Người đàn ông xây dựng đế chế “cửa hàng vạn món” Amazon không những có phong cách lãnh đạo khác người mà còn có cách tiếp cận riêng, độc đáo về việc kinh doanh.
- Jeff Bezos không điều hành công ty dựa trên một chỉ số nhận được nhiều yêu tích bởi những người ngoài công ty, chẳng hạn như một chuyên viên phân tích phố Wall.
- Nếu bạn tăng gấp đôi số lượng những thử nghiệm mỗi năm, bạn sẽ tăng gấp đôi tính sáng tạo của mình. Còn nếu bạn quyết định rằng bạn sẽ chỉ làm những điều bạn biết để làm việc, bạn sẽ bỏ lại nhiều cơ hội trên bàn làm việc của mình.
- Tiết kiệm dẫn dắt sự đổi mới, chỉ giống như các hạn chế khác đã tạo ra. Một trong những cách để thoát ra khỏi một cái hộp chật hẹp là phát minh ra đường thoát của bạn.
Người đàn ông xây dựng đế chế “cửa hàng vạn món” này cũng có những cách tiếp cận riêng, độc đáo về việc kinh doanh. Từ những điều lớn như bỏ qua lợi nhuận cho đến những điều đơn giản hơn như thực hiện các họp theo hướng văn hóa đọc, nhà sáng lập Amazon không làm mọi thứ theo cách thông thường.
Điều gì ẩn giấu phía sau những cách làm kỳ quặc này và bạn có thể học hỏi gì từ cách tiếp cận kinh doanh Bezos để có thể thay đổi cách làm việc tại công ty của riêng bạn?
Gần đây, trên blog của cưụ nhân viên Amazon hiện là nhân viên Microsoft, Tren Griffin đưa ra bài việc trực tiếp về cách nghĩ của Jeff Bezos về kinh doanh thông qua những phát ngôn nổi tiếng của ông. Sau đây là một vài câu nói nổi tiếng của Bezos về kinh doanh được trang INC. đăng tải:
“Giới hạn cận biên của bạn là cơ hội của tôi”
Như Griffin giải thích: “Bezos nhìn thấy tình yêu của một đối thủ vào các giá trị cận biên và các chỉ số tài chính như một cơ hội đối với Amazon kể từ khi đối thủ này sẽ bám vào chúng trong khi Bezos lại tập trung vào giá trị đô la tuyệt đối của dòng tiền và cắt lát chúng như một con dao nóng lướt qua mặt bơ”.
“Bezos đã nêu ra sự tập trung vào giá trị tuyệt đối của dòng tiền trong bức thư gửi cổ đông năm 2014. Ông ấy không điều hành công ty dựa trên một chỉ số nhận được nhiều yêu tích bởi những người ngoài công ty, chẳng hạn như một chuyên viên phân tích phố Wall”, Griffin nhấn mạnh thêm. Bạn có đang tập trung nhìn vào đúng những con số của doanh nghiệp mình hay bạn đang quá lo lắng về những số liệu đánh giá mà người khác nói với bạn là quan trọng?
“Sự cân bằng quyền lực đang dịch chuyển về phía khách hàng và rời bỏ các công ty…Con đường đúng đắn để đối phó với điều này nếu bạn là một công ty là đặt phần lớn năng lượng của bạn, sự chú ý và tiền bạc bào việc xây dựng một sản phẩm hay dịch vụ vĩ đại và đặt phần nhỏ hơn vào việc hô hào về nó, quảng cáo nó.”
“Trong thế giới cũ, bạn dành 30% thời gian để xây dựng một dịch vụ tuyệt vời và 70% để hô hào về nó. Thế nhưng trong thế giới mới, điều này đã đảo ngược”, Bezos nhấn mạnh. Bạn có đang quá tập trung vào việc làm sao để nói về doanh nghiệp của mình và không hướng tới những điều đang thực sự diễn ra? “ Những công ty tốt nhất có được khách hàng thực sự mà không cần quảng cáo. Những sản phẩm vĩ đại và phương thức truyền miệng là những điều dẫn dắt doanh thu tại những công ty này. Ngược lại những công ty phải mở hầu bao ngân sách quảng cáo khổng lồ đang mất đi lợi thế của họ trong kỷ nguyên Internet”, Griffin bình luận.
“Nếu bạn tăng gấp đôi số lượng những thử nghiệm mỗi năm, bạn sẽ tăng gấp đôi tính sáng tạo của mình.”
Có lẽ việc tăng các sáng kiến của bạn dường như đơn giản hơn so với việc lần đầu nó xuất hiện. Chỉ cần cố gắng nhiều hơn nữa. Dựa trên câu nói này, đó dường nhưng trở thành cách tiếp cận chung của Amazon.
“Nếu bạn quyết định rằng sẽ chỉ làm những điều bạn biết để làm việc, bạn sẽ bỏ lại nhiều cơ hội trên chiếc bàn giấy.”
Quan điểm này rõ ráng liên quan đến câu nói phía trên. Thử nghiệm, theo định nghĩa thường, có thể dẫn tới thất bại. Tránh thất bại để xoa dịu cái tôi của bạn đồng thời với việc cắt giảm số lượng các thử nghiệp và nó thường là một vấn đề lớn: không dám thất bại để thử nghiệm hơn là thực hiện nó và thất bại. Theo Griffin, Warren Buffett cũng từng đặt vấn đề này theo cách khác: “Thông thường, những sai lầm nghiêm trọng nhất chúng ta là sự bỏ quên, bỏ đi, hơn là về chi phí hay xếp loại. Charlie và tôi cũng không ít lần bối rối, kể cả khi bạn không thấy những lỗi lầm này nhưng sự vô hình đó không làm giảm đi cái giá của chúng.”
“Phải sẵn sàng với việc bị hiểu lầm nếu bạn đang trên con đường đổi mới.”
Bezos không phải là người duy nhất cho rằng sự đổi mới có thể đi kèm với cô đơn nhưng ông là người chắc chắn minh họa điều này thành nguyên tắc. “Bạn không thể tốt hơn thị trường nếu bạn chính là thị trường. Tương tự vậy, bạn phải chấp nhận quan điểm bất đồng và hiểu đúng cách nhìn này để đánh bại các đối thủ”, Griffin cho biết.
“Tiết kiệm dẫn dắt sự đổi mới, giống như điều các hạn chế khác đã tạo ra. Một trong những cách để thoát ra khỏi cái hộp chật hẹp là tìm ra đường thoát của bạn.”
Bạn có dùng thời gian của mình vào việc mơ tưởng đến một lúc nào đó sẽ xuất hiện “cơn lũ” tiền bạc sẽ cuốn trôi những rắc rối công ty đang gặp phải? Những mơ mộng của bạn có thể đang sai lầm. “Nhiều tiền hơn thường đồng nghĩa với nhiều vấn đề hơn. Những công ty với quá nhiều tiền thường ít sự sáng tạo hơn”, Griffin viết trên blog của mình. Tất nhiên khó mà học cách yêu những hạn chế của bạn nhưng câu nói này đề xuất ra những lợi ích của việc tìm tòi trong quá trình thực hiện.
“Điều tuyệt vời nhất của các quyết định dựa trên thực tế là chúng bác bỏ hệ thống phân cấp từ trên xuống.”
Nhiều công ty đưa ra những lựa chọn dựa trên thâm niên hay uy tín của những người đưa ra quan điểm tranh luận khác nhau. Điều này không tồn tại ở Amazon. Liệu công ty của bạn có thể tạo ra lợi ích từ việc thử nghiệm cách tiếp cận dựa trên thực tế nhiều hơn như gã khổng lồ công nghệ này?
Theo Kim Thủy – Business Insider – Trí Thức Trẻ
THẢM HỌA LÃNH ĐẠO
Trong bao năm qua, chắc hẳn bạn đã thấy nhiều quyển cẩm nang “nên làm gì” trong kinh doanh. Quyển sách Thảm Họa Lãnh Đạo này nói về phần còn lại của câu chuyện. Đây là quyển cẩm nang “không nên làm gì”. Trong quyển sách dày công nghiên cứu này, hai tác giả Weinzimmer và McConoughey đã mang đến những lời khuyên chân thành nhưng thẳng thắn giúp các nhà lãnh đạo rút ra bài học từ những sai lầm của mình, trước khi cái giá phải trả trở nên quá lớn. Đây là quyển sách gối đầu giường dành cho các nhà lãnh đạo ham học hỏi, dù là còn non hay đã dày dạn kinh nghiệm.
Leave A Comment