Nếu bạn chưa đọc phần 1 của loạt câu hỏi hỏi phỏng vấn này thì xin vui lòng đọc từ phần 1 để hiểu rõ hơn. Còn bên dưới đây, tôi xin được phép tiếp tục chia sẻ phần 2 phỏng vấn về công việc. Mong rằng, bạn sẽ tìm được những thông tin bổ ích và thú vị 🙂
Nếu không làm một diễn giả thì bây giờ anh sẽ là một Trần Đăng Khoa như thế nào?
Một dịch giả, một tác giả nổi tiếng và một doanh nhân trẻ thành đạt. Nhưng có làm gì hay là ai đi nữa tôi vẫn muốn cống hiến và tạo sự khác biệt cho xã hội, đất nước và con người Việt Nam.
Kỉ niệm nào đáng nhớ với nghề nhất.
Lần đầu tiên tổ chức khóa học Tôi Tài Giỏi! và thành công rực rỡ. Nhìn cả trăm học viên thay đổi một cách tích cực chỉ sau 3 ngày của khóa học, tôi nhận ra rằng mình đang sở hữu một sức mạnh to lớn có thể tạo nên sự khác biệt cho rất nhiều người. Và cùng với sức mạnh ấy, là một trách nhiệm cũng to lớn không kém.
Anh có thể lấy vài ví dụ điển hình cho việc thành công nhờ áp dụng những điều mà anh nói.
Vui lòng tham khảo một số bài viết sau của các bạn đã học Tôi Tài Giỏi!
Anh đánh giá như thế nào về tiềm năng phát triển nghề diễn giả ở Việt Nam.
Nghề diễn giả có một tiềm năng hết sức to lớn tại Việt Nam vì chúng ta cần phải đưa kỹ năng sống và kỹ năng mềm đến cho rất nhiều người ở rất nhiều nơi trên khắp đất nước.
Tuy nhiên hiện tại, ai cũng có thể tự gọi mình là “diễn giả”, khiến cho những người quan tâm đến học một khóa học kỹ năng sống không biết đâu là nơi tốt để mình đầu tư vào.
Để phát triển nghề diễn giả, EVOL đã có hẳn một quy trình tuyển chọn đầu vào, đào tạo, rèn luyện, thử thách và đánh giá bằng những chuẩn mực tương đương với các công ty đào tạo hàng đầu trong khu vực và thế giới. Và hiện nay, EVOL đã và đang triển khai rất tốt và mạnh mẽ chương trình này. Đảm bảo rằng, thế hệ diễn giả trẻ tương lai là những người thật sự xứng đáng với danh hiệu diễn giả và có thể thật sự tạo nên sự khác biệt cho con người, xã hội và đất nước Việt Nam. (Vui lòng liên lạc lại nếu cần thêm chi tiết về những gì EVOL đang làm trong mảng này, cũng như những chuẩn mực của EVOL).
Nếu có một bạn trẻ muốn trở thành diễn giả thì những phẩm chất cần phải có là gì?
Một diễn giả phải có 2 điều quan trọng sau đây:
- Chữ TÂM: Thật sự mong muốn tạo nên sự khác biệt và giá trị cho những khán thính giả của mình, và thật sự mong muốn những thính giả của mình sau khi nghe những gì mình chia sẻ, sẽ bắt đầu thực sự áp dụng những điều đó vào cuộc sống và làm cho cuộc sống của họ tốt hơn. Người diễn giả không nên bước lên sân khấu để thể hiện mình biết gì vì cho dù anh biết nhiều bao nhiêu thì cũng không thể biết hết mọi thứ. Người diễn giả bước lên diễn thuyết là để chia sẻ những gì trong giới hạn hiểu biết và kinh nghiệm của mình, và quan trọng hơn cả, là tạo cảm hứng cho thính giả sử dụng những hiểu biết đó và thay đổi cuộc đời mình.
- Chữ TRÍ: Phải có khả năng tự học, tự nghiên cứu không ngừng và tự trải nghiệm qua cuộc sống. Bạn không thể huấn luyện người khác nếu như bạn trước hết không thể tự huấn luyện mình. Hành động và trải nghiệm giúp người diễn giả chia sẻ những kiến thức của mình thông qua những trải nghiệm của bản thân, chứ không thể chỉ là một cái máy đọc sách, đơn giản đọc lại những gì trong sách đã chia sẻ.
Và các bước đi mà bạn ấy phải đi để trở thành diễn giả?
Bước đầu tiên là phải thử thách cái TÂM của mình, xem mình có thật sự yêu nghề hay không. Ở bước này, bạn phải sẵn sàng đi diễn thuyết ở bất kỳ đâu ngay cả khi không có thù lao gì cả. Hoặc bạn cũng có thể tham gia vào các công tác xã hội có liên quan đến đào tạo con người.
Bước thứ hai là phải tốt nghiệp một trường Cao đẳng hoặc Đại học nào đó càng uy tín càng tốt, nhưng có thể không liên quan đến ngành giáo dục và đào tạo. Việc tốt nghiệp một trường Cao đẳng hay Đại học là để khẳng định rằng mình là một người có cái TRÍ.
Một công việc lí tưởng theo anh là một công việc như thế nào?
Một công việc lý tưởng cần hội đủ những yếu tố sau:
- Phù hợp với đam mê của mình.
- Giúp chúng ta phát huy sở trường.
- Tạo nên những giá trị cho con người, xã hội và đất nước.
- Tự do trong công việc về mặt thời gian để có thể cân bằng cuộc sống.
- Có thu nhập cao và ổn định.
Quan điểm sống và làm việc của anh?
Tạo ra giá trị cho người khác và luôn nỗ lực làm vượt lên trên sự mong đợi. Đó cũng là bí quyết thành công của tôi.
Giây phút nào anh cảm thấy chán nản và muốn gục ngã nhất?
Đó là sau nhiều lần tôi bỏ việc và đi theo kinh doanh nhưng vẫn thất bại. Tôi tưởng chừng mình sẽ gục ngã, nhưng tôi tự nhủ nếu mình gục ngã lần này thì có thể mình chẳng bao giờ đứng dậy được nữa. Cho nên, tôi lựa chọn không cho phép bản thân mình gục ngã. Và EVOL ra đời sau đó. Tôi tin rằng, lúc con người ta muốn bỏ cuộc và ngã gục nhất là lúc con người ta đến gần thành công mình xứng đáng có được nhất.
Điều gì khiến cho anh không bao giờ bỏ cuộc và tiếp tục đi theo con đường này?
Đam mê tạo nên sự khác biệt: “Tôi sống để tạo nên những khác biệt tích cực cho bản thân tôi, cho gia đình, cho bạn bè và cho xã hội”. Đó cũng chính là lý do và mục đích sống của tôi. Cho dù có sống bao nhiêu năm đi nữa thì tôi vẫn sẽ quyết tâm thực hiện điều đó.
Anh đánh giá như thế nào về chất lượng giáo dục của Việt Nam?
Về chất lượng của nền giáo dục chúng ta nói chung, tôi xin nhường lại cho những nhà giáo dục có nhiều kinh nghiệm hơn tôi đưa ra nhận xét. Trong lãnh vực chuyên môn của mình, tôi xin phép chia sẻ đánh giá chủ quan của tôi về chất lượng của việc đào tạo kỹ năng sống tại Việt Nam. Tôi tin rằng, giáo dục kỹ năng sống là một phần rất lớn và rất quan trọng của một nền giáo dục mà hiện nay chúng ta đang bỏ lửng.
Hiện tại, tôi nhìn thấy trên thị trường có rất nhiều khóa học khác nhau đào tạo kỹ năng sống. Nhưng chất lượng thì chênh lệch nhau rất nhiều. Thậm chí, có những khóa học còn sao chép một cách thô thiển và thiếu hiểu biết từ khóa học khác, từ đó gây phản tác dụng đối với học viên, cũng như lãng phí sự đầu tư của xã hội.
Chính vì thế, EVOL đã và đang xây dựng một bảng đánh giá chất lượng một khóa học kỹ năng sống dựa trên kinh nghiệm và những hiểu biết của mình và đối tác là một tập đoàn giáo dục và đào tạo hàng đầu khu vực, nhằm giúp khách hàng có thể lựa chọn tốt hơn. Cũng như từ đó, buộc các tổ chức và cá nhân tham gia vào mảng đào tạo kỹ năng sống phải tham gia bằng cái tâm và cái trí của mình, chứ không phải là ồ ạt nhảy vào chạy theo lợi nhuận mà bất chấp những tổn hại gây ra cho con người, xã hội và đất nước Việt Nam.
Trở thành diễn giả, theo anh anh đã đóng góp thiết thực cho đất nước những gì?
Là một diễn giả, có rất nhiều người hỏi tôi rằng tại sao tôi chỉ tập trung huấn luyện và đối tượng từ 30 tuổi trở xuống. Câu trả lời rất đơn giản, bởi vì độ tuổi này chiếm khoảng 55% dân số nước ta. Họ là niềm hy vọng và tương lai của cả một dân tộc, một đất nước. Cho nên, nếu tôi muốn giúp cho đất nước mình, tôi cần tập trung vào đối tượng này nhiều nhất.
Bên cạnh đó, khi tập trung và độ tuổi này, tôi có thể phát triển những chương trình đào tạo cực kì phù hợp cho họ. Tuy nhiên, trong các khóa học của chúng tôi, vẫn thường xuyên có những người ở độ tuổi 31-40 tham gia và vẫn cảm thấy bổ ích như thường. Điều này chứng tỏ trong số những người thuộc độ tuổi 31-40 cũng có rất nhiều người vẫn trẻ trung và muốn tạo sự đột phát cho sự nghiệp và cuộc sống của mình. Những người thuộc độ tuổi này trong nhiều trường hợp tham gia vào khóa học còn nhiệt tình hơn cả những người dưới 30. Đây thật sự là một dấu hiệu đáng mừng cho Việt Nam, chứng tỏ thế hệ 7x vẫn chưa già mà vẫn đầy lửa và nhiệt huyết.
Tôi quan điểm rằng, một mình tôi chẳng giúp được gì cho Việt Nam cả, nhưng nếu tôi có thể giúp cho hàng trăm ngàn người, thậm chí hàng triệu người hạnh phúc hơn và thành công trong cuộc sống, thì đó là tôi đang góp phần gián tiếp vào sự phát triển mạnh mẽ của con người, xã hội và đất nước Việt Nam.
Tôi cũng tin rằng, không có gì làm một đất nước trở nên hùng cường bằng việc mỗi người dân hạnh phúc hơn và thành công hơn. Cho nên, tôi chẳng bao giờ cố gắng đóng góp cho Việt Nam bằng một mình sức của mình, mà tôi đang cố gắng tạo ra một thế hệ trẻ mới – sống có ước mơ, có hoài bão, có hy vọng và quan trọng hơn hết là luôn nỗ lực hành động vì những điều đó. Và họ chính là sự khác biệt mà đất nước này cần. Còn tôi, tôi chỉ là một người góp phần tạo nên sự khác biệt ấy.
Sau khóa học Tôi tài giỏi, con tôi có mơ ước trở thành diễn giả.
Với kiến thức, kinh nghiệm và tình yêu của một người mẹ với con trai 13 tuổi của mình, tôi tin ước mơ của con tôi sẽ trở thành hiện thực và tôi cần giúp con mình ngay từ bây giờ. Tuy nhiên tôi chưa rõ ràng lắm là mình cần phải làm gì và làm như thế nào để giúp con đạt được thành công tốt nhất có thể.
Chào chị,
Cám ơn chị đã chia sẻ. Với độ tuổi của cháu hiện tại thì việc học là quan trọng nhất, cho nên chị có thể trao đổi thêm với cháu về ước mơ tương lai để khuyến khích cháu học hành chăm chỉ hơn. Ví dụ như: hỏi cháu lớn lên thích làm gì? Nếu muốn làm được việc đó con cần như thế nào? v.v… và dẫn dụ một cách khéo léo vào việc học. Từ đó cháu sẽ đam mê học hơn khi có một nguồn cảm hứng bắt nguồn từ chính ước mơ của mình.
Chị cũng có thể tìm đọc quyển sách “Con cái chúng ta đều giỏi” do TGM xuất bản. Đây là một trong những quyển sách làm nên hiện tượng giáo dục của Việt Nam năm 2010 và có thể nó sẽ rất hữu ích cho chị vì trong quyển sách chứa đựng nhiều phương pháp giúp cha mẹ giao tiếp với con cái hiệu quả.
Chúc chị đạt được mục tiêu.
Khoa thân mến,
Khi nghe buổi nói chuyện của Khoa ngày 7/3, tôi thấy rằng, người mẹ thật quan trọng và ảnh hưởng vô cùng lớn đến việc giáo dục, định hướng cho các con. Tuy mẹ tôi chưa có nhiều phương pháp tốt như mẹ của Khoa, nhưng Bà cũng đã có những định hướng cho chị em chúng tôi rất đúng đắn. Bà nói với chị em tôi rằng, nếu không phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” thì con đường duy nhất của các con là “học” và chúng tôi đã thành công.
Tư duy của Bà vô cùng tố, mặc dù bà cũng chỉ học hết cấp 2 và nghề nghiệp là nông dân. Khi ra Hà nội chơi ở nhà tôi, bà quan sát tôi dạy con, bà nhận xét thế này. Mẹ thấy con dạy các con về kiến thức như thế là được, sát sao từng bài học của con cái hàng ngày như thế là tốt. Tuy nhiên con dùng kỷ luật nhiều quá. Trẻ em là phải vừa DẠY, vừa DỖ, hiểu TÂM LÝ của con để mà dạy con. Mà tôi biết cả đời bà chưa đọc một cuốn sách tâm lý nào đâu, thế mà bà nói như vậy làm tôi phải giật mình.
Cảm ơn chia sẻ chân thành và ý nghĩa của chị 🙂
Tôi quan tâm đến chương trình của Bạn và tôi muốn nhiều đứa trẻ có điều kiện tiếp xúc với bạn. Chúc Khoa làm được nhiều việc hơn nữa.
Chào anh Khoa! Em rất vui vì được tiếp xúc với những kiến thức do anh mang về VN, mang lại cho em và mọi người,nhưng cho em hỏi anh thế này. Em tự nhận là mình còn nhiều khuyết điễm nhưng những khuyết điểm đó em biết là có thể thay đổi được. Tuy nhiên em hay mặt cảm về ngoại hình mình lắm, mặt dù em cũng biết như vậy là không tốt nhưng mà em khó vượt qua quá. Theo anh thì em cần suy nghĩ gì, và hành động như thế nào, ai có thể làm tấm gương cho em! Mong anh góp ý nha! Phiền anh rồi!
Tôi tin vào những chia sẻ của anh là rất thành thật. Chúc anh thành công hơn và tôi cũng như công chúng khác đang chia sẻ với anh trên mạng, vẫn theo dõi những bước đi mới của anh trong sự nghiệp đã chọn.
Mong nhận được nhiều thông tin mới, bổ ích và lí thú./.
Chào Khoa,
Mình ở Hà Nội, đã đăng ký cho con gái học TTG vào giữa tháng 6 này và có tham dự buổi diễn thuyết của bạn hôm 7/3. Cảm ơn bạn đã chia sẻ những kinh nghiệm và kỹ năng nuôi dạy con cái.
Mình được biết 2 vợ chồng bạn đều từng du học tại Sing. Mình muốn nhờ các bạn tư vấn cho con gái mình, cháu đang học lớp 6, cháu rất muốn đi du học càng sớm càng tốt, cháu học không quá xuất sắc nhưng luôn trong tốp giỏi của lớp, tự lập và nhiều hoài bão lớn. Nhưng mình thì nghĩ thời điểm thích hợp để du học là sau khi tôt nghiệp THPT. Khi đó, con gái đã trưởng thành hơn sẽ đỡ vất vả cho cháu và bớt lo lắng cho cha mẹ. Vậy theo bạn, đối với con gái thì có nên du học không? nếu có thì vào thời điểm nào là thích hợp và cần chuẩn bị những gì để việc du học đạt hiệu quả. Nếu được lựa chọn giữa học ở Sing và Mỹ thì nên chọn học ở đâu?
Cảm ơn bạn rất nhiều.
Hải Hà
Tôi nghĩ rằng nếu gia đình có điều kiện cho cháu đi du học thì đó là một điều tốt, cho dù là con trai hay con gái. Còn việc lựa chọn địa điểm thì còn tùy vào học lực của cháu và khả năng tài chính của gia đình. Bời vì du học là một quyết định quan trọng nên tôi cho rằng chị nên tham khảo các dịch vụ tư vấn du học để được giải đáp cặn kẽ hơn.
anh khoa ui,sau 2 khoa hoc TTG, e da rut ra dc rat nhieu dieu trong cuoc song nay.e cam on anh rat nhieu. nhung toi bay gio e van con thay xa hoi VN chung ta van con hien tuong”cha me dat dau con ngoi do”. mac du e da la hs cap 3 roi, e biet trong long ba me con cai luc nao cung co nho be ca,nhung cai cach ba ma cu xu voi e doi khi e thay hoi qua va hoi kho chiu. e biet ba me dinh huong tuong lai cho con cai sau nay la tot cho con cai thoi. nhung ko chi rieng e va gioi tre hien nay,tu do la tren het, ko con viec “cha me dat dau con ngoi do” nua anh a. e thay rat buon doi khi nghi lai thay that am uc nua do anh.nam tuyen sinh lop 10 pa da hoi truoc diem va nvong thi cua e,nhung ngay sau do,ba da ghi nvong ba mong muon vao giay dang ki ngvong cua e. e buon lam.chi biet khoc thoi.toi luc biet diem thi tuyen sinh,e da dư diem vao truong ba chon va dư diem vao truong e muon.the la nam lop 10 e hoc cho co,chu thuc su vao noi ma e ko thich thi lam sao tiep thu noi dung ko a?cuoi nam lop 10 ba me keu e chuyen truong,nhung e van kien dinh ko chuyen,e bi ba me la roi thoi.nam nay la nam e hoc 11,met moi vo cung. e da co gang lay lai tinh than de hoc nhung ko dc anh ui.e 2 lan thi va 2 lan deu duoc tuyen de di du hoc sing va my.du hoc sing co 1 lop dao tao hs truoc khi di,e da hoc nua khoa va sau do….ba me lai keu….nghi!!! thiet la buc xuc lam do anh.the la nam nay e hoc hanh be bet,tre nai tum lum.tinh hinh cang thang da qua roi nhung e ngay cang sa sut.mong anh cho e 1 loi khuyen.
Chào em, cám ơn em đã chia sẻ với anh. Anh hiểu rằng việc ba mẹ thay em quyết định nhiều thứ đã khiến em không vui, đôi khi việc đó cũng xuất phát từ những lý do mà ba mẹ cảm thấy hợp lý nhưng lại vô tình không để ý tới cảm xúc của em (hoặc có thể do em không nói rõ cho ba mẹ biết cảm giác của mình). Vì em cũng đã lớn nên việc bình tĩnh tìm hiểu nguyên do trước là việc cần thiết, để hiểu nguyên nhân dẫn đến quyết định của bố mẹ, từ đó tìm cách xử sự phù hợp.
Có thể một cuộc nói chuyện làm rõ nguyện vọng của đôi bên sẽ giúp em được an tâm vì ít ra bố mẹ cũng sẽ thấy rằng em muốn có trách nhiệm với tương lai của chính em.
Anh Khoa ơi làm thế nào để xóa bỏ sự chán nản và buồn bực mỗi khi gặp khó khăn?nhiều khi em rất có hứng thú học hành nhưng khi nhìn vào mớ kiến thức mà mình đã đọc đi đọc lai mà chẳng hiểu gì cả, bao nhiêu động lực và niềm hứng khởi tan biến đi đâu hết
Em tìm đọc sách Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế nhé: http://www.sach.tgm.vn
dien gia qua la mot nghe moi me va ly thu.