MƠ

Cho dù bạn là ai, một sinh viên mới ra trường hay một giám đốc công ty đa quốc gia, bạn cũng dễ dàng áp dụng được Quy Trình Hiện Thực Hóa Ước Mơ mà tác giả Steven K. Scott chia sẻ một cách cụ thể và rõ ràng trong quyển sách này, để đạt được những mức độ thành công mà bạn chưa bao giờ mơ tới. Hơn hết, bạn còn học được những bí quyết cần thiết để biến ước mơ của mình thành hiện thực đã được minh chứng qua thời gian bởi chính tác giả và những người thành công nhất thế giới.

MUA SÁCH

]]>
https://books.evol.vn/hieu-lam-su-that-ve-giau-co/feed/ 0
Tư duy triệu phú https://books.evol.vn/tu-duy-trieu-phu-2/ https://books.evol.vn/tu-duy-trieu-phu-2/#respond Tue, 29 Dec 2009 04:52:13 +0000 http://www.tgm.vn/?p=702 Hãy nhớ rằng, triệu phú suy nghĩ và nhìn nhận về thế giới rất khác biệt! Nơi người bình thường chỉ thấy vấn đề, các triệu phú thấy cơ hội kiếm tiền. Nơi bạn chỉ thấy thất bại, họ thấy những kinh nghiệm quý báu dẫn dắt họ tới những cơ hội lớn hơn.

Nếu không có cách nghĩ của triệu phú, bạn sẽ không bao giờ phát hiện những cơ may vô hạn lẩn quẩn đâu đó chung quanh mình. Bạn cũng không có đủ sự tập trung và kiên định để bước những bước đi táo bạo và thực hiện những ý tưởng, chiến lược mà tôi sẽ chia sẻ với bạn.

Để giàu có, trước tiên bạn phải toàn tâm toàn ý mong muốn mình có thật nhiều tiền, thật nhiều; chỉ những mong muốn mãnh liệt mới trở thành thực tế. Bạn phải hình dung mình giàu có như thế nào trước khi thu hút được của cải đến với mình. Thực tế đã chứng minh những ai có cách nghĩ của triệu phú sẽ dễ dàng thu hút và khơi nguồn tiền chảy về phía mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thậm chí khi họ khởi nghiệp từ con số 0 tròn trĩnh. Những người như vậy – ngay cả khi thất bại thảm hại như gặp tai nạn hay kinh doanh thất bát, ngập trong nợ nần – là người có thể đứng dậy và giành lại những gì đã mất trong một thời gian ngắn.

Ông vua bất động sản Donald Trump (chủ chương trình “Người tập sự” – The Apprentice) là một ví dụ tiêu biểu. Trump mất toàn bộ cơ nghiệp khi giá nhà đất rớt thê thảm vì đợt suy thoái đầu thập niên 1990, những món nợ của ông chất cao như núi, lên tới 935 triệu đô. Thất bại nhưng không bỏ cuộc, Trump gượng dậy và làm một cú thắng ngoạn mục. Trong vòng 10 năm, ông không những thanh toán hết nợ nần mà còn có sản nghiệp khổng lồ trị giá 3,7 tỉ đô! Tại sao một thất bại kinh hồn như vậy không đè bẹp được ông? Đó là vì Trump hiểu rằng, ông có thể mất hết của cải hữu hình, nhưng tài sản thật sự của ông không phải là tài khoản trong nhà băng, hay bất động sản mà nằm trong bộ óc của ông. Đó là cách nghĩ, cách kiếm tiền, kinh nghiệm và kiến thức tài chính vô giá. Và chính những yếu tố này đã giúp ông tiếp tục trụ vững và thành công trong các thương vụ làm ăn. Tất nhiên, không phải lúc nào ông cũng thắng, nhưng với một tài sản trí tuệ to lớn như vậy, việc ông chiếm lĩnh lại thị trường là điều tất yếu.

Trong khi đó, nhiều người sở hữu cả một gia sản lớn – thừa kế của cha mẹ hay trúng số độc đắc – lại không làm được điều đó. Các nghiên cứu về những triệu phú loại này cho biết, sớm muộn gì họ cũng mất tất cả, người trụ lại lâu cũng chỉ được 10 năm. Kẻ thì do tiêu xài hoang phí, người do bị lừa mất hết tiền hoặc đổ tiền vào những dự án đầu tư ngớ ngẩn. Điều này chẳng có gì khó hiểu, một khi không có cách nghĩ của triệu phú, tiền bạc không bao giờ là người bạn trung thành với bất cứ ai.

Tương tự, khi bạn không tư duy như triệu phú, bạn sẽ không thể thu hút tiền bạc về mình, bất kể bạn thông minh hay chăm chỉ đến mức nào. Tôi biết nhiều người là ngôi sao sáng trong học tập, ra trường họ làm việc chuyên cần cho những công ty danh giá và được trả lương hậu hĩnh cho những đóng góp của mình. Nhưng như bạn cũng biết, những người này không thật sự giàu có, và theo quan điểm của tôi, họ không bao giờ được giải phóng hoàn toàn khỏi những âu lo về tài chính. Như vậy, sự dồi dào của cải không phụ thuộc vào công việc bạn làm, bất kể đó là việc gì, mà tùy thuộc vào cách nghĩ của bạn.

NHỮNG BƯỚC ĐƠN GIẢN ĐẾN ƯỚC MƠ

Cho dù bạn là ai, một sinh viên mới ra trường hay một giám đốc công ty đa quốc gia, bạn cũng dễ dàng áp dụng được Quy Trình Hiện Thực Hóa Ước Mơ mà tác giả Steven K. Scott chia sẻ một cách cụ thể và rõ ràng trong quyển sách này, để đạt được những mức độ thành công mà bạn chưa bao giờ mơ tới. Hơn hết, bạn còn học được những bí quyết cần thiết để biến ước mơ của mình thành hiện thực đã được minh chứng qua thời gian bởi chính tác giả và những người thành công nhất thế giới.

MUA SÁCH

]]>
https://books.evol.vn/tu-duy-trieu-phu-2/feed/ 0