Cho dù bạn là một người học giỏi Toán hay là học dở Toán thì những kinh nghiệm làm kiểm tra Toán sau đây sẽ cực kỳ hữu ích cho bạn.
Thông thường, khi làm kiểm tra Toán, bạn sẽ làm câu nào trước? Chắc không cần suy nghĩ ai cũng có thể trả lời là làm bài dễ trước, bài khó sau đúng không. Đương nhiên là vậy, nhưng cách bạn trình bày lời giải các câu trong đề thi sẽ như thế nào? Bạn trình bày câu nào trước vào trong tờ giấy thi? Đến đây sẽ có nhiều sự khác biệt.
Có những bạn thường sau câu hàm số, bạn chuyển sang thấy câu nào dễ thì bạn làm tiếp vào, đó có thể là câu lượng giác hoặc câu số phức, hoặc một câu nào đó nằm trong nhóm những câu bạn dễ dàng làm được ngay. Vậy, thứ tự các câu bạn trình bày vào trong bài thi sẽ là như thế nào nếu như đề bài có 10 câu? Có thể là 1-3-9-2-5-6-7-8-…. tùy đề đúng không. Bạn có thấy, với một đề Toán rất dài, thường khoảng 10 câu, mỗi câu bạn trình bày ít nhất cũng khoảng nửa mặt giấy cho đến 2/3 trang giấy, thì khi thể hiện lên trên giấy thi, ít nhiều cũng phải 2-3 tờ giấy thi.
Nếu bạn làm theo một thứ tự đảo lộn như vậy, những khó khăn gì có thể xảy ra?
- Khi bạn kiểm tra lại bài làm, bạn cũng không biết thứ tự ở đâu, rất mất thời gian để kiểm tra lại. Chưa kể, chẳng may lại còn bị thiếu.
- Đặc biệt, khi giám khảo chấm bài. Do giám khảo phải chấm hàng trăm, hàng nghìn bài thi, nên việc thứ tự lộn xộn như vậy sẽ khiến giám khảo cũng khó tìm, chưa kể sẽ chẳng may họ chấm thiếu câu của các bạn. Chuyện chấm thiếu vì khó tìm hoặc đếm nhầm câu là hoàn toàn có thể xảy ra.
Do vậy, hãy áp dụng những mẹo rất đơn giản sau:
1. Về thứ tự làm bài, bạn vẫn làm bài dễ trước, bài khó sau. Nhưng thứ tự trình bày vào trong bài thi, bạn nên trình bày theo thứ tự từ đầu đến cuối. Giả sử 1-2-3-…-9-10. Để làm được điều đó, rất đơn giản, bạn ước lượng độ dài mỗi bài. Giả sử như sau:
– Tờ giấy thi số 1: Làm các câu 1-2-3
– Tờ giấy thi số 2: Làm các câu 4-5-6
– Tờ giấy thi số 3: Làm các câu 7-8-9-10
2. Trong từng tờ, bạn cũng chia thứ tự lần lượt như vậy. Việc bạn làm như này sẽ chắc chắn một điều bài làm của bạn rất thoáng, khi bạn kiểm tra lại vô cùng dễ dàng. Giám khảo chấm lướt qua bài làm cũng biết được thứ tự của bạn. Vì nếu bài thi giữa các câu bạn để một khoảng trống thì cũng chẳng ai trừ điểm của bạn cả, cho nên bạn cứ yên tâm như vậy nhé. Ngoài ra, nếu làm theo cách này, có thể bạn làm xong câu 1, câu 2. Bạn thấy câu 9 rất dễ, thì bạn xin luôn giấy thi, giám thị không cấm việc bạn xin giấy thi sớm. Bạn còn có tác dụng là có giấy kê để làm bài, chữ sẽ đẹp hơn.
3. Khi bạn đi thi, bạn nhớ là làm câu dễ trước, câu khó sau. Và sau khi làm xong câu nào, bạn phải kiểm tra lại câu đó thật kĩ để đảm bảo bạn đã làm đúng trước khi chuyển sang câu tiếp theo. Sau khi giải xong bài, ở lượt kiểm tra tiếp theo, bạn có thể giải lại ra nháp để chắc chắn rằng lời giải của mình và đáp án trong bài thi là làm đúng.
Ngày xưa, mình đi thi Toán thì thường lại làm ngược lại xíu. Đó là lúc đi thi, mình luôn làm bài bất đẳng thức (bài khó nhất) trước. Bởi khi làm bài bất đẳng thức mà giải được thì tâm lý rất thoải mái do bài khó nhất đã giải được, thì tỉ lệ được 10 rất cao. Tuy nhiên, mình không khuyến khích bạn cũng “ngông” như vậy nhé Đi thi Đại học, mình cũng làm thế nhưng gặp phải bài bất đẳng thức khó quá, mình chỉ nghĩ khoảng 10 phút không ra, sau đó mình dành thời gian làm và kiểm tra lại những bài còn lại, và chấp nhận hy sinh bài bất đẳng thức để giữ lại điểm 9 khối A thi đại học.
Trainer Đỗ Việt Cường
TÔI TÀI GIỎI - BẠN CŨNG THẾ
Với những phương pháp học tập siêu đẳng được tác giả Adam Khoo chia sẻ, bạn sẽ tăng cường được sự tự tin và làm chủ cuộc sống, biết cách ứng dụng các công cụ học tập hiệu quả như Sơ Đồ Tư Duy, phát triển trí nhớ siêu việt để ghi nhớ các sự kiện và con số dễ dàng, và phát huy tối đa khả năng tiềm ẩn bên trong bạn để đạt những thành tích cao nhất có thể.
Leave A Comment