Kỹ năng kinh doanh – EVOL Books https://books.evol.vn Mang chất lượng vào kiến thức Sun, 16 Jun 2019 08:15:22 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.4.4 Cách duy nhất để trở thành triệu phú, tỷ phú và siêu tỷ phú https://books.evol.vn/cach-duy-nhat-de-tro-thanh-trieu-phu-ty-phu-va-sieu-ty-phu/ https://books.evol.vn/cach-duy-nhat-de-tro-thanh-trieu-phu-ty-phu-va-sieu-ty-phu/#respond Sat, 19 Jul 2014 04:00:16 +0000 http://www.tgm.vn/?p=18173

Richard Branson được xếp thứ 5 trong danh sách các doanh nhân giàu nhất nước Anh, và xếp thứ 254 trong danh sách tỷ phú của Forbes năm 2011. Lối tư duy đưa ông thành tỷ phú là “Mặc kệ nó, làm tới đi”.

Richard Branson, Chủ tịch của hãng Virgin. Richard Branson, Chủ tịch của hãng Virgin.

Yếu tố quan trọng nhất và đơn giản nhất trong chuyện làm giàu thời hiện đại – là đầu tư. Tất cả những gì bạn phải làm là rót tiền (gần như toàn bộ tiền bạn có) vào (những) mục tiêu xác định. Nếu có kết quả tích cực, một năm sau bạn sẽ kiếm thêm được 3% lợi nhuận, nếu không, chuyện mất trắng là khó tránh, tạp chí doanh nghiệp Inc. khẳng định.
Song, không phải ai cũng dám mạo hiểm; Bởi hàng triệu người hiện nay – ngày ngày vẫn đi làm thuê.
Dĩ nhiên, nếu nói một cách lạc quan, bạn làm việc cho ông chủ giàu có và hưởng vài lần tăng lương đáng kể. Song hầu hết các trường hợp, số tiền này không bao giờ là cả một gia tài. Ngược lại, một kịch bản khác tiêu cực hơn là bạn bỗng nhiên bị đuổi việc hoặc doanh nghiệp nơi bạn làm việc phá sản – mọi công sức, thời gian, cống hiến và hy sinh đổ xuống sông xuống biển (trường hợp này không xét đến những người an phận với số tiền kiếm được hàng tháng).
Viễn cảnh lạc quan thường có hạn, trong khi đó, có vô số trường hợp đóng cửa, phá sản hoặc nghỉ việc hàng ngày. Đó là hệ quả của việc đầu tư “nhầm”.

Giàu vì “tiền”

Thực tế, nếu bạn mơ về những giấc mơ giàu có, chuyện đi làm thuê sẽ chẳng bao giờ biến giấc mơ thành thực. Chính phủ Mỹ cũng phải đồng ý với nhận định này.
Hãy kiểm tra đơn khai thuế của 400 cá nhân hàng năm của Sở Thuế vụ Mỹ (Internal Revenue Service – IRS) công bố mới đây:
Vào năm 2009, cần có 77, 4 triệu đô la trong tổng thu nhập để lọt vào top 400. Con số này đã giảm từ 109,7 triệu đô (2008) và giảm một cách đáng kể từ kỉ lục cao nhất là từ 238, 8 triệu đô (2007).
Điểm thú vị ở đây là cách top 400 người kiếm ra tiền:
Tiền lương bổng: 8.6%
 
Lãi suất: 6.6%
 
Cổ tức: 13%
 
Quan hệ đối tác và liên minh: 19,9%
 
Thặng dư vốn: 45, 8%
Vài kết luận có thể thấy được ở đây là:
Làm việc kiếm lương sẽ không làm bạn giàu lên được.
Sở hữu những khoản đầu tư “thu nhập” an toàn cũng không làm bạn giàu lên được.
Đầu tư được vào nhóm công ty lớn sẽ không giúp bạn giàu lên.
Sở hữu một hay nhiều doanh nghiệp, dù là cổ phần hay cộng tác, không chỉ lập được quỹ tiền vững chắc mà một ngày nào đó còn có thể….tạo ra một vận may tài chính khổng lồ.
Bạn thấy số liệu của Sở Thuế vụ Hoa Kỳ khó tin? Hãy kiếm tra chéo với danh sách tỷ phú của Forbes: Bill Gate, Carlos Slim Helu, Amancio Ortega, Warren Buffet, Larry Ellison, Charles Koch, David Koch, Sheldon Adelson, Christy Walton…
Rõ ràng, làm giàu – về mặt tiền tệ – là kết quả của việc đầu tư vào chính mình và người khác, chấp nhận rủi ro, làm thành công nhiều công việc nhỏ…và rồi làm những việc to lớn hơn một cách đúng đắn.
Nhưng điều gì xảy ra nếu bạn vẫn không thể (hoặc chưa thể) thấy mình giàu có? Vẫn còn một kiểu “giàu có” khác.

Giàu vì “tình”

Các doanh nhân đều có chung một điểm khó phủ nhận. Khi ai đó nói chuyện với họ về những thứ liên quan tới “tiền” – chiến lược phát triển, doanh thu, IPO, …họ tỏ ra khá hứng thú, nhưng thực sự bản thân họ không gắn bó máu thịt với những chuyện đó bằng một thứ khác.
Đó là đời sống doanh nhân. Là một doanh nhân, họ cảm thấy ra như thế nào? Câu hỏi này thường khiến đa số họ hào hứng vô cùng. Họ bắt đầu cởi mở chia sẻ về những thử thách, trách nhiệm, sứ mệnh, mục đích, hay cách họ tiếp nhận thành quả, niềm vui khi “ngồi đúng” vị trí trong những “đội quân” thực sự và quản trị những “đứa con số phận” ra sao…
Những biểu hiện về tâm lý ở trên xảy ra thường xuyên. Theo tạp chí doanh nghiệp Inc., tâm lý này xảy ra khi xuất hiện nhiều điểm nối giữa những giấc mơ vô định và nhiều con số kinh doanh đo đếm được.
Mọi doanh nhân thường thích nói chuyện về chuyện “làm doanh nhân ra sao”, vì khi đó họ thấy mình đang sống – thoải mái hiện thực hóa mọi kế hoạch, được quyền quyết định, được quyền mắc sai lầm. Khi đó thế giới của họ không bị giới hạn trong những con số tài chính, mà còn mở rộng ra tới mọi góc cạnh cá nhân. Ở khía cạnh đó, họ thấy mình giàu có – thực sự giàu có.
Vì vậy, để người giàu thấy mình giàu có kiểu đo đếm được (góc độ tài chính) hay vô định (góc độ cá nhân), họ đều phải bước chung một con đường – là sở hữu doanh nghiệp của riêng mình.
Kết luận trên không xui khiến bất kỳ ai bỏ việc ngay lập tức; trên thực tế, bạn không nên làm thế. Một trong những cách hạn chế rủi ro là bạn vẫn giữ một công việc cố định trong khi từng bước xây dựng cơ ngơi của riêng mình.
Một lý lẽ khó thể chối cãi, là thế giới luôn tồn tại một nhóm người sống cuộc đời của họ theo những cách riêng nhất, giúp họ đi đến tận cùng cuộc sống nhất. Họ là doanh nhân.

Theo Gafin/DVO

BÍ QUYẾT GÂY DỰNG CƠ NGHIỆP BẠC TỶ

Nếu bạn đang ấp ủ niềm khát khao làm giàu với một niềm tin cháy bỏng rằng bản thân bạn có đủ tài năng để biến những ý tưởng kinh doanh của mình thành gia sản triệu đô, đây chính là quyển sách giúp bạn hiện thực hóa ước mơ tự do về tài chính của mình chỉ trong vòng 2 năm tới. Sở hữu quyển sách, bạn sẽ học được hàng chục phương pháp hướng dẫn cách hình thành ý tưởng kinh doanh độc đáo và biến chúng thành hiện thực, 4 cách tăng doanh thu lên 160% trong vòng 6 tháng…

MUA SÁCH

CON ĐƯỜNG KHỞI NGHIỆP

Đây là một khóa học chắt lọc lại kinh nghiệm 8 năm lăn lộn từ con số 0 đi lên để giúp bạn tiết kiệm hàng tỉ đồng. Khóa học sẽ giúp những người khởi nghiệp - kinh doanh giảm thiểu những gian nan, vượt qua những thử thách và tránh những cạm bẫy trong một môi trường kinh doanh đầy thách thức như ở Việt Nam chúng ta. Hãy hiểu con đường, trước khi khởi nghiệp.

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

]]>
https://books.evol.vn/cach-duy-nhat-de-tro-thanh-trieu-phu-ty-phu-va-sieu-ty-phu/feed/ 0
Công nghệ & điền kinh: chiến thắng nào mà không có nước mắt, mồ hôi. https://books.evol.vn/cong-nghe-dien-kinh-chien-thang-nao-ma-khong-co-nuoc-mat-mo-hoi/ https://books.evol.vn/cong-nghe-dien-kinh-chien-thang-nao-ma-khong-co-nuoc-mat-mo-hoi/#respond Fri, 18 Jul 2014 08:17:38 +0000 http://www.tgm.vn/?p=18187 Bài viết không nói về hai nghề nghiệp nhưng sẽ là đề cập thú vị về các yếu tố tương đồng xoay quanh hai nghề này. Một nghề gần như ngồi yên tại chỗ, làm bạn với máy tính, trong khi nghề kia phải khổ luyện cả năm, thậm chí chục năm để tìm lấy vinh quang trong mươi giây đồng hồ. Chúng có gì liên quan đến nhau?

Dân công nghệ vs. Dân điền kinh

Nội dung nổi bật: Dân công nghệ giống dân điền kinh ở chỗ:
– Tốc độ: Ai nhanh hơn, người đó thắng.
– Chuyển dịch: Ai nhạy bén hơn, người đó thắng.
– Khổ luyện: Không chiến thắng nào không có nước mắt và mồ hôi.

Dân công nghệ vs. Dân điền kinh (1)

 

Tốc độ

Có lẽ là từ mà dân công nghệ cảm thấy chóng mặt nhất. Định luật Moore nói rằng “Số lượng chất bán dẫn trên mỗi đơn vị inch vuông sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi năm”. Và thậm chí công ty sản xuất chip AMD còn phát biểu tốc độ sẽ nhanh hơn thế.
Cũng với “tốc độ”, nó đã đào thải, giết chết hoặc làm hấp hối không biết bao nhiêu công ty công nghệ.
Minh chứng là với Skype, cái tên đình đám trong làng VoIP. Mục tiêu cuối cùng trong kinh doanh là lợi nhuận, thế nhưng cái tên này đã trao tay qua các ông chủ khét tiếng là eBay rồi Microsoft. Tính đến nay đã có hơn 25 triệu thành viên, chiếm 3% lưu lượng băng thông truyền tải của toàn cầu và có thể làm ngay thống kê nhỏ để thấy rằng dân văn phòng tại Việt Nam hiện tại đã chuộng Skype hơn Yahoo! Messenger bởi những tính năng vượt trội của nó, thế nhưng lỗ vẫn hoàn lỗ.
Khi Skype chưa được tìm lối ra cho bài toán doanh thu thì vấp ngay cơn bão “mẹ” là mobile* kéo theo cơn bão con là OTT Apps**, càng như khiến Skype khó khăn hơn trên con đường tìm lời giải. Không chỉ Skype mà đối thủ Yahoo! Messenger cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Chuyển dịch

 

Dân công nghệ vs. Dân điền kinh (2)

 
Trong một cuộc chạy điền kinh và đặc biệt là marathon, đòi hỏi sức bền, chiến thuật và khả năng nhận biết thời điểm nhạy bén để bứt phá. Trong khi đó, ở lĩnh vực công nghệ thì dường như bất cứ hãng danh tiếng nào cũng chậm chân trước cái tên “mobile”.
Có đến 60% người dùng sử dụng Facebook trên mobile và thi thoảng mới xuất hiện vài mẫu quảng cáo trong khi diện tích nhỏ, tần suất click cực kỳ thấp so với phiên bản web. 
Google không khá hơn mấy khi hiện tại có khoảng 37% người dùng tìm kiếm trên mobile và dường như không có kết quả quảng cáo trả tiền Google Adwords xuất hiện trên môi trường mobile. Google cũng chỉ có thể tăng trưởng vỏn vẹn 3% trên mobile từ năm 2012 – 2013 theo thống kê của eMarketer. 
Cũng anh chàng khó tính mang tên “mobile” đã gieo sầu lên công ty sản xuất chip hàng đầu thế giới là Intel, khi mà Qualcomm đã nhanh chân đi trước soán ngôi vương ở phân khúc chip cho di động (smartphone) với thương hiệu chip SnapDragon. Intel mới chỉ tung ra vài mẫu smartphone thử nghiệm chip cho mobile và chưa được đón nhận rộng rãi do chỉ hợp tác với những nhà sản xuất tầm trung. 
Đó là những ví dụ điển hình mà hầu như công ty công nghệ lừng danh nào cũng loay hoay khi cơn bão mobile ập đến.
Ông Lâm Thái Trung Hiếu, đại điện bộ phận phát triển mobile của Yahoo! Việt Nam chia sẻ “Năm nay chiến lược của Yahoo! sẽ tập trung toàn bộ nguồn lực hiện có cũng như mua thêm các công ty khởi nghiệp trẻ trong ngành để bổ sung lực lượng, cải tổ bộ máy nhằm tạo ra thế lực mới trong lĩnh vực mobile”.

Khổ luyện

Dân công nghệ vs. Dân điền kinh (3)

 
Mọi người đều biết, các vận động viên dành tuổi thanh xuân của mình, có khi là cả đời để
Mọi người đều biết, các vận động viên dành tuổi thanh xuân của mình, có khi là cả đời để khổ luyện. Các công ty công nghệ cũng không khá hơn là mấy. Sự thật hơi phũ phàng là mọi người chỉ nhìn vào ánh hào quang mà quên đi hoặc không biết họ đã vất vả như thế nào.
Ví như công ty Rovio, đơn vị chủ quản game cực đắt khách Angry Birds. Rovio là công ty gia công ngoài cho các ông lớn như EA, Realnetworks, Namco. Nhưng đến 2006, Rovio phải cắt giảm từ 50 xuống 12 nhân sự và đối mặt nguy cơ phá sản. 
Nỗ lực cuối cùng của họ là tốn 3 năm và 100.000 USD để cho ra đời “Những chú chim giận dữ” vào 2009. Đến 2/2010, Angry Birds “lên kệ” Apple Store và trở thành hiện tượng. Trước khi có Angry Birds, “thợ” của Rovio đã mài dũa hơn 50 game vô danh khác để đón lấy vinh quang ngày nay.
Hay như mạng xã hội chia sẻ hình ảnh Pinterest. Sau 4 tháng ra mắt chỉ có 200 thành viên, chưa có dịch vụ nào khởi đầu tệ hại như vậy. Trong năm đầu tiên, gần như Pinterest chỉ biết lặng lẽ giữa Silicon Valley. 
Ben Silbermann, CEO Pinterest, cựu nhân viên Google, chia sẻ anh tưởng chừng như phải xin quay lại Google làm việc trước khung cảnh ảm đạm này. Nhưng với nỗ lực không ngừng, đội ngũ của anh đã trải qua khoảng 50 lần thay đổi giao diện và cuối cùng gây được tiếng vang với giao diện kiểu pinboard, điều mang đến cho Pinterest ngày nay.
Không có thành công nào mà không cần nỗ lực, thậm chí phải nỗ lực rất nhiều. Kinh doanh ví như một cuộc đua, hay chỉ một cuộc chơi. Đòi hỏi sự rèn luyện, khôn khéo và đôi khi cần một chút may mắn để ra quyết định hợp thời điểm.
 
* Mobile, ý muốn đề cập đến xu hướng chuyển dịch từ PC và laptop sang các thiết bị di động như là máy tính bảng và ĐTDĐ, gọi chung là mobile.
** OTT Apps là viết tắt của Over The Top Application, được hiểu là những ứng dụng cho mobile dùng để giao tiếp (chat) với nhau như là Viber, Zalo, WhatsApp, Line, KakaoTalk…
 

Vũ Hoàng Tâm

Theo Trí Thức Trẻ

BÍ QUYẾT GÂY DỰNG CƠ NGHIỆP BẠC TỶ

Nếu bạn đang ấp ủ niềm khát khao làm giàu với một niềm tin cháy bỏng rằng bản thân bạn có đủ tài năng để biến những ý tưởng kinh doanh của mình thành gia sản triệu đô, đây chính là quyển sách giúp bạn hiện thực hóa ước mơ tự do về tài chính của mình chỉ trong vòng 2 năm tới. Sở hữu quyển sách, bạn sẽ học được hàng chục phương pháp hướng dẫn cách hình thành ý tưởng kinh doanh độc đáo và biến chúng thành hiện thực, 4 cách tăng doanh thu lên 160% trong vòng 6 tháng…

MUA SÁCH
]]>
https://books.evol.vn/cong-nghe-dien-kinh-chien-thang-nao-ma-khong-co-nuoc-mat-mo-hoi/feed/ 0
Những người giàu thực sự khác người thường ra sao? https://books.evol.vn/nhung-nguoi-giau-thuc-su-khac-nguoi-thuong-ra-sao/ https://books.evol.vn/nhung-nguoi-giau-thuc-su-khac-nguoi-thuong-ra-sao/#respond Thu, 15 May 2014 16:09:14 +0000 http://www.tgm.vn/?p=14330 Hầu như không có ngoại lệ, những người giàu có thực sự thường tập trung vào việc giúp đỡ những người khác đạt được những điều họ muốn.

Làm giàu bền vững

Nội dung nổi bật:

– Phần lớn điều mọi người trong chúng ta quan tâm chính là về gia đình. Chúng ta mong muốn được hạnh phúc, sức khỏe và an toàn. Thế nhưng những người giàu có thực sự thường có những suy nghĩ khác biệt.

– Người giàu thực sự hiểu họ không biết hết tất cả mọi thứ. Họ thường sẵn lòng cân nhắc tới những ý tưởng mà mặc dù có thể mâu thuẫn với con đường làm việc hiện tại của họ.

– Họ thường đặt ra những câu hỏi đúng đắn, kiên nhẫn, sẵn sàng làm việc. Họ tự điều chỉnh bản thân trở lại đúng hướng. Nếu ông ta nhận ra đang bị trôi xa so với mục tiêu, họ sẽ chỉnh lại đúng hướng đi và tiếp tục quay lại theo dõi. 

– Hầu như không có ngoại lệ, những người giàu có thực sự thường tập trung vào việc giúp đỡ những người khác đạt được những điều họ muốn. Trong khi đó phần lớn mọi người chỉ làm những công việc vì tiền, họ thường hướng tới những cuộc sống nghèo nàn.


Mới đây, tờ Business Insider chia sẻ bài viết thú vị của Neal Frankle trên Blog tài chính Wealth Pilgrim về khía cạnh suy nghĩa khác nhau giữa người giàu có thực sự và phần lớn mọi người trong chúng ta:

Tôi chắc chắn rằng bạn sẽ đồng ý rằng mọi người đều như nhau tại những điểm cốt lõi của họ. Phần lớn điều mọi người trong chúng ta quan tâm chính là về gia đình. Chúng ta mong muốn được hạnh phúc, sức khỏe và an toàn. Điều này không phụ thuộc vào túi tiền bạn hay tôi có nhiều hay ít.

Thế nhưng những người giàu có thực sự thường có những suy nghĩ khác biệt. Đó là những điều không nhầm lẫn và không thể phủ nhận. Tôi đã làm việc với những người giàu và những người không mấy giàu có trong quãng thời gian 30 năm. Tôi đã nghiền ngẫm con đường của họ, cách họ tạo ra và duy trì sự giàu có. Một tin tốt lành là bất kỳ ai cũng có thể sao chép “những suy nghĩ giàu có” và có được kết quả tốt hơn so với trước nếu muốn. Vậy người giàu thực sự họ suy nghĩ ra sao?

Người giàu hiểu rằng họ không biết hết tất cả mọi thứ

Nhiều người tạo ra rất nhiều tiền, nắm giữ chúng trong tay nhưng nhận ra rằng họ không thể có tất cả câu trả lời cho mọi câu hỏi. Chính vì vậy họ luôn tìm kiếm những con đường mới và tốt đẹp hơn để làm việc. Họ luôn “dắt” quanh mình những người có thể đưa ra được các cách tiếp cận khác nhau. Họ có những nhà cố vấn và đối tác có trách nhiệm. Những người giàu thực sự thường sẵn lòng cân nhắc tới những ý tưởng mà mặc dù có thể mâu thuẫn với con đường làm việc hiện tại của họ. Nếu hướng tiếp cận mới là tốt hơn, họ sẵn sàng thích nghi. Cái tôi cá nhận hiếm khi nhận được sự tán thành trên con đường thu thập trí tuệ của họ. Khi họ sai, họ không chống lại điều đó hay tìm cách giấu diếm.

Ngược lại với họ là những người suy nghĩ rằng phải đặt việc học hỏi xuống. Tâm trí họ luôn nói rằng họ đã có cuộc sống tài giỏi. Chính vì thế họ không thể học được thêm bất kỳ điều gì.

Họ thường đặt ra những câu hỏi đúng đắn

Bạn không phải trở thành một thiên tài để luôn đặt ra những câu hỏi đúng. Bạn chỉ cần không lười biếng. Bởi để có khả năng đặt ra những câu hỏi đúng, bạn cần rèn luyện và luôn đặt câu hỏi để hiểu một tình huống nhất định. Nó sẽ nhanh và dễ dàng hơn để hỏi một vài câu không liên quan, sau đó tập trung loại bỏ dần hơn là việc ngồi xuống và thực sự hỏi tất cả những câu quan trọng.

Hãy nói rằng bạn đang suy nghĩ về một quyết định quan trọng. Một cách tiếp cận nhanh chóng là đưa ra những câu hỏi hời hợt mà chỉ cần củng cố suy nghĩ cũ của bạn. Tuy nhiên cách tiếp cận của một người giàu là luôn đặt ra những câu hỏi mang tính thách thức như:

Chúng ta thực sự muốn gì?

Tại sao chúng ta muốn điều đó?

Tất cả các lựa chọn thay thế là gì?

Ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp tiếp cận là gì?

Tại sao?

Liệu có con đường nào khác để tiếp cận mục tiêu mà không cần làm gì thêm hay với chi phí thấp hơn không?

Điều gì xảy ra nếu chúng ta làm điều đó?

Điều gì xảy ra nếu chúng ta không làm điều đó?

Có câu hỏi nào khác mà chúng ta quên không nhắc đến không?

Bạn có thể thấy phương pháp này khó khăn hơn nhưng sẽ dẫn tới những kết quả tốt hơn.  Người giàu có không ngại đưa ra những câu hỏi đúng đắn và sau đó làm bất cứ điều gì để có được câu trả lời.

Họ sẵn sàng làm việc

Những lúc mắc kẹt, mọi người thường bỏ cuộc trước khi phép lạ xuất hiện. Những người với lối suy nghĩ giàu có sẽ nhìn thấy trở ngại trên đường đi (bởi họ luôn đặt ra những câu hỏi đúng đắn) nhưng sẵn lòng làm việc nhiều hơn để vượt qua chúng.

Họ kiên nhẫn

Những mục tiêu giá trị luôn cần thời gian để đặt được. Người giàu hiểu điều này và dừng lại theo dõi. Những người khác thường mất kiên nhẫn khi họ không nhận được ngay những kết quả và thường bỏ đi. Đáng buồn là người thường nhảy ra như vậy luôn bị bắt gặp trong trạng thái khởi đầu bởi họ luôn luôn bắt đầu những thứ mới và không bao giờ nhìn thấy được thành quả lao động của mình.

Họ tự điều chỉnh bản thân trở lại đúng hướng

Điểm này dẫn dắt hỗ trợ lại khía cạnh đặt ra các câu hỏi đúng đắn. Người hiệu quả tiếp tục hỏi bản thân nếu những hành động đang đem họ lại gần hơn hoặc xa hơn so với mục tiêu ban đầu. Nếu ông ta nhận ra đang bị trôi xa so với mục tiêu, họ sẽ chỉnh lại đúng hướng đi và tiếp tục quay lại theo dõi. Những người ít hiệu quả hiếm khi tự soi xét lại bản thân. Chính vì vậy kết quả là họ có xu hướng trở nên không hiệu quả.

Họ hào phóng khen ngợi và hiếm khi chỉ trích người khác

Những người nhỏ mọn thường nhảy vào các cơ hội có thể chỉ trích. Họ chỉ yêu thích việc tìm ra lỗi lầm, lỗ hổng của người khác và không thể chờ đợi thêm để làm nổi hơn những khiếm khuyết này. Họ đào bới để đẩy người khác xuống. Tất nhiên luôn tồn những người có nhiều tiền nhưng bần tiện và thô tục. Nhưng họ không thể xem là giàu có bởi họ thường cô độc và đau khổ.

Những người giàu thực sự họ làm những điều ngược lại. Họ nắm bắt mọi cơ hội để khen ngợi người khác và luôn luôn làm việc nặng nề trở nên nhẹ nhàng trong bất kỳ tình huống tiêu cực nào. Điều này giữ cho các liên minh của họ mạnh mẽ, xây dựng được những đội ngũ tốt và duy trì động lực. Nó còn khích lệ người khác và đem đến điều tốt nhất cho họ. Vì vậy tất cả mọi người đều chiến thắng.

Họ đặt những người khác lên trên

Napoleon Hill từng phỏng vấn những người giàu nhất nước Mỹ cách đây 90 năm. Ông đã tìm ra rằng hầu như không có ngoại lệ, những người giàu có thường tập trung vào việc giúp đỡ những người khác đạt được những điều họ muốn.

Khi mọi người chỉ làm những công việc vì tiền, họ thường hướng tới những cuộc sống nghèo nàn. Tìm ra một con đường để tiền bạc có thể giúp đỡ những người khác đạt được điều họ muốn và bạn sẽ có nhiều việc để làm hơn là bạn có thể xử lý. Thậm chí nếu bạn đang làm thuê cho một người nào đó, con đường nhanh nhất để thực hiện là hãy theo nguyên tắc “Luôn giúp đỡ” (“ABH” rule: Always Be Helping!).

Nếu bạn đang tìm kiếm một từ để tóm tắt lối suy nghĩ giàu có thực sự thì đó chính là Sự khiêm nhường. Một người khiêm nhường thực sự luôn đặt ra những câu hỏi, phục vụ và đối xử với những người khác nhân ái, kiên nhẫn và sẵn sàng làm việc.

Theo Trí Thức Trẻ/Business Insider

BÍ QUYẾT GÂY DỰNG CƠ NGHIỆP BẠC TỶ

Nếu bạn đang ấp ủ niềm khát khao làm giàu với một niềm tin cháy bỏng rằng bản thân bạn có đủ tài năng để biến những ý tưởng kinh doanh của mình thành gia sản triệu đô, đây chính là quyển sách giúp bạn hiện thực hóa ước mơ tự do về tài chính của mình chỉ trong vòng 2 năm tới. Sở hữu quyển sách, bạn sẽ học được hàng chục phương pháp hướng dẫn cách hình thành ý tưởng kinh doanh độc đáo và biến chúng thành hiện thực, 4 cách tăng doanh thu lên 160% trong vòng 6 tháng…

MUA SÁCH
]]>
https://books.evol.vn/nhung-nguoi-giau-thuc-su-khac-nguoi-thuong-ra-sao/feed/ 0
6 bước 'hâm nóng' lại sự nghiệp trong năm mới https://books.evol.vn/6-buoc-ham-nong-lai-su-nghiep-trong-nam-moi/ https://books.evol.vn/6-buoc-ham-nong-lai-su-nghiep-trong-nam-moi/#respond Mon, 30 Dec 2013 03:31:02 +0000 http://www.tgm.vn/?p=1122 Vậy là những ngày cuối cùng của năm cũ đang trôi qua. Đây là thời điểm thích hợp để bạn nhìn lại sự nghiệp của mình cũng như tìm hướng đi mới để “hâm nóng” nó trong năm tới.

6 bước 'hâm nóng' lại sự nghiệp trong năm mới

Dưới đây là 6 bước giúp bạn phát triển một sự nghiệp sáng lạn hơn trong năm mới:

Xây dựng các kỹ năng và phát triển chuyên môn

Nếu không làm việc chăm chỉ, bạn sẽ khó được thăng chức hoặc ghi nhận. Nhưng chỉ làm việc chăm chỉ cũng không giúp bạn đạt được những điều trên.

Vấn đề ở đây hãy tích lũy các kỹ năng. Hãy nghĩ đến các dự án bạn có thể tham gia để xây dựng các kỹ năng mới và kiến thức chuyên môn. Có thể công ty bạn cần thiết kế lại trang web, và bạn có thể làm trưởng nhóm liệt kê các ý tưởng. Có thể bạn gợi ý một chương trình tìm kiếm khách hàng mới hoặc cùng với phòng nhân sự triển khai một chương trình đánh giá nhân viên mới.

Hãy tham dự vào một dự án nào đó và cố gắng thực hiện. Bạn cần phải làm vì nó quan trọng để bạn phát triển kỹ năng, kiến thức chuyên môn và giữ vững niềm yêu thích đối với công việc.

Xây dựng khả năng thích nghi và sự linh hoạt

Lần cuối cùng bạn thay đổi thói quen của mình là khi nào? Trong khi chúng ta khao khát một sự nhất quán, công việc hiếm khi đem lại sự ổn định chúng ta muốn. Một cách để đối phó với nó là thúc đẩy sự thay đổi bản thân.

Hãy bắt đầu thử kiểm tra sự linh hoạt và khả năng thích nghi bằng cách thay đổi thói quen hàng ngày. Nếu bạn thường xuyên đi làm muộn, hãy thử đi làm sớm trong một tháng và xem chuyện gì xảy ra. Hay có một đồng nghiệp bạn không biết rõ lắm, hãy mời anh/ cô ấy đi ăn trưa.

Học cách yêu các mâu thuẫn

Không nên “bỏ chạy” khỏi sự bất đồng hay cãi lại sếp mỗi khi anh/ chị ấy đưa ra một ý tưởng điền rồ. Hãy dũng cảm tranh luận và để ý kiến của bạn được lắng nghe. Kinh nghiệm bạn nhận được mỗi khi bảo vệ ý kiến của mình sẽ giúp bạn tự tin hơn, làm việc tốt hơn.

Hơn nữa, không phải cuộc tranh luận nào cũng vô nghĩa, không phải mọi ý tưởng đều không đánh tranh luận. Một khi bạn học cách rao bán và đàm phán về những ý tưởng của minh, bạn sẽ nhận được nhiều sự tôn trọng của mọi người.

Không kiệm lời khen

Ai cũng thích nhận được một lời tán dương nồng hậu hay một sự ghi nhận chân thành. Hãy xem bạn có thường xuyên tán dương hay nói lời cảm ơn với đồng nghiệp hay không? Bạn có thể đề nghị giúp đỡ một đồng nghiệp mới hoặc ở lại muộn để giúp mọi người sắp đến thời hạn phải hoàn thành công việc. Khi bạn giúp đỡ mọi người, bạn sẽ được nhớ tới như một người hào phóng và tốt bụng trong văn phòng.

Tự học hỏi

Khi ngân sách eo hẹp, danh mục bị cắt giảm đầu tiên là các khóa đào tạo. Dù đây là điều không may mắn nhưng không có nghĩa bạn mất đi các cơ hội học hỏi để nâng cao kiến thức và kỹ năng bạn cần để thành công. Hãy tìm các cơ hội để tự học thông qua các khóa học miễn phí của các trường đại học danh tiếng hay các khóa học online, đọc sách hoặc học hỏi từ một đồng nghiệp có thâm niên trong nghề.

Chú ý đến thời gian

Hãy dành thời gian suy nghĩ đến sự nghiệp của bạn, lên kế hoạch cho nó và biến nó thành hiện thực. Bạn nên đặt các mục tiêu có thời gian cụ thể và có thể đong đếm được. Một lời khuyên rất hữu ích mà nhiều người đang áp dụng đó là viết ra các mục tiêu và các kế hoạch hàng tháng, hàng tuần và hàng ngày. Nếu bạn chưa từng làm điều này, hãy thử làm trong 2014!

Nguồn: Depplus

CON ĐƯỜNG KHỞI NGHIỆP

Đây là một khóa học chắt lọc lại kinh nghiệm 8 năm lăn lộn từ con số 0 đi lên để giúp bạn tiết kiệm hàng tỉ đồng. Khóa học sẽ giúp những người khởi nghiệp - kinh doanh giảm thiểu những gian nan, vượt qua những thử thách và tránh những cạm bẫy trong một môi trường kinh doanh đầy thách thức như ở Việt Nam chúng ta. Hãy hiểu con đường, trước khi khởi nghiệp.

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

BÍ QUYẾT GÂY DỰNG CƠ NGHIỆP BẠC TỶ

Nếu bạn đang ấp ủ niềm khát khao làm giàu với một niềm tin cháy bỏng rằng bản thân bạn có đủ tài năng để biến những ý tưởng kinh doanh của mình thành gia sản triệu đô, đây chính là quyển sách giúp bạn hiện thực hóa ước mơ tự do về tài chính của mình chỉ trong vòng 2 năm tới. Sở hữu quyển sách, bạn sẽ học được hàng chục phương pháp hướng dẫn cách hình thành ý tưởng kinh doanh độc đáo và biến chúng thành hiện thực, 4 cách tăng doanh thu lên 160% trong vòng 6 tháng…

MUA SÁCH

]]>
https://books.evol.vn/6-buoc-ham-nong-lai-su-nghiep-trong-nam-moi/feed/ 0
Làm sao để tìm được người phù hợp với văn hóa doanh nghiệp? https://books.evol.vn/lam-sao-de-tim-duoc-nguoi-phu-hop-voi-van-hoa-doanh-nghiep/ https://books.evol.vn/lam-sao-de-tim-duoc-nguoi-phu-hop-voi-van-hoa-doanh-nghiep/#respond Mon, 16 Dec 2013 02:40:19 +0000 http://www.tgm.vn/?p=1118 Robert J. Grossman – luật sư, giáo sư tại Trường Marist (New York, Hoa Kỳ), đồng thời là cộng tác viên của tạp chí HR đã đề xuất năm bước mà người tuyển dụng nên vận dụng.

Làm sao để tìm được người phù hợp với văn hóa doanh nghiệp

Trong nhiều cách tiếp cận để tìm ra nhân viên phù hợp với nền văn hóa của doanh nghiệp, Robert J. Grossman – luật sư, giáo sư tại Trường Marist (New York, Hoa Kỳ), đồng thời là cộng tác viên của tạp chí HR đã đề xuất năm bước mà người tuyển dụng nên vận dụng như sau.

1. Giới thiệu sơ bộ về văn hóa doanh nghiệp

Để nhận diện ai sẽ là người phù hợp với doanh nghiệp, trước hết chính người tuyển dụng phải thấu hiểu nền văn hóa của doanh nghiệp mình và qua trao đổi ban đầu, cần khéo léo truyền đạt một vài điểm cốt lõi cho các ứng viên, ví dụ người giữ vị trí cao nhất nói gì về văn hóa của doanh nghiệp, những hoạt động nào trong thực tiễn thể hiện được văn hóa doanh nghiệp… Thông thường, có từ năm đến 20 yếu tố tạo động lực làm việc và chúng đều có quan hệ với văn hóa doanh nghiệp, ví dụ hình thức làm việc theo nhóm có được đánh giá cao hay không.

2. Tận dụng vai trò của thương hiệu

Thương hiệu giúp doanh nghiệp có cơ hội nhắn gửi các ứng viên tiềm năng về văn hóa doanh nghiệp. Đó cũng là một bộ lọc mà nhờ đó, bản thân các ứng viên cũng sẽ hiểu được mình có phù hợp với doanh nghiệp đang tìm người hay không. Thông điệp của lãnh đạo doanh nghiệp, ý kiến của khách hàng… sẽ giúp các ứng viên hình dung ra nền văn hóa ở nơi họ đang hướng đến.

Ví dụ, trong website của nhiều doanh nghiệp có những phần giới thiệu rõ về môi trường làm việc và các giá trị của doanh nghiệp, kể cả ý kiến và hình ảnh của một số nhân viên đang làm việc tại đó.

3. Phỏng vấn dựa theo năng lực

Mọi quy trình phỏng vấn xét cho cùng cũng là để thu thập thông tin về năng lực cốt lõi, động lực và giá trị của ứng viên trong mối tương quan với nền văn hóa của doanh nghiệp. Người phỏng vấn nêu cho các ứng viên những câu hỏi mở và ghi nhận kết quả theo một thang đánh giá nào đó. Các ứng viên thường được yêu cầu nêu ra một tình huống nan giải mà họ đã gặp phải và cách giải quyết.

4. Khảo sát năng lực của ứng viên qua tình huống thực tế

Nhiều công ty quan sát ứng viên trong tình huống bán hàng thực tế hoặc người phỏng vấn đóng vai người mua hàng.

Sau khi ứng viên đã trải qua được các bước cơ bản về sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn thăm dò, kiểm tra tham chiếu thì mới được mời tham gia bước này nhằm khẳng định thêm năng lực thật sự của người này.

Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần

HƯỚNG NỘI

Quyển sách này sẽ cho bạn thấy những câu chuyện thú vị về những người hướng nội thành đạt – từ một diễn giả hóm hỉnh, năng động phải tìm không gian tĩnh lặng để phục hồi năng lượng sau mỗi lần diễn thuyết, cho đến một nhân viên phá kỷ lục bán hàng biết thầm lặng khai phá sức mạnh của những câu hỏi. Bằng những nghiên cứu kỹ lưỡng cùng nhiều câu chuyện người thật việc thật ấn tượng, quyển sách này sẽ giúp bạn thay đổi vĩnh viễn cách nhìn nhận về tính cách hướng nội và thấu hiểu những người hướng nội xung quanh sâu sắc hơn.

MUA SÁCH
]]>
https://books.evol.vn/lam-sao-de-tim-duoc-nguoi-phu-hop-voi-van-hoa-doanh-nghiep/feed/ 0
Đừng để nhân viên 'bằng mặt mà không bằng lòng' https://books.evol.vn/dung-de-nhan-vien-bang-mat-ma-khong-bang-long/ https://books.evol.vn/dung-de-nhan-vien-bang-mat-ma-khong-bang-long/#respond Wed, 04 Dec 2013 02:24:29 +0000 http://www.tgm.vn/?p=1132 Các nhân viên có thể tỏ ra ưng thuận với ý kiến của sếp nhưng trong lòng không muốn tuân theo.

Đừng để nhân viên 'bằng mặt mà không bằng lòng'

Tình trạng “khẩu phục nhưng tâm chưa phục” là một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất giữa nhà quản trị doanh nghiệp và các nhân viên của mình. Các nhân viên có thể tỏ ra ưng thuận với ý kiến của sếp nhưng trong lòng không muốn tuân theo.

Là nhà quản trị nhân sự, nếu đang bị rơi vào hoàn cảnh ấy, bạn nên chủ động tìm hiểu nguyên nhân theo những hướng dưới đây. Họ không thích tính bạn. Chúng ta thường thích làm việc với những cá nhân dù không thạo việc nhưng niềm nở, dễ gần hơn là những người giỏi mà khó tính, ứng xử phách lối.
Do đó, nếu bạn đối xử với nhân viên lạnh lùng, chẳng mấy thân thiện thì tất nhiên bạn sẽ không được họ yêu mến, cho dù họ vẫn nhẫn nại phục vụ bạn cho đến một ngày nào đó mà thôi. Chỉ có một vài ngoại lệ thuộc về loại người lãnh đạo độc tài nhưng lại sở hữu một tầm nhìn chiến lược xuất chúng đến nỗi mọi người đều phải nể phục và răm rắp tuân theo.

Họ không tin tưởng bạn và bạn cũng không tin họ

Thích trò chuyện với anh ta nhưng có lẽ bạn sẽ không tin tưởng người ấy vì bạn cũng đoán ra rằng họ cũng sẽ kể với người khác về bạn khi khác. Tín nhiệm là điều còn quan trọng hơn cả sự quý mến nhau trong môi trường làm việc. Dù không thích ai đó nhưng bạn vẫn có thể làm việc với họ mà không sợ bị lừa dối hay bị tố cáo sai.

Bạn nghĩ sao về việc có một đồng nghiệp mà bạn rất thích rủ rê đến quán nước sau giờ làm việc vì anh ta luôn có những câu chuyện hài để kể và tin nóng để sẻ chia? Người ấy luôn tiết lộ những “tin mật” về người khác.

Họ không thấy được lợi ích khi cần xả thân vì công việc

Không ai sẵn sàng đi đến những nơi không mang đến cho họ sự thay đổi tích cực. Nếu bạn đưa ra một nhiệm vụ mới với kết quả kinh doanh đầy hứa hẹn nhưng lại không hề mang lại lợi ích thực tế cho cuộc sống của nhân viên thì không một cấp dưới nào muốn tham gia và nỗ lực thực hiện nhiệm vụ đó.

Họ không hiểu vì sao phải làm những gì bạn yêu cầu

Có những nhà quản trị trẻ tài ba, luôn tập trung cao độ vào mục đích làm việc và chu đáo trong từng chi tiết của công việc, nhưng vì cứ cho rằng mọi người cũng hiểu như mình nên khi phân công công việc cho cấp dưới họ không hề đưa ra lời giải thích nào. Khi không hiểu vì sao phải làm công việc nào đó theo lệnh sếp thì nhân viên không chỉ không xác định được thời hạn và chất lượng công việc rõ ràng, mà còn nghi ngờ động cơ của sếp.

Họ cho rằng bạn không thật sự quan tâm đến họ

Là nhà quản trị, có thể nhiều lúc bạn sẵn sàng bỏ thời gian và tiền túi để cống hiến cho doanh nghiệp, nhưng nếu đòi hỏi nhân viên cũng làm như thế mà không có sự bù đắp lại thích đáng cho họ thì sẽ không ai chịu làm cả. Hãy thẳng thắn nói rằng khi hoàn thành công việc, nhân viên sẽ được thanh toán đầy đủ các chi phí và nếu kết quả xuất sắc sẽ được tưởng thưởng xứng đáng.

Họ không cảm thấy được sự hỗ trợ và ghi nhận những cố gắng của bạn

Trả lương cho nhân viên là trách nhiệm của bạn, nhưng hỗ trợ họ làm việc tốt hơn và ghi nhận được những tiến bộ của từng nhân viên cũng là việc mà bạn phải làm thường xuyên. Một lời cảm ơn chân thành của bạn sẽ có tác động lớn đến đội ngũ nhân viên, thúc đẩy họ làm việc hết mình vì bạn. Họ không nhận đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ mới.

Bất kỳ khi nào cần chọn lựa một cá nhân để làm người chủ lực trong việc thực hiện một dự án mới, bạn hãy hỏi: “Anh (hoặc chị) cần biết thêm điều gì để thực hiện thành công dự án này?”.

Nếu không được trang bị đầy đủ kỹ năng và phương tiện làm việc, khi gặp trở ngại, các nhân viên sẽ chỉ trích, phê phán bạn quan liêu, quy lỗi về phía bạn.

Họ không tôn trọng tư chất của bạn

Nhà quản trị được nhân viên tôn trọng vì có tài năng, khả năng bao quát điều hành công việc và tính tình dễ mến. Một số nhà quản trị luôn đề cao cái tôi của mình và thể hiện rõ trước đội ngũ nhân viên, đã vậy thường hay phê phán quá mức những người mình không thích, bất kể cấp dưới hay cấp trên. Đó là lý do vì sao nhân viên đánh giá không cao về tư chất và những kỹ năng đối nhân xử thế của sếp.

Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn

THẢM HỌA LÃNH ĐẠO

Trong bao năm qua, chắc hẳn bạn đã thấy nhiều quyển cẩm nang “nên làm gì” trong kinh doanh. Quyển sách Thảm Họa Lãnh Đạo này nói về phần còn lại của câu chuyện. Đây là quyển cẩm nang “không nên làm gì”. Trong quyển sách dày công nghiên cứu này, hai tác giả Weinzimmer và McConoughey đã mang đến những lời khuyên chân thành nhưng thẳng thắn giúp các nhà lãnh đạo rút ra bài học từ những sai lầm của mình, trước khi cái giá phải trả trở nên quá lớn. Đây là quyển sách gối đầu giường dành cho các nhà lãnh đạo ham học hỏi, dù là còn non hay đã dày dạn kinh nghiệm.

MUA SÁCH
]]>
https://books.evol.vn/dung-de-nhan-vien-bang-mat-ma-khong-bang-long/feed/ 0
Nhanh tay lên hoặc là chết! https://books.evol.vn/nhanh-tay-len-hoac-la-chet/ https://books.evol.vn/nhanh-tay-len-hoac-la-chet/#respond Sat, 30 Nov 2013 02:49:50 +0000 http://www.tgm.vn/?p=1120 Vào những năm 2000, đội ngũ bác sĩ tại Trung tâm phẫu thuật xương hông và đầu gối Franciscan ở thành phố Indiana, Mỹ phải đối mặt với cơn khủng hoảng thu nhập bởi chính phủ và các công ty bảo hiểm có ý định giảm chi phí hỗ trợ cho hoạt động phẫu thuật của trung tâm.

Thế hệ “baby boomer” ở nước này đang trong giai đoạn lão hóa, nguy cơ xương khớp ngày một cao. Đây sẽ là nguồn cầu liên tục cho trung tâm nhưng nếu muốn duy trì thu nhập ổn định thì phải có thay đổi từ bên trong.

Nhanh tay lên hoặc là chết

Thế hệ “baby boomer”: Những người được ra đời trong thời kì bùng nổ dân số, vào khoảng 1946 – 1964.

Thách thức: Một ngày không thể dài hơn 24 tiếng

Biết chắc mình khó lòng cắt giảm chi phí, trung tâm quyết định áp dụng giải pháp khả thi nhất là tăng năng suất lao động. Mỗi tuần các bác sĩ phải thực hiện nhiều ca phẫu thuận hơn.

Vấn đề nằm ở chỗ các bác sĩ vẫn cần chừng ấy thời gian để thực hiện một ca “dao kéo” an toàn trong khi một ngày không thể dài hơn 24 tiếng.

Giải pháp: Thừa thãi thì cắt bỏ

Các bác sĩ phẫu thuật trong trung tâm coi mình là mấu chốt cho toàn bộ dây chuyền. Họ cùng nhau tìm cách khiến một ca thay khớp điển hình chỉ diễn ra trong vòng 45 phút thay vì một đến hai tiếng như trước.

Việc này mang lại nhiều lợi ích nhất định, ví dụ như giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng vì thời gian hở miệng của vết mổ được rút ngắn.

Quy trình hóa mọi thứ

Để tiết kiệm thời gian tối đa, trung tâm đưa ra chế độ khám chữa mới.

Thay vì thực hiện mọi thao tác trong một căn phòng đơn nhất, các bác sĩ sẽ có hai phòng mổ liền kề. Mỗi phòng có một đội ngũ riêng, nhiệm vụ hai bên đều giống nhau.

Các hoạt động được dàn dựng chặt chẽ sao cho mỗi phụ tá đội phẫu thuật có mặt đúng lúc tại hiện trường để đẩy nhanh quy trình. Nhờ đó, sự phân hóa giữa tất cả mọi người đều được giảm bớt, ai cũng đều nằm trong một quy trình, ca phẫu thuật sẽ được diễn ra trơn tru, ổn định.

Tận dụng tối đa thời gian

Kế hoạch cho hai ngày phẫu thuật được dàn xếp tỉ mỉ, mọi vấn đề tiềm ẩn đều được thảo luận trước. Trong hai ngày đó, có khoảng 15 đến 20 bệnh nhân được tiến hành thay xương, nhiều gấp đôi so với lúc trước. Thời gian còn lại của tuần, các bác sĩ dành để đi thăm bệnh nhân cũ hoặc gặp gỡ, chẩn đoán cho bệnh nhân mới.

Thành lập thêm hai đội phụ tá

Đội tiền phẫu thuật giải thích cho bệnh nhân hiểu trước những gì mình sắp trải qua. Việc của các bác sĩ, y tá, bác sĩ trị liệu vật lý là đảm bảo bệnh nhân đang trong thể trạng tốt nhất mới tiến hành phẫu thuật. Do đó các thông tin quan trọng này phải được gửi đến tay đội ngũ phẫu thuật từ trước.

Đội hậu phẫu thuật giám sát quá trình giảm đau, phục hồi và chuẩn bị cho vật lý trị liệu.

Theo dõi sát sao

Trung tâm đưa ra các số đo để theo dõi những chỉ tiêu như chất lượng đầu ra hay lượng phung phí được giảm thiểu (số phần trăm bệnh nhân xuất viện về nhà luôn, hay số những ca phẫu thuật không đúng giờ).

Bài học

Một dây chuyền chặt chẽ sẽ liên tục tạo ra sản phẩm chất lượng, giống như quy trình phẫu thuật xương khớp của trung tâm nói trên:

  • Giảm mọi sự phân hóa không cần thiết. Tất cả mọi người từ bác sĩ phẫu thuật đến phụ tá đều cùng được đưa vào một dây chuyền để tiến hành mọi bước với tốc độ ổn định.
  • Giảm thiểu thời gian làm công tác chuẩn bị. Trong trường hợp của trung tâm Franciscan, người ta giảm tải thời gian chuẩn bị vật tư, thiết bị để khám chữa.
  • Rút bớt hao phí, tiến hành mọi thứ nhanh, gọn, liên tục. Trung tâm Franciscan thấy rằng có thể giảm bớt hao phí bằng cách hạn chế các ca phẫu thuật sai giờ hoặc giảm tỉ lệ nhiễm trùng; đảm bảo thông tin liên tục như yêu cầu của khách hàng, song song với việc tăng chất lượng trị liệu.

Nguồn: Tri Thức Trẻ

SỐNG VÀ KHÁT VỌNG

Một quyển sách về kỹ năng tư duy thành công, nhưng hoàn toàn khác những quyển sách kỹ năng bạn đã từng đọc từ trước đến giờ, bởi nó là câu chuyện về cuộc đời của doanh nhân – diễn giả Trần Đăng Khoa. Bao gồm nhiều câu chuyện nhỏ đan xen, quyển sách là tập hợp nhiều bài học cuộc sống được tác giả Trần Đăng Khoa đúc kết lại qua những trải nghiệm của anh. Đọc quyển sách này, sẽ có lúc bạn muốn dừng lại để suy ngẫm về cuộc đời mình, sẽ có lúc bạn bất chợt nhận ra một điều gì đó mình cần phải làm khác hơn, cũng có khi chỉ đơn giản là bạn cảm thấy ngạc nhiên, thú vị khi có thêm một số kiến thức mới lạ.

MUA SÁCH
]]>
https://books.evol.vn/nhanh-tay-len-hoac-la-chet/feed/ 0
Ẩn dụ và thương hiệu https://books.evol.vn/an-du-va-thuong-hieu/ https://books.evol.vn/an-du-va-thuong-hieu/#respond Fri, 29 Nov 2013 03:42:14 +0000 http://www.tgm.vn/?p=1124 Trong xây dựng thương hiệu, ẩn dụ hay so sánh đều cho cảm nhận trực giác về sự tương đồng trong cái không tương đồng.

Ẩn dụ và thương hiệu

Để nói về nước Mỹ, chúng ta có thể nhắc tới Los Angeles, một thành phố gần Thái Bình Dương, đã mở rộng về phía đất liền với một mạng lưới xa lộ dài 848km, bao phủ một khu vực với diện tích 1.215km2 và kết nối dân số lên tới 3.792.621 người.

Hay chúng ta có thể nhìn về phía Bờ Đông lục địa với tới Đại Tây Dương và New York – cánh rừng bê tông, được nuôi dưỡng bằng sự trù phú của hoạt động marketing tự do, đã trở thành nơi trú ngụ của không biết bao nhiêu nền văn hoá phong phú.

Từ hai ví dụ mô tả ở trên, giờ đây bạn hiểu hơn về thành phố nào? Nếu bạn đang tìm kiếm số liệu thực tế thì đó hẳn là Los Angeles? Nhưng nếu bạn đang tò mò về cảm giác khi sống tại một trong những thành phố đó như thế nào, có lẽ bạn đang định nói về New York.

Và đó là bởi tôi đã “lừa” bạn đấy. Trong phần mô tả về New York khác với Los Angeles vì tôi đã sử dụng một vài ẩn dụ, diễn tả thành phố giống như một nơi hoang dã. Vậy điều đó có ý nghĩa gì với chuyện làm thương hiệu?

Rất quan trọng! Ẩn dụ có thể tạo ra hiệu quả ở cả cấp độ tư duy lẫn cảm xúc nên chúng rất quan trọng đối với thương hiệu và truyền thông thương hiệu. Thương hiệu càng tạo ra cho chúng ta sự sâu sắc về mặt cảm xúc bao nhiêu, chúng ta càng thấu hiểu và dễ dàng trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu đó.

Điều này rất đúng. Ẩn dụ phải dựa trên những giá trị cốt lõi thực sự của thương hiệu, nếu không chúng sẽ chỉ đơn giản là những lời nói dối hoa mỹ. Điều đó không thể gắn chặt mối quan hệ lâu dài giữa thương hiệu với khách hàng.

Ẩn dụ tuy trừu tượng nhưng đa dạng, nó có thể được thể hiện bằng ngôn từ hoặc hình ảnh. Chúng ta hãy cùng xem cả hai hình thức ẩn dụ này được sử dụng như thế nào trong truyền thông thương hiệu.

Trong sách giáo khoa, ẩn dụ thường được xếp cùng với phép so sánh, một phép tu từ đối chiếu các sự vật thông qua những từ ngữ “như”, “giống như”. Chẳng hạn “Cô ấy xinh như một bông hoa” thay vì “Cô ấy là một bông hoa”.

Ẩn dụ hay so sánh đều dùng một sự vật này để mô tả một sự vật khác. Trong xây dựng thương hiệu, sự khác nhau giữa chúng không quan trọng. Điều đáng nói là hai phép tu từ này đều mở lối cho” cảm nhận trực giác về sự tương đồng trong cái không tương đồng”, như lời nhà triết gia Hy Lạp Aristotle đã nói.

Hãy lấy tên thương hiệu làm ví dụ. Những cái tên đứng độc lập như Apple (thiết bị di động), Caterpillar (thiết bị xây dựng) và Facebook (truyền thông xã hội) không chỉ cho bạn một cái tên độc đáo để nhận diện chúng mà còn thể hiện một cách ẩn dụ cảm nhận về điều mà họ làm. Slogan cũng làm được điều tương tự, với những câu giàu liên tưởng như: “Let your fingers do the walking” (tạm dịch: Hãy để những ngón tay bước đi thay bạn) của Yellow Pages hay thậm chí một dòng sản phẩm/dịch vụ cũng có thể sử dụng ẩn dụ như “Sky Auberge” (tạm dịch: Quán ăn trên trời) dịch vụ đồ ăn trên các chuyến bay của hãng hàng không Nhật Bản.

Trái ngược với sức mạnh của ẩn dụ ngôn từ, người ta nói rằng: “trăm nghe không bằng mắt thấy”. Chúng ta không biết một ẩn dụ hình ảnh có thể bằng bao nhiêu ngôn từ, nhưng khi truyền thông trên một thị trường vốn bão hòa hình ảnh, ẩn dụ có thể hé mở cánh cửa tư duy, cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ về một điều gì đó.

Hình quảng cáo một người hút thuốc lá dưới chân bốn con chim kền kền là một ví dụ đầy ấn tượng để truyền tải mạnh mẽ thông điệp về tác hại của hút thuốc lá mà không cần bất cứ khẩu hiệu nào.

Trong cuốn sách “Nghệ thuật của một nhà thiết kế”, Paul Rand, một trong những nhà thiết kế được kính trọng nhất nước Mỹ viết rằng: “Ý tưởng không cần phải bí ẩn để trở nên độc đáo và hấp dẫn… Những gì Cezanne làm với những trái táo, Picasso với cây đàn guitar, Leger với máy móc, Scwitters với rác thải và Duchamp với chiếc bồn cầu đã chứng tỏ rõ một điều rằng, không phải lúc nào cũng cần những ý tưởng vĩ đại. Vấn đề của người nghệ sĩ là phải làm cho những thứ bình thường trở nên khác lạ”.

Biến những thứ bình thường thành thứ khác lạ hay nói cách khác là sự khác biệt hoá, chính là trái tim chiến lược của hoạt động xây dựng thương hiệu hiệu quả. Đây là lý do tại sao ẩn dụ được sử dụng cho nhiều thương hiệu.

Như hầu hết các ẩn dụ ngôn từ, ẩn dụ hình ảnh cũng phức tạp và thậm chí thể hiện những tầng ý nghĩa sâu hơn, như mẫu logo mà chúng tôi sáng tạo cho ngân hàng mới PVcomBank.

Bằng cách ẩn dụ hình ảnh chiếc nón gần gũi, thân thiện và hình mái nhà vững chãi, chở che, kết hợp với nhau theo chiều vận động thể hiện sự linh hoạt vươn mình bắt kịp những chuyển biến của thời đại, đồng thời kết thành hình vuông ở giữa, ẩn dụ cho sự bền vững trong phong thủy.

Những yếu tố khác của thương hiệu cũng có thể sử dụng làm ẩn dụ, chẳng hạn như màu sắc. Cũng trên logo của Ngân hàng PVcomBank, màu vàng trong văn hóa Á Đông tượng trưng cho trí tuệ và sự thịnh vượng.

Tất nhiên, cũng có những cách để thương hiệu truyền thông hiệu quả mà không cần ẩn dụ. Nhưng để kết nối cả về khối óc lẫn trái tim của người xem, ẩn dụ vẫn là một công cụ đầy sức mạnh mà bất cứ thương hiệu nào cũng nên cân nhắc.

Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn

BÍ QUYẾT GÂY DỰNG CƠ NGHIỆP BẠC TỶ

Nếu bạn đang ấp ủ niềm khát khao làm giàu với một niềm tin cháy bỏng rằng bản thân bạn có đủ tài năng để biến những ý tưởng kinh doanh của mình thành gia sản triệu đô, đây chính là quyển sách giúp bạn hiện thực hóa ước mơ tự do về tài chính của mình chỉ trong vòng 2 năm tới. Sở hữu quyển sách, bạn sẽ học được hàng chục phương pháp hướng dẫn cách hình thành ý tưởng kinh doanh độc đáo và biến chúng thành hiện thực, 4 cách tăng doanh thu lên 160% trong vòng 6 tháng…

MUA SÁCH

CON ĐƯỜNG KHỞI NGHIỆP

Đây là một khóa học chắt lọc lại kinh nghiệm 8 năm lăn lộn từ con số 0 đi lên để giúp bạn tiết kiệm hàng tỉ đồng. Khóa học sẽ giúp những người khởi nghiệp - kinh doanh giảm thiểu những gian nan, vượt qua những thử thách và tránh những cạm bẫy trong một môi trường kinh doanh đầy thách thức như ở Việt Nam chúng ta. Hãy hiểu con đường, trước khi khởi nghiệp.

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

]]>
https://books.evol.vn/an-du-va-thuong-hieu/feed/ 0
Tại sao các chuyên gia marketing yêu thích con số 10 và 12? https://books.evol.vn/tai-sao-cac-chuyen-gia-marketing-yeu-thich-con-so-10-va-12/ https://books.evol.vn/tai-sao-cac-chuyen-gia-marketing-yeu-thich-con-so-10-va-12/#respond Sun, 24 Nov 2013 03:50:53 +0000 http://www.tgm.vn/?p=1126 Tại sao là 10 và 12? Vì chúng đại diện cho 2 con số được con người sử dụng từ những năm tháng đầu tiên trong lịch sử phát triển của mình.

Tại sao các chuyên gia marketing yêu thích con số 10 và 12

10 ngón tay và 10 ngón chân

Hầu hết mọi người đều có 10 ngón tay và 10 ngón chân. Ngoài chức năng giúp cơ thể cân bằng và nắm bắt, thì các ngón còn được sử dụng để đếm.

Kết quả là, hệ thống đánh số được sử dụng phổ biến trên thế giới dựa trên cơ số 10 (hệ thập phân). Hệ thống đo lường thường dùng trong khoa học và nhiều khu vực trên thế giới cũng dựa trên đơn vị cơ sở là 10.

Khi lập một danh sách nào đó, người ta thường liệt kê ra 10 hạng mục.

Các đợt thống kê dựa theo thời gian, như điều tra dân số chẳng hạn, cũng thực hiện 10 năm một lần.

Chúng ta đếm các mốc thời gian bằng thập kỷ, thế kỷ, thiên niên kỷ – đều là bội số của 10 cả.

Trong tôn giáo của người Do Thái, cứ 10 người (được gọi là một minyan) thì bắt buộc phải cùng nhau cầu nguyện.

Khi cái gì đó tăng/giảm 10% trở lên, chúng ta nói rằng đã có sự thay đổi đáng kể ở mức 2 con số.

Và theo quy luật 72, bất cứ thứ gì tăng trưởng với tốc độ 10%/năm thì nó sẽ gấp đôi sau 7,2 năm.

12 là con số thần thánh

Trong thời kỳ sơ khai, 12 đã trở thành con số vô cùng quan trọng đối với các nhà toán học và thiên văn học.

12 là số chia hết cho 2, 3, 4 và 6, ngoài việc chia hết cho 1 và chính nó. 12 chính là số có 2 chữ số gần nhất (ngay sau 10) có thể chia đều thành các phần nhỏ.

Các nhà thiên văn đã chia một năm, hay khoảng thời gian để Trái đất quay trọn một vòng quanh Mặt trời, thành 12 tháng.

Một ngày đêm (thời gian Trái đất tự quay quanh mình nó) cũng được chia thành 24 giờ, bội số của 12.

Các nhà chiêm tinh học xác định 12 cung hoàng đạo dựa trên 12 chòm sao lớn trên bầu trời.

Trong hệ thống đo lường cổ xưa, người Anh cũng sáng tạo nhiều cách xác định khác nhau và mang các ý nghĩa khác nhau.

Hệ thống đo lường của Anh (mà Mỹ và một số quốc gia thừa hưởng), dựa trên việc sử dụng một số bộ phận của cơ thể người để đo lường. Ví dụ như 1 inch được tính là độ dài tính từ đầu ngón đến khớp đầu tiên của ngón tay trỏ (đốt tay trên cùng); 1 foot được xác định bằng 12 inch, hay cũng bằng độ dài của một bàn chân.

Số 12 cũng xuất hiện rất nhiều trong Kinh thánh Tin lành, như 12 người con trai của Jacob và 12 tộc người Israel.

12 cũng xuất hiện một lần nữa trong Kinh Cựu ước: Kito giáo kể về 12 môn đồ của chúa Jesus. Một số phái Kito giáo kỷ niệm lễ Giáng sinh với 12 ngày.

Theo một số giáo phái Hồi giáo thì sẽ có 12 thầy tế đi theo Muhammad.

Trong thần thoại Hy Lạp thì có 12 vị thần của Olypus.

Có thể thấy, 12 đã trở thành con số quan trọng trong hầu hết các nền văn hóa và do đó nó chiếm vị trí quan trọng trong bộ não của hầu hết mọi người.

Làm sao bạn có thể tận dụng sức mạnh của 10 và 12 trong marketing?

Để giúp các khách hàng mục tiêu của mình nhớ những điều mà bạn muốn họ ghi nhớ, bạn nên đưa ra các chỉ dẫn đơn giản – các tối giản càng tốt. 3 (hoặc ít hơn) là số lượng tối ưu. Nếu bạn cần họ ghi nhớ nhiều hơn, bạn có thể tăng lên thành từ 5 đến 7, nhưng bạn nên biết hạn chế các thông tin không quá 7 – giới hạn trên trong khoảng mà người thường có thể ghi nhớ được.

Tuy nhiên khi liệt kê các danh sách, cấu trúc, trình tự, thì 10 và 12 là những lựa chọn tốt.

Đó có thể là một chương trình 12 bước để đạt được mục tiêu, 12 đặc điểm dành cho người quản lý thành công hay 10 giấc mơ phổ biến mà mọi người đều có…

10 và 12 là những con số quan trọng trong marketing, đơn giản vì mọi người đều cảm thấy quen thuộc với các danh sách, cấu trúc và mô hình có số lượng 10 hay 12, như cách mà tổ tiên của chúng ta đã sử dụng từ xa xưa.

Nguồn: BusinessInsider

18 PHÚT

Sở hữu cuốn cẩm nang quản lý thời gian này trong tay, bạn sẽ nắm được cách thức làm chủ một năm, một ngày và cả một thời điểm ngắn ngủi toàn diện, để chúng ta có thể tập trung thực hiện những gì chúng ta cho là quan trọng nhất. Đó là bước tiên quyết để giành lại cuộc đời mình.

MUA SÁCH

CON ĐƯỜNG KHỞI NGHIỆP

Đây là một khóa học chắt lọc lại kinh nghiệm 8 năm lăn lộn từ con số 0 đi lên để giúp bạn tiết kiệm hàng tỉ đồng. Khóa học sẽ giúp những người khởi nghiệp - kinh doanh giảm thiểu những gian nan, vượt qua những thử thách và tránh những cạm bẫy trong một môi trường kinh doanh đầy thách thức như ở Việt Nam chúng ta. Hãy hiểu con đường, trước khi khởi nghiệp.

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

]]>
https://books.evol.vn/tai-sao-cac-chuyen-gia-marketing-yeu-thich-con-so-10-va-12/feed/ 0
Tiếp thị là cái… chi chi? https://books.evol.vn/tiep-thi-la-cai-chi-chi/ https://books.evol.vn/tiep-thi-la-cai-chi-chi/#respond Wed, 20 Mar 2013 04:08:57 +0000 http://www.tgm.vn/?p=1011 Để thành công, doanh nghiệp cần phải có cái nhìn đúng đắn và đầu tư đúng mức cho công tác tiếp thị.

Hàng năm, chúng tôi có mở nhiều chương trình đào tạo và huấn luyện cho các giám đốc tiếp thị và truyền thông. Sau một buổi học như vậy, một học viên là giám đốc tiếp thị của một công ty hàng đầu về phần mềm ở Việt Nam gặp riêng tôi và hỏi: Thế nào là tiếp thị?

Tôi nói có khá nhiều định nghĩa về tiếp thị. Nhưng hiện nay định nghĩa phổ biến nhất là của Philip Kotler, cha đẻ của ngành tiếp thị hiện đại. Ông cho rằng, tiếp thị là chức năng kinh doanh nhận diện rõ nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng, xác định những thị trường trọng điểm công ty có thể phục vụ tốt nhất và thiết kế các sản phẩm cũng như dịch vụ, cùng các chương trình phù hợp để phục vụ các thị trường đó. Và tiếp thị không chỉ là một chức năng kinh doanh biệt lập, nó còn là một triết lý dẫn dắt toàn bộ doanh nghiệp.

Tôi nói thêm rằng, rất may một số trường đại học ở Việt Nam cũng đã đưa định nghĩa này vào giảng dạy trong chương trình chính khóa.

Học viên đặt câu hỏi cho tôi là một cô gái còn trẻ, chưa đầy 30 tuổi và du học ở Mỹ về. Cô nói rằng, chính cô cũng đang hiểu tiếp thị theo Philip Kotler. Tuy nhiên, ngay khi tiếp nhận chức vụ giám đốc tiếp thị, cô đã thử làm một nghiên cứu bỏ túi tại công ty của cô với câu hỏi cực kỳ đơn giản: Tiếp thị là gì? Ai sẽ làm công tác tiếp thị trong công ty của chúng ta?

Tran Dang Trieu - Tiep Thi La Cai Chi ChiKết quả là, cô đã nhận được rất nhiều câu trả lời khác nhau từ các nhà lãnh đạo, quản trị cấp cao và cấp trung trong công ty của cô. Theo đó, có người cho rằng, tiếp thị tức là làm quảng cáo truyền hình hay báo chí. Người khác thì nói rằng, tiếp thị là làm ra hàng đống brochure, catalogue đi chào hàng. Người cho rằng, tiếp thị tức là thực hiện các bài PR cho công ty trên các phương tiện truyền thông hoặc tham gia các hội chợ, triển lãm… Hầu hết các câu trả lời đều cho rằng, tiếp thị là công việc của…bộ phận tiếp thị. Nếu không thì sinh ra bộ phận này làm gì?

Cô thở dài và nói: “Em nghe xong mà rầu hết cả lòng, vì biết ngay là mình sẽ phải đối mặt với tình hình như thế nào khi quản lý bộ phận tiếp thị của công ty rồi. “Bài” này thông dụng ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam mà”. Tình hình có vẻ nan giải, vì cuối cùng thì việc này sẽ diễn ra theo công thức sau:

Ban đầu, nhóm các nhà lãnh đạo và quản trị của công ty sẽ nghe báo cáo về việc xây dựng định hướng mục tiêu, làm chiến lược cho đến soạn thảo chiến thuật, lên kế hoạch và thực thi công việc… của bộ phận tiếp thị một cách hào hứng. Tuy nhiên, khi đi vào các mục quyết định như ngân sách tiếp thị thì lập tức sẽ có những tranh luận gay gắt.

Cuối cùng thì, nếu may mắn, ngân sách sẽ được thông qua do những gì bộ phận tiếp thị đưa ra khó mà phủ nhận. Thế nhưng lúc vào thực tế lại là chuyện khác. Ngân sách bị cắt xén, kết quả là đầu voi đuôi chuột.

Nghĩa là đầu năm hoành tráng và cuối năm chán nản, thậm chí thê thảm vì công việc suy giảm. Rồi tại cuộc họp tổng kết cuối năm, lại một điệp khúc được nhắc đi nhắc lại là: bộ phận tiếp thị sinh ra để tiêu tiền và… phá tiền của công ty, trong khi bộ phận bán hàng thì đem lại tiền bạc và vinh quang…

Jay Conrad Levinson, chuyên gia về tiếp thị người Mỹ nhận xét về tình trạng này bằng một câu chuyện hài hước. Theo đó, kiểu làm tiếp thị nói trên y như nhà doanh nghiệp đang bị tai nạn đắm tàu Titanic và định bơi vào bờ. Khoảng cách từ tàu vào bờ giả định là 2 giờ đồng hồ. Nếu anh bơi đủ 2 giờ thì sẽ đến bờ. Nhưng vì mới đến nửa đường thì anh ta đã nản và quyết định “cắt giảm” việc đầu tư này nên kết quả là anh ta chìm nghỉm.

Chỉ cần quan sát thực tế Việt Nam là thấy rõ điều này. Do cách làm “ăn xổi, ở thì” mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam rất ngại xây dựng bộ phận tiếp thị và đầu tư cho tiếp thị. Thậm chí có những doanh nghiệp muốn thuê ngoài toàn bộ phần tiếp thị cho đỡ nhức đầu…

Tuy nhiên, sau một hồi thuê mướn, họ cảm thấy mệt hơn vì cho dù giỏi giang cách mấy thì những công ty được thuê cũng chỉ làm được từng phần việc chứ không thể đảm đương toàn bộ một công việc quan trọng như tiếp thị của một doanh nghiệp. Công việc này vốn chỉ thành công nếu doanh nghiệp đầu tư hết công hết sức, toàn tâm toàn ý và sống chết vì nó.

Tiếp thị thật ra chẳng liên quan nhiều đến những món bạn làm ra, mà liên quan đến việc bạn phải biết cần làm ra cái gì.

Một cuộc khảo sát của trường Đại học Kinh tế TP.HCM gần đây cho thấy, chỉ có 16% doanh nghiệp được hỏi có bộ phận tiếp thị chuyên trách, 80% doanh nghiệp không có chức danh quản lý nhãn hiệu.

Về ngân sách, 74% doanh nghiệp đầu tư dưới 5% doanh số cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu… Tình trạng này bộc lộ rõ sự non nớt và yếu kém về tư duy của nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

Philip Kotler nói rằng: “Nhiều người xem tiếp thị chỉ là quảng cáo hoặc bán hàng. Thế nhưng tiếp thị thật ra chẳng liên quan gì nhiều đến nghệ thuật buôn bán những món bạn làm ra, mà liên quan mật thiết đến việc bạn phải biết cần làm ra cái gì.

Những doanh nghiệp hay tổ chức giành được vị trí hàng đầu trên thị trường là nhờ hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng và đưa ra giải pháp làm vừa lòng họ thông qua giá trị, chất lượng và dịch vụ tuyệt hảo. Nếu giá trị và sự hài lòng của người tiêu dùng mà không có thì chẳng khối lượng quảng cáo hay buôn bán nào có thể bù đắp được”.

Với mục tiêu thiết yếu và sống còn như thế thì xem ra tiếp thị không thể nào chỉ là việc của phòng tiếp thị được. Bản thân phòng này phải hợp tác chặt chẽ với các phòng ban khác trong công ty cũng như các thành phần liên quan đến hệ thống phân phối giá trị của mình để mang lại giá trị tốt nhất cho người mua.

Từ đó, tiếp thị kêu gọi mọi người trong công ty “liên tục nghĩ về khách hàng” rồi làm mọi việc giúp tạo ra và phân phối những giá trị tốt nhất, đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Nghĩa là trong công ty ai cũng phải làm tiếp thị; từ tổng giám đốc cho đến anh bảo vệ, như vậy thì mới mong có sự thành công.

Nhưng nỗi khổ tâm của các giám đốc tiếp thị hiện nay lại chính là làm sao để mọi người trong công ty có thể hiểu được vấn đề rất cơ bản đó. Việc này xem ra khó, vì chỉ cần nhìn vào học viên tham gia khóa đào tạo và huấn luyện của chúng tôi cũng như tại các khóa đào tạo khác trên thị trường, hiếm khi có thể tìm thấy một lãnh đạo cao cấp của một doanh nghiệp tham gia học tiếp thị. Đầu không xuôi thì đuôi đâu có lọt, nên tình trạng “Tiếp thị là cái… chi chi”? vẫn còn tiếp diễn dài dài trong nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

Theo Nguyễn Anh Thi – Chủ tịch LBS

CHIẾN THẮNG TRÒ CHƠI CUỘC SỐNG

Được chính tác giả Adam Khoo công nhận là quyển sách hay nhất mình từng viết, quyển sách này sẽ giúp bạn nhận thức cuộc sống này như một trò chơi thú vị. Nắm chắc bí kíp trong quyển sách, bạn có thể trở thành người chiến thắng trong trò chơi cuộc sống – trở nên xuất sắc trong công việc, tận hưởng những mối quan hệ tốt đẹp, dư dả về tài chính và hạnh phúc dài lâu. Sống bao lâu không quan trọng bằng sống bao sâu, đây chính là quyển sách giúp bạn sống một cuộc đời sâu sắc hơn.

MUA SÁCH
]]>
https://books.evol.vn/tiep-thi-la-cai-chi-chi/feed/ 0