Sự khác nhau giữa những người thành công và không thành công thể hiện rõ trong phản ứng đối với những trở ngại thường gặp. Bất kì sự phát triển nào cũng có những trở ngại không thể tránh khỏi. Và con đường thành một lãnh đạo tài năng cũng như vậy.
1. Tin rằng điều đó không xảy ra với mình
Nhà lãnh đạo nào cũng cần phải nhận ra điều gì sẽ gây cản trở, trì hoãn thậm chí là làm dừng bước tiến của mình. Để làm được điều đó, bạn cần phải có cái nhìn cơ bản, đó là con đường để thành một nhà lãnh đạo giỏi không hoàn toàn chắc chắc và có những thứ sẽ cản trở mình hoặc làm mình chệch hướng. Trong rất nhiều trường hợp, có những lãnh đạo không thể tìm ra những điều ngăn bước họ bởi lẽ họ đã từng chối bỏ điều cần thiết đó.
2. Lờ đi sự hữu ích của những sai lầm
Sai lầm luôn cần thiết để phát triển vì chúng chính là những tấm biển chỉ dẫn trên con đường học tập. Có nhà lãnh đạo khi gặp khó khăn chỉ muốn thoát ra càng nhanh càng tốt. Khi bạn cảm thấy vị trí lãnh đạo của mình thấp kém, đừng khiến nó nghiêm trọng hơn mà hãy nắm lấy cơ hội để vươn lên, tìm cách tránh những vấp ngã trong tương lai.
3. Từ chối sự giúp đỡ
Tất cả chúng ta đều cần những sự giúp đỡ để học hỏi. Vì nhiều lí do khác nhau, thường thì xuất phát từ bất an cá nhân mà các nhà lãnh đạo hay từ chối sự giúp đỡ. Hãy mời một huấn luyện viên và cam kết cho sự phát triển của bạn.
4. Không yêu cần những điều đúng đắn
Bạn đang nắm trong tay một vai trò lãnh đạo mới. Nếu bạn cần phải trả lời sếp hay một hội đồng thì bạn sẽ cần phải đưa ra một kế hoạch và yêu cầu những gì bạn cần. Một bài báo rất hay của giáo sư Linda Hill trường Havard có tên là “Trở thành sếp” đã nhấn mạnh nhu cầu của việc “ tạo ra điều kiện cho thành công của chính mình”
5. Không chịu để cho nhóm tự hoạt động
Điều này còn có những tên gọi khác nhau như: quản lí vi mô, điều khiển khó chịu, không có khả năng ủy quyền, v.v. Trên cương vị là một nhà lãnh đạo thực thụ, bạn cần có khả năng tạo ra và duy trì môi trường làm việc mà mọi người có thể thành công. Điều này đồng nghĩa với việc bạn không nên tham gia quá sâu và để cho nhóm tự hoạt động.
6. Thiếu sự tín nhiệm chức năng
Nếu bạn đang lãnh đạo một nhóm chức năng, bạn cần phải có đủ chuyên môn để được tín nhiệm, đặc biệt là khi bạn nhận vai trò mới hoặc ở trong đội mới. Một nhà lãnh đạo không hiểu nguyên tắc công việc sẽ làm mọi người khó chịu.
7. Thiếu độ tin cậy trong quá trình lãnh đạo
Trong vai trò lãnh đạo lớn hơn, có chuyên môn trong mọi chức năng là điều không thể hoặc không cần thiết. Việc quan trọng là thực hiện thẩm quyền của quá trình lãnh đạo, chẳng hạn như lựa chọn nhóm cũng như tổ chức và xác định mục tiêu, ưu tiên, quyết định, nguồn lực, trách nhiệm, và các tùy chọn. Làm lãnh đạo cần có tầm nhìn xa hơn trên cơ sở công bằng.
8. Không đủ dũng khí để bỏ đi những công cụ cũ
Khi các nhà lãnh đạo sử dụng ít chuyên môn hơn là khả năng lãnh đạo, họ sẽ tham gia sắp xếp các công cụ của quá khứ và chọn các công cụ mới cho hiện tại. Đây là một quá trình không hề dễ dàng, đòi hỏi sự dũng cảm, và cũng không phải mang lại thành công cho tất cả mọi người ( bài viết “Thả rơi công cụ” cả Karl Wieck là một nghiên cứu hấp dẫn về hiện tượng này).
9. Không có khả năng phải đối mặt với sự năng động ở cương vị lãnh đạo
Nhiều nhà lãnh đạo không thấy thoải mái với sức mạnh hơn người mà họ được nắm giữ. Những áp lực về trách nhiệm thậm chí còn khiến cả những nhà lãnh đạo giỏi do dự trong việc hoàn toàn nắm lấy vai trò của mình. Nếu bạn không thấy thoải mái với một vị trí cao hơn trên cương vị là một lãnh đạo, bạn phải đối mặt với điều khó chịu này và học cách sử dụng quyền lực hiệu quả và có đạo đức.
10. Không tốt cho một trí nhớ tốt
Lãnh đạo cần phải quên rất nhiều thứ. Một ngày thực sự tồi tệ phải nhường đường cho sự cố gắng vào sáng hôm sau. Sai lầm nên được bỏ qua và tha thứ. Đôi khi, những điều tốt nhất để phát triển tốt cương vị lãnh đạo là quên đi những điều cần phải quên để vững bước phía trước.
Phong Linh / TTVN / Inc
THẢM HỌA LÃNH ĐẠO
Trong bao năm qua, chắc hẳn bạn đã thấy nhiều quyển cẩm nang “nên làm gì” trong kinh doanh. Quyển sách Thảm Họa Lãnh Đạo này nói về phần còn lại của câu chuyện. Đây là quyển cẩm nang “không nên làm gì”. Trong quyển sách dày công nghiên cứu này, hai tác giả Weinzimmer và McConoughey đã mang đến những lời khuyên chân thành nhưng thẳng thắn giúp các nhà lãnh đạo rút ra bài học từ những sai lầm của mình, trước khi cái giá phải trả trở nên quá lớn. Đây là quyển sách gối đầu giường dành cho các nhà lãnh đạo ham học hỏi, dù là còn non hay đã dày dạn kinh nghiệm.
Leave A Comment