Trong suốt thập kỷ qua, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 500.000 người để khám phá vai trò của cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày và tìm hiểu xem điều gì có tác dụng và điều gì không có tác dụng khi đối mặt với thử thách. Kết quả thật đáng kinh ngạc. Cơ sở dữ liệu của chúng tôi bao gồm 25 triệu câu trả lời cho những vấn đề quan trọng mà mọi người phải đối mặt ngày nay. Chúng tôi biết được cách người ta nghĩ về bản thân mình so với những gì người khác nhìn thấy ở họ, và chúng tôi quan sát việc những lựa chọn khác nhau có tác động đến thành công về mặt cá nhân và sự nghiệp như thế nào. Những phát hiện của chúng tôi chỉ ra ba sự thật đơn giản nói lên bản chất của trí tuệ cảm xúc.

Phát Hiện 1: Chúng Ta Đang Mắc Phải Đại Dịch Cảm Xúc

Mặc dù đã có rất nhiều mối quan tâm về cảm xúc và trí tuệ cảm xúc trong hai thập kỷ qua, nhưng hiện tượng yếu kém về mặt nhận thức và làm chủ cảm xúc trên thế giới khiến người ta phải kinh ngạc. Chỉ có 36% số người được chúng tôi kiểm tra có khả năng nhận diện chính xác những cảm xúc đang diễn ra trong lòng mình. Điều đó có nghĩa là hai phần ba còn lại thường bị cảm xúc chi phối và chưa có kỹ năng xác định cũng như tận dụng cảm xúc vì lợi ích của mình.

Chẳng có trường lớp nào dạy ta về việc nhận diện và thấu hiểu cảm xúc. Chúng ta gia nhập đội ngũ lao động biết đọc, biết viết, và viết báo cáo dựa trên kiến thức của mình, nhưng lại thường thiếu mất kỹ năng làm chủ cảm xúc trong những vấn đề gay cấn mà chúng ta sẽ phải đối mặt. Những quyết định đúng đắn đòi hỏi nhiều hơn ngoài chuyện kiến thức thực tế. Chúng cần sự hiểu biết về bản thân và khả năng làm chủ cảm xúc trong những lúc cần thiết nhất.


Căng thẳng và mâu thuẫn giữa các cá nhân là bằng chứng rõ ràng của việc không hiểu và không kiểm soát được cảm xúc. Trong số những người mà chúng tôi khảo sát, có hơn 70% gặp khó khăn trong việc đối phó với căng thẳng, và một số tình huống mang tính thách thức nhất mà họ phải đối mặt là trong môi trường làm việc. Mâu thuẫn trong công việc có khuynh hướng trở nên tệ hơn khi chúng ta thụ động né tránh các vấn đề hoặc quá đối đầu khiến chuyện bé xé ra to.

Đa số các công ty hiện nay có khuynh hướng bóp chết trí tuệ cảm xúc. Họ đánh mất tầm nhìn về chính những người đang mang về lợi nhuận cho họ. Chỉ có 15% số người lao động được chúng tôi khảo sát cho biết họ thật sự cảm thấy được người sử dụng lao động tôn trọng và đánh giá cao. Cứ năm người thì có bốn người nhiều khả năng sẽ rời bỏ công việc hiện tại nếu được đề nghị một vị trí và mức lương tương tự ở chỗ khác. Người ta cần nhiều thứ hơn ngoài tiền lương để vui vẻ đi làm: họ muốn biết rằng nỗ lực của mình được quan tâm và những hi sinh của họ cho doanh nghiệp được trân trọng.

Phát Hiện 2: Có Những Sự Thật Đằng Sau Nhãn Dán

Giới tính là một tiêu chí thông thường dùng để dán nhãn cho những gì liên quan đến cảm xúc. Sự khái quát hóa này gắn cho phụ nữ mọi thứ, từ “phái yếu” đến “nhạy cảm quá mức” còn đàn ông thì từ “trơ lì cảm xúc” đến “bùng nổ”.1 Những phân tích của chúng tôi về trí tuệ cảm xúc của hai giới cho ra kết quả hoàn toàn khác.

Nhìn chung, phụ nữ có chỉ số thông minh cảm xúc trung bình cao hơn nam giới 4 điểm. Sự khác biệt này đủ lớn để cho thấy rằng phụ nữ thường thể hiện (đừng nhầm lẫn với khái niệm sở hữu) nhiều kỹ năng hơn trong việc tận dụng cảm xúc vì lợi ích của chính mình. Phụ nữ đạt điểm cao hơn nam giới ở ba trong bốn kỹ năng của trí tuệ cảm xúc, đó là: làm chủ bản thân, nhận thức về xã hội và làm chủ các mối quan hệ. Nhận thức về bản thân là kỹ năng duy nhất mà hai phái bằng điểm nhau.

Khoảng cách lớn nhất xuất hiện trong kỹ năng làm chủ các mối quan hệ, trong đó phụ nữ cao hơn nam giới đến 10 điểm. Một điều mà các dữ liệu không thể cung cấp là việc giải thích về các con số. Chúng tôi cho rằng phụ nữ có cơ hội thực hành các kỹ năng trí tuệ cảm xúc từ khi còn bé. Nhiều trò chơi đóng kịch của các bé gái có liên quan đến việc bộc lộ cảm xúc và những điểm tế nhị trong giao tiếp xã hội. Trong khi đó, các bé trai lại không được khen ngợi nếu có những hành vi tương tự.

Con người thường cho rằng có sự khác nhau lớn về trí tuệ cảm xúc giữa những người làm những nghề nghiệp khác nhau. Kỹ sư, kế toán viên và các nhà khoa học thường được cho là những người có chỉ số thông minh cảm xúc thấp. Nhưng những phân tích về các số liệu điều tra trên toàn cầu lại đưa ra những phát hiện khác thường một cách ấn tượng.

Thứ nhất, không có sự khác biệt nào giữa chỉ số thông minh cảm xúc trung bình giữa các ngành nghề. Những người làm việc ở các lĩnh vực đa dạng như bán hàng, công nghệ thông tin, tài chính, điều hành và tiếp thị có chỉ số thông minh cảm xúc gần như tương đương. Sự khác biệt về điểm số trong trí tuệ cảm xúc ở những người thuộc những ngành nghề này chưa tới một điểm. Chỉ có duy nhất một nhóm người làm việc trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng là có khuynh hướng nhỉnh hơn về trí tuệ cảm xúc.

Có vẻ như một chỉ số cao hơn trong trí tuệ cảm xúc là yêu cầu để trụ lại trong ngành nghề này. Hãy tưởng tượng bạn phải xoay sở cả ngày trời với những khách hàng khó tính, bạn sẽ hiểu lý do tại sao trí tuệ cảm xúc lại cần thiết đến vậy. Và nhóm người duy nhất có chỉ số thông minh cảm xúc thấp hơn hẳn so với các nhóm ngành nghề khác là những người chẳng có nghề nghiệp gì hết: những người thất nghiệp.

Phát Hiện 3: Cô Đơn Trên Đỉnh Cao

Mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc và chức danh công việc là ấn tượng nhất. Chỉ số thông minh cảm xúc tăng theo cấp bậc, từ vị trí thấp nhất trong công ty đến quản lý cấp trung. Các nhà quản lý bậc trung rất đáng chú ý với điểm số trí tuệ cảm xúc cao nhất. Tuy nhiên khi xét đến các vị trí cao hơn quản lý bậc trung – những vị trí quản lý cấp cao – lại có xu hướng tụt dốc thảm hại về chỉ số thông minh cảm xúc. Từ chức danh giám đốc trở lên, điểm số trí tuệ cảm xúc tuột dốc không phanh. Các CEO (Tổng giám đốc), tính trung bình, có chỉ số thông minh cảm xúc thấp nhất.

Thong-minh-cam-xuc-3
Các tạp chí kinh doanh thường nói rằng, cấp bậc của bạn càng cao bao nhiêu thì công việc của bạn càng ít đi bấy nhiêu; nhiệm vụ chính của bạn lúc ấy là đảm bảo người khác hoàn thành công việc. Vì thế, bạn có thể suy ra rằng, người càng ngồi ở chức cao bao nhiêu thì càng thành thạo về kỹ năng nhân sự bấy nhiêu. Nhưng xem ra mọi thứ ngược lại. Có quá nhiều vị lãnh đạo được cất nhắc lên vị trí hiện tại là nhờ vào kiến thức chuyên môn hoặc thâm niên làm việc chứ không phải nhờ vào những kỹ năng quản trị nhân sự. Một khi đã ngồi vào vị trí cao nhất, họ chẳng còn dành bao nhiêu thời gian cho việc tương tác với nhân viên.

Tuy nhiên, trong số các cán bộ quản lý cấp cao thì những người có chỉ số thông minh cảm xúc cao nhất chính là những người làm việc tốt nhất. Chúng tôi cũng phát hiện ra rằng kỹ năng về trí tuệ cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong hiệu suất công việc hơn hẳn bất kỳ kỹ năng lãnh đạo nào khác. Điều này đúng với tất cả các chức danh nghề nghiệp: những người có chỉ số thông minh cảm xúc cao nhất trong bất cứ cương vị nào cũng thể hiện xuất sắc hơn đồng nghiệp của mình.

THẢM HỌA LÃNH ĐẠO

Trong bao năm qua, chắc hẳn bạn đã thấy nhiều quyển cẩm nang “nên làm gì” trong kinh doanh. Quyển sách Thảm Họa Lãnh Đạo này nói về phần còn lại của câu chuyện. Đây là quyển cẩm nang “không nên làm gì”. Trong quyển sách dày công nghiên cứu này, hai tác giả Weinzimmer và McConoughey đã mang đến những lời khuyên chân thành nhưng thẳng thắn giúp các nhà lãnh đạo rút ra bài học từ những sai lầm của mình, trước khi cái giá phải trả trở nên quá lớn. Đây là quyển sách gối đầu giường dành cho các nhà lãnh đạo ham học hỏi, dù là còn non hay đã dày dạn kinh nghiệm.

MUA SÁCH