Nếu bạn vì vô tình mà không biết đến những biện pháp giúp khơi dậy và phát triển trí thông minh của con từ lúc chúng còn bé và cho rằng bây giờ mới bắt đầu là quá trễ thì không đúng đâu! Não bộ của chúng ta liên tục phát triển qua từng giai đoạn cuộc sống. Và một khi nó chưa được vận hành hết công suất thì chúng ta còn có thể tăng cường khả năng tận dụng sức mạnh não bộ ở bất cứ độ tuổi nào.
Một trong những ví dụ tốt nhất mà tôi có thể kể cho bạn nghe là câu chuyện về cuộc đời tôi. Để bắt đầu, tôi xin nhấn mạnh một điều là tôi sinh ra không có gì đặc biệt. Trái lại, hồi bé tôi còn bị coi là … “đần độn”, “tối dạ”, “ngu lâu”, “đầu đất” nữa.
Trong những năm đầu tôi học tại trường tiểu học St Stephen, cha mẹ tôi chán nản và phiền lòng ghê gớm khi quý tử của họ “chẳng bằng ai”. Tôi không thể nhớ nổi bảng cửu chương, mấy từ tiếng Hoa thông dụng thì học trước quên sau. Tóm lại, chữ nghĩa của tôi không những “không đựng đầy một chiếc lá trúc”, mà tôi còn là một thằng nhóc lười biếng, không thể tập trung vào bất cứ việc gì cho đến đầu đến đũa. Trong lớp, thay vì nghe giảng bài, tôi không nhìn ra cửa sổ mơ màng chuyện đâu đâu thì cũng vẽ nguệch ngoạc trên giấy, chọc phá bạn bè và kết quả … thi rớt hầu hết các môn học. Thầy cô giáo liệt tôi là hạng “ngu lâu khó đào tạo” và than phiền về việc tôi “không có khả năng tập trung”. Đâu chỉ có thế, sau khi dính vào khá nhiều vụ đánh nhau và vi phạm kỷ luật trong trường, tôi còn bị đuổi học vào năm chín tuổi (lúc tôi đang học lớp ba).
Mẹ tôi phải cày cục mãi mới xin được cho tôi vào học ở một trường khác (trường tiểu học Ngee Ann), nhưng tôi vẫn “chứng nào tật ấy”, tiếp tục “xơi ngỗng” trong các kỳ thi, tiếp tục bị gọi lên phòng giám thị nghe mắng vốn. Trong kỳ thi cuối cấp tiểu học (Primary School Leaving Exams – PSLE), điểm thi của tôi xấu đến nỗi cha mẹ tôi vác học bạ đến xin học ở đâu là y như rằng bị từ chối ở đấy (sáu trường cả thảy). Chả ai muốn nhận một học sinh lười biếng và dốt nát như vậy. Cuối cùng, tôi buộc phải vào một ngôi trường mà không ai biết tới. Đó là một trong những trường ở Singapore có thứ tự xếp hạng cao nhất “từ dưới đếm lên” vào thời điểm đó.
Mặc dù được cả thầy cô trực tiếp giảng dạy lẫn thầy hiệu trưởng tận tâm giúp đỡ nhưng tôi vẫn “ngựa quen đường cũ”, chỉ khoái đàn đúm với lũ trẻ giống tôi: thích trốn học đi chơi, điểm số tốt xấu gì cũng mặc kệ. Đám bạn tôi lúc bấy giờ chẳng đứa nào dám mơ vào trung học chứ đừng nói gì đến ngưỡng cửa đại học. Phần lớn đều nghĩ, may mắn lắm mình mới học xong trung học cơ sở rồi nhờ vào vận số xem có được nhận vào học ở một trường trung học dạy nghề nào đó không.
Tuổi thơ cùng với những kinh nghiệm này đã hình thành và ấn định trong tôi một thái độ và niềm tin tiêu cực rằng: Adam Khoo tôi, trời sinh ra đã dốt nát, biếng học ham chơi. Quả thật học hành sao mà khó khăn với tôi đến thế. Chắc bạn cũng đoán ra, tôi liên tục nhận điểm kém và xếp hạng 156 trong tổng số 160 học sinh toàn khối.
Đời tôi chỉ bắt đầu thay đổi khi cha tôi (trong nỗi tuyệt vọng ghê gớm) đã quyết định làm một việc mang ý nghĩa “còn nước còn tát” là đăng ký cho tôi vào học các chương trình về động lực cuộc sống dành cho thiếu niên. Thông qua những chương trình này, lần đầu tiên tôi được biết một sự thật rằng: tất cả chúng ta đều sở hữu não bộ với những khả năng hầu như vô tận, nhưng thành công chỉ đến với những người có cách nghĩ đúng đắn, niềm tin vào bản thân và nắm được các phương pháp học tập hiệu quả. Cũng nhờ khóa học này, tôi như tái sinh thành một con người khác: có niềm tin mới mẻ vào bản thân và cùng với nó là những động lực vươn lên trong cuộc sống.
Cứ như thể tôi vừa chạm vào cây đũa thần và biến hóa thành người khác. Thông qua những khoá học ngắn hạn và rất nhiều quyển sách tôi đã đọc ngấu nghiến, tôi như bừng tỉnh và nhận ra rằng tôi đang nắm trong tay chìa khóa mở cánh cửa dẫn tới thành công, như tôi hằng mơ ước từ tận đáy lòng mà không dám thú nhận dù với chính mình.
Con người mới mẻ đầy quyết tâm và phơi phới đi lên trong thằng bé 13 tuổi ấy bắt tay vào công việc hoạch định cho tương lai. Tôi bắt đầu áp dụng các kỹ thuật học tập như “Học Bằng Cả Não Bộ” (Whole Brain Learning), “Kỹ thuật Trí Nhớ Siêu Đẳng” (Super Memory Techniques) và “Cách Đọc Nhanh” (Speed Reading). Dần dần, thông qua việc chăm chỉ rèn luyện các phương pháp học tiên tiến này, tôi bắt đầu nhận ra rằng thật ra tôi cũng giỏi giang như bất kỳ ai. Thậm chí thông qua con đường tự học, tự đào luyện, tôi có thể có những thành tích vượt trội… hơn cả những học sinh giỏi nhất trường. Tại sao không?!
Trong tâm trạng hào hứng cao độ với những viễn cảnh tươi sáng sau một phát hiện mang tính đột phá như thế, đứa trẻ 13 tuổi ấy còn đặt ra một số mục tiêu không tưởng (đối với một học sinh vốn “đội sổ” trong trường như tôi).
1. Vươn lên trở thành học sinh xuất sắc nhất ngôi trường tôi đang học
2. Đậu vào trường Trung Học Victoria – một trong ít trường danh giá nhất Singapore
3. Đậu vào khoa Quản Trị Kinh Doanh của trường Đại Học Quốc Gia Singapore (National University of Singapore – NUS – luôn nằm trong top 50 trường đại học hàng đầu thế giới trong nhiều năm qua)
4. Kiếm được một triệu đôla đầu tiên vào năm 26 tuổi – một mục tiêu mà ngay cả những học sinh tài giỏi nhất cũng không dám mơ tới
Tôi toàn tâm toàn ý cho các mục tiêu cao vời của mình, và dĩ nhiên tôi lao vào học – cực kỳ chăm chỉ và vất vả – như để bù lại quãng thời gian đã mất. Bên cạnh đó, việc áp dụng tất cả các phương pháp học tiên tiến một cách thành thạo (kỹ thuật ghi nhớ, cách đọc nhanh, lập Sơ Đồ Tư Duy, ứng dụng lý thuyết vào thực hành, kỹ thuật thi cử,…) vào tất cả môn học cũng giúp tôi rất nhiều trong việc nhanh chóng bắt kịp bạn bè. Sau mấy năm cố công gắng sức, mọi nỗ lực của tôi đã được đền bù một cách hậu hĩnh. Từ một học sinh dốt nhất trường, tôi leo lên đứng nhất trường với bảy điểm mười tuyệt đối trong kỳ thi tốt nghiệp cấp hai, và được nhận vào trường Victoria danh tiếng (như mục tiêu tôi đã đề ra).
Mấy năm sau, tôi lại đạt toàn điểm mười trong kỳ thi tốt nghiệp cấp ba. Thành tích này giúp tôi đạt được mục tiêu thứ ba của mình: đậu vào trường NUS, khoa Quản Trị Kinh Doanh. Tại NUS, tôi vẫn tiếp tục sử dụng các phương pháp đã ứng nghiệm với mình, và bao giờ cũng có mặt trong danh sách 1% sinh viên xuất sắc nhất trường. Tôi cũng là một trong những sinh viên đầu tiên tham gia chương trình Phát Triển Tài Năng của NUS. Tôi hoàn thành chương trình đại học bốn năm với bằng cử nhân danh dự chỉ trong vòng ba năm. Và trong suốt ba năm đó, tôi lúc nào cũng nằm trong tốp sinh viên giỏi nhất trường.
Đó cũng là thời điểm tôi viết tác phẩm đầu tay “I Am Gifted, So Are You!” – “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!”. Quyển sách này là phương tiện hiệu quả cho phép tôi gửi gắm một thông điệp mạnh mẽ đến các bạn trẻ xa gần rằng: cho dù trong quá khứ, họ có học dở đến mức nào, bị những người xung quanh gán cho họ những danh hiệu tồi tệ ra sao thì họ vẫn có thể đạt kết quả cao trong học tập và thành công trong cuộc sống, nếu (và chỉ thế mà thôi) họ có niềm tin vào bản thân, có cách nghĩ đúng đắn cũng như các phương pháp học tập hiệu quả.
Cũng xin nói thêm là quyển sách “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!” đã liên tiếp dẫn đầu danh sách bán chạy tại Singapore. Sau khi được hai dịch giả Trần Đăng Khoa – Uông Xuân Vy biên dịch và hiệu chỉnh để phù hợp với ngôn ngữ tiếng Việt và hoàn cảnh ở Việt Nam, “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!” đã không những nhanh chóng trở thành một trong những quyển sách bán chạy nhất tại Việt Nam mà còn là một “hiện tượng” trong giới trẻ.
Cùng với sự thành công của quyển sách “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!”, tôi bắt đầu tổ chức những chương trình như “Superkids” (Thiếu Nhi Siêu Đẳng) dành cho trẻ em từ 7 đến 12 tuổi và chương trình “I Am Gifted, So Are You!” (Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!) dành cho thiếu niên từ 13 đến 18 tuổi. Hằng năm, hai chương trình này đào tạo khoảng 13.000 học sinh ở Singapore, Mã Lai, Indonesia và một số nước khác.
Vậy câu chuyện về đời tôi muốn nhắn nhủ với bạn – những người làm cha làm mẹ – điều gì? Đó là dù con bạn học hành chểnh mảng và kém cỏi đến mức nào, trong mỗi đứa trẻ cũng chứa đựng một tiềm năng phi thường. Đừng bao giờ đánh mất niềm tin đó vào đứa con của bạn. Điều quan trọng là bạn phải dạy cho chúng cách tin vào bản thân, cũng như cách sử dụng các phương pháp tiên tiến, để kích hoạt và thăng hoa tài năng thật sự vẫn ẩn náu trong mỗi đứa trẻ.
Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn nhiều phương pháp mà bạn có thể dùng để giúp con bạn thành công trong học tập ở các chương sau. Tuy nhiên, cách đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện ngay bây giờ là tặng cho chúng một quyển sách “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!”.
CON CÁI CHÚNG TA ĐỀU GIỎI
Được viết bằng lối văn giản dị dễ hiểu, các tình huống thực tế gần gũi và dựa trên những kết quả nghiên cứu tâm lý hành vi con trẻ, quyển sách còn giúp gia đình bạn tìm được tiếng nói chung, để mỗi ngày trôi qua với bạn là những niềm vui và tiếng cười bất tận. Đây thật sự là quyển cẩm nang hữu ích giúp bạn trở thành những bậc cha mẹ tuyệt vời trong mắt con.
that ky dieu.toi kung se lm dk
-Hâm mộ anh quá,ước gì mình cũng được thế!!!!
TÔI NHẤT ĐỊNH PHẢI LÀM ĐƯỢC. ĐẾN NGÀY 6/4/2016 TÔI PHẢI LÀM ĐƯƠC 8 ĐIỂM TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN HÓA
Chúc bạn thành công và đạt được mục tiêu mình đề ra nhé.
Còn Tôi Nhất Định Phải Đậu Kỳ Thi Tuyển Sinh 2016 Với Số Điểm Là 25 Điểm
Tôi Tin Là Tôi Có Thể Làm Được
Chúc bạn thành công nhé!
mik cũng đã đx hsg nhưng vẫn chưa đứng nhất truong . tu hôm nay mik gai cố gắng hơn nữa
Tôi nhất định sẽ trở thành học sinh giỏi của lớp
Không học giỏi tao sẽ tự vẫn vào năm 25 tuổi sau khi trả hiếu xong , còn nếu thành đạt thì sống tiếp , h chẳng biết thế nào là vui , thế nào là buồn nữa rồi !
mình sẽ quyết tâm đứng đầu lớp chọn
mình sẽ quyết tam
Mình sẽ quyết tâm trở thành hs giỏi.
Tôi muốn trở thành học sinh giỏi!
Chào Thang,
Cảm ơn chia sẻ của em. Để trở thành học sinh giỏi em có thể tìm đọc thêm cuốn sách Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế! để nắm thêm những phương pháp giúp việc ôn lại kiến thức được hiệu quả hơn: https://books.evol.vn/sach/toi-tai-gioi-ban-cung-the/
Chúc em sẽ đạt được kết quả tốt trong kỳ thi cấp 3 sắp tới nhé!
con mình một bạn tới đây lên lớp 7 và một bạn tới đây lên lớp 9 có phù hợp với con không