Bạn thắc mắc nếu con mình lỡ nhiễm tính bi quan và hay có những phản ứng tiêu cực, sai lầm trước mọi vấn đề thì điều đó còn có thể điều chỉnh được không? Rất may, câu trả lời là HOÀN TOÀN CÓ THỂ và đó là lý do cho những quyển sách, như quyển bạn đang cầm trên tay, ra đời. Không bao giờ là quá muộn cho một sự thay đổi!

Những người thành công – dù đứng trên cương vị người đứng đầu công ty, nhà giáo hay một người làm cha làm mẹ – thường là người làm chủ được nghệ thuật thay đổi suy nghĩ của người khác. Cái việc tưởng chừng như không thể này thật ra không quá khó khăn. Ngay từ bây giờ, bạn có thể thực hiện được “phép lạ giữa đời thường” bằng cách giúp con cái thay đổi cách chúng nhìn nhận về thế giới chung quanh. Đó chính là bước thay đổi ý nghĩ từ tiêu cực sang tích cực chỉ bằng cách thay đổi góc nhìn. Trở lại câu chuyện của Andersen, nếu thay góc nhìn từ giá trị vật chất (quy ra tiền thì con bò cái có giá cao hơn con bê) sang giá trị tinh thần (một con bê xinh xắn có thể mang lại niềm vui, cái không thể tính ra thành tiền) thì ta hoàn toàn hiểu được niềm vui sướng hồn nhiên của hai vợ chồng già trong những cuộc trao đổi trên.

Chuyển hóa ý nghĩa là mô thức tác động mạnh mẽ nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi nhận thức và tư tưởng của con cái, đồng thời tạo một cú hích cho bước nhảy vọt của chúng. Hãy hình dung việc bạn có thể giúp con thay đổi cách mà chúng hiểu về những trải nghiệm của mình, có thể nói đó là cách mà con bạn tạo ra sự khác biệt với chính con người hôm qua của chúng.

Thực hiện bước chuyển hóa trong nhận thức của con cái, bạn có thể tác động đến tình cảm, hành động và kết quả mà chúng đạt được! Thật tuyệt vời phải không? Với tư cách làm cha mẹ, nếu chúng ta không giúp đỡ chúng thực hiện bước chuyển biến này, trẻ sẽ có khuynh hướng luôn nhìn nhận những trải nghiệm của mình dưới ánh sáng tiêu cực!

Mỗi Sự Vật Đơn Lẻ Đều Mang Nhiều Ý Nghĩa Khác Nhau

Làm thế nào để thay đổi ý nghĩa của một sự việc mà con cái chúng ta trải qua? Bạn không cần phải cố gắng thay đổi bản chất của sự việc đó (vì đó là điều không thể) mà chỉ cần thay đổi góc nhìn mà thôi. Chẳng hạn, bạn không thể thay đổi sự việc con bạn thi rớt nhưng chúng ta có thể thay đổi kinh nghiệm của trẻ từ chỗ chán nản, bỏ cuộc đến chỗ coi đó là một dấu hiệu cho biết chúng cần phải học bài đúng phương pháp hơn để lần sau thi đậu và sẽ tiếp tục đạt nhiều kết quả tốt trong học tập. Bất kỳ việc gì xảy ra trong đời bạn cũng mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Xấu hay tốt tùy thuộc vào nhận thức và cách bạn lựa chọn để xử lý sự việc đó.

Sơ đồ trên cho thấy chỉ một việc thi hỏng mà có đến sáu (hoặc nhiều hơn) cách hiểu khác nhau. Vậy thì cách hiểu nào là đúng? Thật ra, tất cả đều đúng ở chỗ bất cứ ý nghĩa nào mà bạn gán cho một sự việc sẽ trở thành chân lý đối với riêng bạn.

Nếu một đứa trẻ tin rằng nó bị điểm kém trong kỳ thi bởi vì nó ngu ngốc, nó sẽ không cố gắng học bài cho kỳ thi lần sau (bởi vì nó đâu có thay được não), kết quả là nó tiếp tục thi rớt và khẳng định niềm tin sai lầm của mình là đúng. Trong khi đó, nếu một học sinh khác cho rằng sở dĩ nó không đạt điểm cao là vì nó chưa học đến nơi đến chốn, nó sẽ cố gắng hơn vào lần sau và chắc chắn sẽ đạt kết quả tốt hơn. Thế có phải ý nghĩa mà bạn gán cho một sự việc nào đó sẽ trở thành đúng đối với bạn không?

Vậy nên cái ý nghĩa mà ta chọn để gán cho một sự việc chính là ý nghĩa thật sự của nó.

CON CÁI CHÚNG TA ĐỀU GIỎI

Được viết bằng lối văn giản dị dễ hiểu, các tình huống thực tế gần gũi và dựa trên những kết quả nghiên cứu tâm lý hành vi con trẻ, quyển sách còn giúp gia đình bạn tìm được tiếng nói chung, để mỗi ngày trôi qua với bạn là những niềm vui và tiếng cười bất tận. Đây thật sự là quyển cẩm nang hữu ích giúp bạn trở thành những bậc cha mẹ tuyệt vời trong mắt con.

MUA SÁCH