Các nhân viên có thể tỏ ra ưng thuận với ý kiến của sếp nhưng trong lòng không muốn tuân theo.

Đừng để nhân viên 'bằng mặt mà không bằng lòng'

Tình trạng “khẩu phục nhưng tâm chưa phục” là một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất giữa nhà quản trị doanh nghiệp và các nhân viên của mình. Các nhân viên có thể tỏ ra ưng thuận với ý kiến của sếp nhưng trong lòng không muốn tuân theo.

Là nhà quản trị nhân sự, nếu đang bị rơi vào hoàn cảnh ấy, bạn nên chủ động tìm hiểu nguyên nhân theo những hướng dưới đây. Họ không thích tính bạn. Chúng ta thường thích làm việc với những cá nhân dù không thạo việc nhưng niềm nở, dễ gần hơn là những người giỏi mà khó tính, ứng xử phách lối.
Do đó, nếu bạn đối xử với nhân viên lạnh lùng, chẳng mấy thân thiện thì tất nhiên bạn sẽ không được họ yêu mến, cho dù họ vẫn nhẫn nại phục vụ bạn cho đến một ngày nào đó mà thôi. Chỉ có một vài ngoại lệ thuộc về loại người lãnh đạo độc tài nhưng lại sở hữu một tầm nhìn chiến lược xuất chúng đến nỗi mọi người đều phải nể phục và răm rắp tuân theo.

Họ không tin tưởng bạn và bạn cũng không tin họ

Thích trò chuyện với anh ta nhưng có lẽ bạn sẽ không tin tưởng người ấy vì bạn cũng đoán ra rằng họ cũng sẽ kể với người khác về bạn khi khác. Tín nhiệm là điều còn quan trọng hơn cả sự quý mến nhau trong môi trường làm việc. Dù không thích ai đó nhưng bạn vẫn có thể làm việc với họ mà không sợ bị lừa dối hay bị tố cáo sai.

Bạn nghĩ sao về việc có một đồng nghiệp mà bạn rất thích rủ rê đến quán nước sau giờ làm việc vì anh ta luôn có những câu chuyện hài để kể và tin nóng để sẻ chia? Người ấy luôn tiết lộ những “tin mật” về người khác.

Họ không thấy được lợi ích khi cần xả thân vì công việc

Không ai sẵn sàng đi đến những nơi không mang đến cho họ sự thay đổi tích cực. Nếu bạn đưa ra một nhiệm vụ mới với kết quả kinh doanh đầy hứa hẹn nhưng lại không hề mang lại lợi ích thực tế cho cuộc sống của nhân viên thì không một cấp dưới nào muốn tham gia và nỗ lực thực hiện nhiệm vụ đó.

Họ không hiểu vì sao phải làm những gì bạn yêu cầu

Có những nhà quản trị trẻ tài ba, luôn tập trung cao độ vào mục đích làm việc và chu đáo trong từng chi tiết của công việc, nhưng vì cứ cho rằng mọi người cũng hiểu như mình nên khi phân công công việc cho cấp dưới họ không hề đưa ra lời giải thích nào. Khi không hiểu vì sao phải làm công việc nào đó theo lệnh sếp thì nhân viên không chỉ không xác định được thời hạn và chất lượng công việc rõ ràng, mà còn nghi ngờ động cơ của sếp.

Họ cho rằng bạn không thật sự quan tâm đến họ

Là nhà quản trị, có thể nhiều lúc bạn sẵn sàng bỏ thời gian và tiền túi để cống hiến cho doanh nghiệp, nhưng nếu đòi hỏi nhân viên cũng làm như thế mà không có sự bù đắp lại thích đáng cho họ thì sẽ không ai chịu làm cả. Hãy thẳng thắn nói rằng khi hoàn thành công việc, nhân viên sẽ được thanh toán đầy đủ các chi phí và nếu kết quả xuất sắc sẽ được tưởng thưởng xứng đáng.

Họ không cảm thấy được sự hỗ trợ và ghi nhận những cố gắng của bạn

Trả lương cho nhân viên là trách nhiệm của bạn, nhưng hỗ trợ họ làm việc tốt hơn và ghi nhận được những tiến bộ của từng nhân viên cũng là việc mà bạn phải làm thường xuyên. Một lời cảm ơn chân thành của bạn sẽ có tác động lớn đến đội ngũ nhân viên, thúc đẩy họ làm việc hết mình vì bạn. Họ không nhận đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ mới.

Bất kỳ khi nào cần chọn lựa một cá nhân để làm người chủ lực trong việc thực hiện một dự án mới, bạn hãy hỏi: “Anh (hoặc chị) cần biết thêm điều gì để thực hiện thành công dự án này?”.

Nếu không được trang bị đầy đủ kỹ năng và phương tiện làm việc, khi gặp trở ngại, các nhân viên sẽ chỉ trích, phê phán bạn quan liêu, quy lỗi về phía bạn.

Họ không tôn trọng tư chất của bạn

Nhà quản trị được nhân viên tôn trọng vì có tài năng, khả năng bao quát điều hành công việc và tính tình dễ mến. Một số nhà quản trị luôn đề cao cái tôi của mình và thể hiện rõ trước đội ngũ nhân viên, đã vậy thường hay phê phán quá mức những người mình không thích, bất kể cấp dưới hay cấp trên. Đó là lý do vì sao nhân viên đánh giá không cao về tư chất và những kỹ năng đối nhân xử thế của sếp.

Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn

THẢM HỌA LÃNH ĐẠO

Trong bao năm qua, chắc hẳn bạn đã thấy nhiều quyển cẩm nang “nên làm gì” trong kinh doanh. Quyển sách Thảm Họa Lãnh Đạo này nói về phần còn lại của câu chuyện. Đây là quyển cẩm nang “không nên làm gì”. Trong quyển sách dày công nghiên cứu này, hai tác giả Weinzimmer và McConoughey đã mang đến những lời khuyên chân thành nhưng thẳng thắn giúp các nhà lãnh đạo rút ra bài học từ những sai lầm của mình, trước khi cái giá phải trả trở nên quá lớn. Đây là quyển sách gối đầu giường dành cho các nhà lãnh đạo ham học hỏi, dù là còn non hay đã dày dạn kinh nghiệm.

MUA SÁCH