Để hiểu rõ trí thông minh của chúng ta kỳ diệu đến mức nào, trước hết bạn cần biết cách thức hoạt động của bộ não phi thường của bạn. Vỏ não của chúng ta (lớp trên cùng và lớp trung tâm) – đóng vai trò chính trong các suy nghĩ bậc cao – được cấu tạo từ khoảng một triệu triệu (1.000.000.000.000) tế bào não gọi là nơ-ron.

Do tất cả chúng ta có số lượng nơ-ron xấp xỉ nhau (ít hơn hay nhiều hơn vài triệu thì cũng chẳng khác biệt gì nhiều), chúng ta có hệ thần kinh cơ bản, hay còn gọi là “phần cứng”, giống nhau. Để hiểu được “phần cứng” của chúng ta thật sự phi thường đến mức nào, bạn hãy so sánh bộ não với tốc độ xử lý thông tin của máy vi tính được đo bằng MIPS (triệu xử lý / giây).

Một bộ xử lý máy tính Intel Pentium III (500 Mhz) chỉ có thể chạy được 1.354 MIPS. Trong khi đó, mỗi tế bào não (nơ-ron) có thể xử lý 1.000 thông tin mỗi giây và toàn bộ não của chúng ta có tiềm năng xử lý 100 triệu MIPS. Điều này có nghĩa là tiềm năng não bộ của chúng ta tương đương với 73.855 máy tính cá nhân được nối với nhau và hoạt động cùng một lúc. Khoa học đã chứng minh tất cả chúng ta đều có cùng sức mạnh não bộ vô cùng lớn, nhưng tính chung chúng ta sử dụng chưa đến 1% tiềm năng thật sự này.

Liên Kết Nơ-ron: Bí Mật Của Trí Thông Minh

Câu hỏi được đặt ra là nếu tất cả chúng ta có cùng số lượng nơ-ron (tương đương với 73.855 máy tính cá nhân), thì tại sao có hiện tượng một số học sinh lại tiếp thu và xử lý vấn đề nhanh hơn hẳn những em khác? Tại sao một số em tiếp nhận và ghi nhớ thông tin dễ dàng trong khi một số khác lại gặp khó khăn?

Câu trả lời không nằm ở hệ thần kinh não bộ (phần cứng) mà chính là cách thức trong đó các nơ-ron của chúng ta được kích hoạt và sử dụng (phần mềm).

Hai mươi tuần sau khi thụ thai, các nơ-ron não bộ của chúng ta bắt đầu tạo nên những mối liên kết với nhau. Các liên kết này được gọi là Liên Kết Nơ-ron. Mỗi khi nơ-ron tạo ra một liên kết (còn gọi là khớp thần kinh), một khuôn mẫu tư duy được hình thành. Từ đó suy ra, càng có nhiều liên kết nơ-ron trong một khu vực vào đó, chúng ta càng trở nên nhạy bén hơn trong lĩnh vực ấy. Ví dụ, nếu con bạn học giỏi Toán, đó là vì phần não bộ chịu trách nhiệm cho khả năng lập luận toán học có rất nhiều liên kết nơ-ron. Trong khi đó, tuy giỏi Toán nhưng con bạn lại có thể vẽ không đẹp, đó là vì khu vực tưởng tượng liên quan đến thị giác trong não bộ không có nhiều liên kết nơ-ron.

Vậy nếu con bạn yếu về một hoạt động não bộ nào đó (như giải các bàiToán chẳng hạn), bé có thể tăng cường trí thông minh và năng lực trong lĩnh vực đó không? Dĩ nhiên là được! Giải pháp nằm ở việc kích thích và thử thách khu vực đó của não bộ, từ đó tạo ra nhiều liên kết nơ-ron và tăng cường mức độ thông minh, nhạy bén.

Nói cách khác, bằng việc luyện tập nhiều lần một việc gì đó, bạn chắc chắn sẽ thông minh hơn, xử lý vấn đề nhanh nhạy hơn trong hoạt động đó. Não bộ cũng giống như cơ bắp, một khi được luyện tập và sử dụng thường xuyên, sẽ có mức độ tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Ngược lại, não sẽ yếu dần… giống như bất kỳ cơ bắp nào trong cơ thể khi không được luyện tập và sử dụng thường xuyên.

Đây là lý do tại sao chúng tôi bao giờ cũng nhắc nhở học viên mình rằng: cách duy nhất để giỏi Toán là nắm được cách học đúng đắn và thường xuyên làm các dạng bài tập cho đến khi thuần thục. Nếu muốn có một trí nhớ siêu đẳng, bạn cũng phải học các kỹ thuật ghi nhớ hiệu quả và liên tục luyện tập việc ghi nhớ cho đến khi đạt đến khả năng ghi nhớ tuyệt vời.

Vấn đề là ở chỗ đa số các bạn trẻ lại làm điều ngược lại: dễ làm khó bỏ. Nói cách khác, khi gặp những vấn đề khó hiểu hoặc bị điểm kém trong một môn học nào đó, chúng lập tức ngán ngại, ghét bỏ và buông xuôi không thèm cố gắng thêm chút nào nữa. Hệ quả tất yếu, chúng sẽ không bao giờ có cơ hội phát triển khả năng thật sự trong môn học đó, và dĩ nhiên kết quả môn học đó ngày càng tệ hơn.

Tiềm Năng Vô Hạn Của Trí Thông Minh Con Người

Có phải mỗi người được sinh ra với một mức độ thông minh nào đó và mức độ ấy là cố định trong suốt cuộc đời? Không phải vậy, mức độ thông minh của một người có thể được tăng cường nếu có sự kích thích não bộ hợp lý.

Nhưng liệu có giới hạn nào cho trí thông minh không? Một người chậm hiểu có thể rèn luyện bản thân để trở nên nhanh nhạy hơn không? Các nghiên cứu cho thấy, với phương pháp đúng đắn và chế độ rèn luyện phù hợp, điều gì cũng có thể xảy ra. Các nhà khoa học đã tính được tổng số liên kết nơ-ron có thể được tạo thành trong não bộ chúng ta. Con số ấy lớn đến mức, nếu biểu hiện thành các con số liên tiếp nhau thì nó kéo dài khoảng… 10,5 triệu kilômét. Từ đó có thể suy ra rằng trí thông minh tiềm ẩn của con người trong thực tế là không có giới hạn. Đấy là lý do tại sao các nhà khoa học đi đến kết luận rằng một người trung bình chỉ tận dụng chưa đến 1% tiềm năng não bộ trong suốt cuộc đời.

Tóm Lược Về Não Trái Và Não Phải

Để học được cách thức tận dụng tối đa tiềm năng của não bộ trong học tập, trước tiên chúng ta phải hiểu rằng vỏ não (lớp trên cùng và lớp trung tâm) được cấu tạo bởi hai bán cầu não riêng biệt, thường được biết tới như là não trái và não phải.

Não trái xử lý thông tin với các chức năng liên quan đến nhận thức như: ngôn ngữ viết và nói, phân tích, lập luận, sự kiện, toán học, thứ tự,… Não phải, mặt khác, tham gia vào công việc liên quan đến sáng tạo, tưởng tượng, mơ mộng, màu sắc, âm điệu, di chuyển, cảm xúc và triết học.

Câu hỏi được đặt ra là nếu tất cả chúng ta có cùng số lượng nơ-ron (tương đương với 73.855 máy tính cá nhân), thì tại sao có hiện tượng một số học sinh lại tiếp thu và xử lý vấn đề nhanh hơn hẳn những em khác? Tại sao một số em tiếp nhận và ghi nhớ thông tin dễ dàng trong khi một số khác lại gặp khó khăn?

Câu trả lời không nằm ở hệ thần kinh não bộ (phần cứng) mà chính là cách thức trong đó các nơ-ron của chúng ta được kích hoạt và sử dụng (phần mềm).

Hai mươi tuần sau khi thụ thai, các nơ-ron não bộ của chúng ta bắt đầu tạo nên những mối liên kết với nhau. Các liên kết này được gọi là Liên Kết Nơ-ron. Mỗi khi nơ-ron tạo ra một liên kết (còn gọi là khớp thần kinh), một khuôn mẫu tư duy được hình thành. Từ đó suy ra, càng có nhiều liên kết nơ-ron trong một khu vực vào đó, chúng ta càng trở nên nhạy bén hơn trong lĩnh vực ấy. Ví dụ, nếu con bạn học giỏi Toán, đó là vì phần não bộ chịu trách nhiệm cho khả năng lập luận toán học có rất nhiều liên kết nơ-ron. Trong khi đó, tuy giỏi Toán nhưng con bạn lại có thể vẽ không đẹp, đó là vì khu vực tưởng tượng liên quan đến thị giác trong não bộ không có nhiều liên kết nơ-ron.

Vậy nếu con bạn yếu về một hoạt động não bộ nào đó (như giải các bàiToán chẳng hạn), bé có thể tăng cường trí thông minh và năng lực trong lĩnh vực đó không? Dĩ nhiên là được! Giải pháp nằm ở việc kích thích và thử thách khu vực đó của não bộ, từ đó tạo ra nhiều liên kết nơ-ron và tăng cường mức độ thông minh, nhạy bén.

Nói cách khác, bằng việc luyện tập nhiều lần một việc gì đó, bạn chắc chắn sẽ thông minh hơn, xử lý vấn đề nhanh nhạy hơn trong hoạt động đó. Não bộ cũng giống như cơ bắp, một khi được luyện tập và sử dụng thường xuyên, sẽ có mức độ tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Ngược lại, não sẽ yếu dần… giống như bất kỳ cơ bắp nào trong cơ thể khi không được luyện tập và sử dụng thường xuyên.

Đây là lý do tại sao chúng tôi bao giờ cũng nhắc nhở học viên mình rằng: cách duy nhất để giỏi Toán là nắm được cách học đúng đắn và thường xuyên làm các dạng bài tập cho đến khi thuần thục. Nếu muốn có một trí nhớ siêu đẳng, bạn cũng phải học các kỹ thuật ghi nhớ hiệu quả và liên tục luyện tập việc ghi nhớ cho đến khi đạt đến khả năng ghi nhớ tuyệt vời.

Vấn đề là ở chỗ đa số các bạn trẻ lại làm điều ngược lại: dễ làm khó bỏ. Nói cách khác, khi gặp những vấn đề khó hiểu hoặc bị điểm kém trong một môn học nào đó, chúng lập tức ngán ngại, ghét bỏ và buông xuôi không thèm cố gắng thêm chút nào nữa. Hệ quả tất yếu, chúng sẽ không bao giờ có cơ hội phát triển khả năng thật sự trong môn học đó, và dĩ nhiên kết quả môn học đó ngày càng tệ hơn.

CON CÁI CHÚNG TA ĐỀU GIỎI

Được viết bằng lối văn giản dị dễ hiểu, các tình huống thực tế gần gũi và dựa trên những kết quả nghiên cứu tâm lý hành vi con trẻ, quyển sách còn giúp gia đình bạn tìm được tiếng nói chung, để mỗi ngày trôi qua với bạn là những niềm vui và tiếng cười bất tận. Đây thật sự là quyển cẩm nang hữu ích giúp bạn trở thành những bậc cha mẹ tuyệt vời trong mắt con.

MUA SÁCH