“Thứ đầu óc không bình thường”

Ngày bé:

Ông sinh năm 1847 tại thành phố Milan, bang Ohio và ngay từ khi còn là một cậu nhóc, thói tò mò đã khiến ông vướng phải không biết bao nhiêu là rắc rối.

Lúc nào ông cũng hỏi “tại sao.” Mới lên ba, ông bị ngã vào chiếc máy hút lúa và suýt chết ngạt trong đó vì ông muốn biết cỗ máy hoạt động ra sao. Bốn tuổi, cha ông phát hiện con trai mình ngồi chồm hổm ấp mấy cái trứng vịt trong chuồng gia súc lạnh ngắt, vì ông muốn xem liệu mình có thay vịt mẹ ấp cho trứng nở được không.

Ông đến lớp chẳng được bao nhiêu vì các giáo viên cho rằng ông hỏi suốt ngày vì đầu óc ông ngu dốt. Vậy nên, năm ông lên bảy tuổi, mẹ ông vốn cũng là một giáo viên quyết định cho con nghỉ học ở trường và dạy con học tại nhà.

Mấy người hàng xóm nghĩ đứa bé trai kỳ dị với thân hình nhỏ thó, cái đầu to quá mức bình thường cùng những câu hỏi không bao giờ dứt ấy hẳn là đồ “tưng tửng,” thậm chí một bác sĩ trong vùng còn e rằng cậu bé “có vấn đề về trí não” cũng bởi cái đầu to quá khổ kia.

Ông mê đọc sách vô cùng. Đặc biệt, sách viết về hóa học là món khoái khẩu nhất của ông, nhưng ông đọc thì ít, thực hành thì nhiều. Ông thử rất nhiều thí nghiệm được mô tả trong sách để chứng minh với bản thân rằng những gì sách viết là thật.

Khoảng 10 tuổi, ông lập ra một phòng thí nghiệm riêng trong tầng hầm ở nhà, và trong một lần thực nghiệm, ông làm lửa cháy đùng đùng và suýt thổi bay ông ra khỏi căn hầm.

Đến năm 12 tuổi, để kiếm tiền mua hóa chất thí nghiệm, ông mang kẹo và báo đi bán ở trạm xe lửa gần nhà, và tranh thủ thời gian rảnh ở nhà ga để làm thí nghiệm.

Ông bị buộc phải tạm chấm dứt mấy trò thí nghiệm của mình khi một mảnh phốt-pho bắt lửa trong căn phòng thí nghiệm tạm bợ ông bày ra ở một toa xe chở hành lý. Vị quản lý tống cổ ông cùng mấy thứ vật dụng thí nghiệm khi xe lửa dừng ở trạm kế tiếp.

Hầu như lúc nào ông cũng thí nghiệm và thí nghiệm. Có lần ông còn cho đứa bạn uống ba liều bột thuốc tẩy nhẹ với hy vọng bụng nó sẽ giải phóng ra đủ khí để bay lên. Kết quả là đứa bạn đau bụng quằn quại còn ông thì ăn một trận đòn nhớ đời.

16 tuổi, ông có cơ hội được học làm nhân viên đánh điện tín, sau đó ông quay sang mê ngành điện không kém gì ngành hóa trước đây.

Và bởi trong đầu ông lúc nào cũng đầy ý tưởng thay vì chú tâm vào công việc phải làm, ông trở thành một nhân viên điện tín cực kỳ chểnh mảng.

Chỉ trong vòng một năm giữ vị trí, ông bị sa thải vì cả ngày chỉ lo đọc sách, thí nghiệm rồi ngủ gục.

Trong giới nhân viên điện tín, ông nổi tiếng là “đồ gàn dở” vì dành quá nhiều thời gian cho chuyện đọc và thí nghiệm.

Mấy đồng nghiệp khác suốt ngày châm chọc, cười cợt vẻ ngoài xoàng xĩnh, đầu tóc rối bù của ông. Chủ doanh nghiệp thì mất hết kiên nhẫn với một nhân viên như ông, “một kẻ thiếu thực tế, đầu óc trên mây và chắc cả đời chẳng làm nên trò trống gì.”

Khi trưởng thành:

21 tuổi, ông không thí nghiệm nữa mà chuyển sang phát minh sản phẩm toàn thời gian. Có quá nhiều sáng kiến mà ông biết mình phải nỗ lực thật nhiều để làm ra mọi thứ mình muốn.

Khi thị trường cho những phát minh của ông phát triển, ông nhận ra mình cần nhiều trang thiết bị cỡ lớn. Thế là năm 1876, ông chuyển đến Menlo Park, bang New Jersey, tại đây ông lập nên trung tâm nghiên cứu của riêng mình. Ông mời tất cả những thợ thủ công và khoa học gia giỏi nhất ông tìm được, đưa họ vào làm nơi ông gọi là “nhà máy của những ý tưởng.”

Một năm sau, sản phẩm phát minh vĩ đại đầu tiên được cả thế giới biết đến, chiếc máy hát đĩa. Với phát minh này, thoắt cái ông trở thành người nổi tiếng, nhưng tất cả chỉ mới bắt đầu.

Năm 1879, sau nhiều tháng miệt mài, ông cho ra đời một phát minh vĩ đại khác – bóng đèn điện – sản phẩm làm thay đổi cách sống của nhân loại mãi mãi.

Cả đời ông là những câu hỏi “tại sao” không bao giờ dứt. Và việc tiếp theo ông làm là đi tìm hiểu xem còn cách nào khác hơn, hay hơn để làm mọi thứ hay không.

Sự kiên nhẫn trong ông là vô hạn, và hiếm khi nào ông nản lòng. Ông tiếp cận vấn đề với thái độ tích cực và không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi nào giải quyết được mới thôi. Mỗi ngày ông làm việc mười tám tiếng đồng hồ là chuyện bình thường, và suốt cuộc đời mình, ông sở hữu hơn 1.000 bằng sáng chế khác nhau cho các phát kiến của mình.

Chính nhờ tính tò mò bẩm sinh và nỗ lực làm việc không mệt mỏi của ông mà thế giới chúng ta đang sống ngày nay tốt đẹp hơn trước rất nhiều.

Chưa từng có ai mang các khám phá khoa học vào đời sống nhiều như ông với máy hát đĩa (phát kiến theo ông là vĩ đại nhất), bóng đèn điện, máy đánh chữ, máy ghi âm, máy phát điện, máy quay phim và nhiều sản phẩm khác. Ông còn cải tiến một số phát minh đã có từ trước như điện thoại và điện tín.

Chưa bao giờ ông để cho những “thất bại” của mình (theo cách người đời gọi) làm ông nhụt chí; thay vào đó ông xem chúng như những nấc thang cần thiết trong cuộc đời làm khoa học.

Ông tự dàn dựng và thực hiện bộ phim câm đầu tay và phát minh ra “hình ảnh biết nói” bằng cách kết hợp hai phát kiến của mình: máy hát đĩa và máy quay phim. Với hai phát minh này, có lẽ ông là người đóng góp to lớn nhất vào ngành công nghiệp giải trí của thế giới hơn bất kỳ ai.

Dù sau này đã trở thành một triệu phú, ông vẫn khiêm tốn và luôn cảm thấy hạnh phúc nhất vào những lúc được làm việc trong phòng thí nghiệm để phát minh ra sản phẩm mới.

Ông được Quốc Hội Hoa Kỳ truy tặng Huy Chương Danh Dự vào năm 1928 và vào ngày ông mất ở tuổi 84, Tổng thống Herbert Hoover đã yêu cầu tất cả công dân Mỹ tắt bóng đèn điện trong vòng một giờ để tưởng nhớ tài năng sáng tạo khôn cùng của Thomas Edison.

Ông là một trong những nhà sáng chế vĩ đại nhất mà thế giới từng biết gặt hái được nhiều hơn là cải thiện cuộc sống của một người bình thường. Bạn thấy đấy, chính những phát minh vĩ đại của ông đã giúp cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều – điều mà không phải nhà phát minh nào trong lịch sử cũng làm được.

Thiên tài chỉ có 1% bẩm sinh, còn lại 99% là do cần cù.”

–       Thomas Alva Edison (1847 – 1931)

KỸ NĂNG ĐI TRƯỚC ĐAM MÊ

“Hãy theo đuổi đam mê” là lời khuyên tồi về nghề nghiệp. Thay vào đó, hãy tìm kiếm việc bạn nên làm… Trong quyển sách giúp mở rộng tầm mắt này, Cal Newport lột trần niềm tin từ trước đến nay rằng ta nên “theo đuổi đam mê.” Đây là quyển sách bắt buộc phải đọc đối với bất kỳ ai đang băn khoăn không biết phải làm gì với cuộc đời mình. Tác giả đưa ra một bản kế hoạch chi tiết có căn cứ giúp bạn tạo ra công việc mà mình yêu thích. Quyển sách sẽ thay đổi cách chúng ta suy nghĩ về nghề nghiệp, hạnh phúc và việc tạo dựng một cuộc đời ý nghĩa.

MUA SÁCH