Chào anh, vào những ngày cuối của kì thi Đại học 2012 này, anh có thể chia sẻ suy nghĩ chủ quan của anh về đợt tuyển sinh năm nay?
Đợt tuyển sinh đại học năm nay mặc dù có đến 1,3 triệu hồ sơ đăng ký dự thi nhưng vẫn là giảm khoảng 8% so với năm ngoái. Có thể đây là một dấu hiệu về việc dịch chuyển hướng lựa chọn con đường tương lai của giới trẻ.
Tuy nhiên, ngay cả với con số giảm này, cánh cửa vào đại học cũng vẫn là một một cánh cửa hẹp đối với các đa số thí sinh khi chỉ có chỗ cho khoảng 25% có thể vào được các trường đại học. Đó là chưa kể việc mặc dù cũng vào đại học nhưng không phải thí sinh nào cũng vào được trường mình mong muốn.
Thực trạng này làm tôi thật sự băn khoăn đến việc liệu chúng ta có quá kì vọng việc vào đại học sẽ mang đến thành công hay không. Trong khi thành công không được quyết định bằng việc vào được đại học mà phụ thuộc vào việc một sinh viên bước ra khỏi trường như thế nào. Nhất là việc vào đại học “học đại” những ngành mình không thật sự thích hoặc có năng khiếu thì nhiều khi có hại hơn có lợi.
Chắc anh cũng đã từng thi đại học? Theo anh, tại sao để thành công thì người ta lại nghĩ đến chuyện học đại học trước?
Tôi nghĩ đó là do tâm lý còn để lại từ thời trước, muốn vươn lên thì phải đỗ đạt làm quan vẫn còn ít nhiều trong cách nghĩ của người Việt chúng ta. Thêm vào đó là việc các cơ quan nhà nước vẫn dựa vào bằng cấp để đề bạt các vị trí. Chưa kể đến rất nhiều người tương đối thành đạt trong xã hội đều có trình độ từ đại học trở lên làm cho nhiều người có cảm giác là “vào đại học = thành công tương lai”. Trong khi đó, những người có trình độ đại học muốn thành công thật ra vẫn phải rèn luyện rất nhiều kỹ năng khác chứ không chỉ dựa vào tấm bằng đại học của mình.
Tuy nhiên, một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh rằng, việc được vào đại học không góp phần gì nhiều vào thành công cả, chỉ là tạo ra cho tân sinh viên một cơ hội rèn luyện tư duy và rèn luyện mình. Nhiều sinh viên vào đại học rồi theo không nổi lại đâm ra chán nản, bỏ học, vừa lãng phí tài sản gia đình, vừa lãng phí thời gian của bản thân.
Thành công muôn đời vẫn vậy không phải bắt đầu từ việc một người có vào đại học hay không mà bắt nguồn từ việc một người có chịu học hay không và học những gì.
Tôi luôn tin rằng, có những người không cầm bằng này cấp nọ nhưng họ vẫn thành công, nhưng sẽ không bao giờ có những người không học mà có thể thành công được. Những người họ không có bằng cấp thì để thành công họ phải học ở trường đời. Học ở đâu cũng là học cả, nhưng học ở trường đại học thì học phí sẽ rẻ hơn trường đời rất nhiều. Nhưng rốt cuộc, vẫn phải học.
Rớt đại học là chuyện “động trời” của biết bao tân cử nhân, sức ép bản thân, gia đình, xã hội, bạn bè. Anh có lời khuyên, kinh nghiệm nào thiết thực để giúp các bạn?
Một chút sức ép luôn là một nguồn động lực tốt, nhưng quá nhiều sức ép thì lại gây ra những căng thẳng không cần thiết và trong nhiều trường hợp, dẫn đến thất bại. Bên cạnh đó, sức ép từ bên trong (tự mình gây cho mình một chút áp lực để quyết tâm hơn) cũng tốt hơn sức ép từ bên ngoài.
Cho nên, nếu tôi nằm trong vai trò của một thí sinh, tôi thường chọn cách tự tạo cho mình vừa đủ sức ép, cũng như giải thích và nhờ gia đình giảm bớt sức ép lên tôi. Như vậy, tôi vẫn sẽ có đủ động lực để quyết tâm thi lại vào năm sau, mà vẫn không phải quá căng thẳng.
Một cách nhìn khác là việc thi trượt đại học chỉ là một vấp ngã nho nhỏ chứ không phải là dấu chấm hết. Cuộc sống còn nhiều thử thách to lớn hơn nhiều. Cho nên, hãy coi nó như một cơ hội để rèn luyện bản thân mình. Nói cho cùng, vào đại học chủ yếu là có môi trường để rèn luyện khả năng tư duy và các kỹ năng, chứ còn kiến thức mà so với thực tế thì cũng chỉ ở mức cơ bản. Cho nên, nếu không rèn luyện được ngay như là một sinh viên đại học, thì chúng ta vẫn có thể rèn luyện bản thân mình trong chính những ngày tháng luyện thi đại học, đừng chờ đến lúc được vào đại học rồi mới rèn luyện bản thân.
Được biết, khóa học Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! rất thành công khi có nhiều học viên tự thành lập và quay trở về Câu Lạc Bộ Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! để nói những câu chuyện về cuộc sống mình thay đổi như thế nào sau khóa học. Và đương nhiên điều đó được hiểu rằng Khóa học đã thành công và bản thân họ đã thành công. Hiện nay, ngoài khóa học Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! ra, còn có khóa học nào thiết thực về tâm lý hơn để giúp các bạn chưa là sinh viên năm nay không ạ?
Đối với các bạn đã là sinh viên thì EVOL chúng tôi có Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! dành cho sinh viên, hoặc sau này ở một cấp độ sâu sắc hơn là khóa học Sống & Khát Vọng dành cho sinh viên – một khóa học mà tôi tin rằng sẽ mang lại những giá trị hết sức to lớn cho các bạn sinh viên, giúp các bạn không chỉ vượt qua những thử thách và cám dỗ của cuộc sống sinh viên, mà còn chuẩn bị hành trang tốt cho tương lai sự nghiệp.
Đối với các bạn chưa là sinh viên năm nay thì khóa học Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! vẫn là lựa chọn tốt nhất ở EVOL để giúp các bạn có thêm quyết tâm động lực chiến đấu vì mục tiêu của mình, cũng như là có thêm những phương pháp học tập tiến tiến để là những vũ khí mới hỗ trợ các bạn chinh phục cánh cửa vào đại học trong trận chiến năm sau.
SỐNG VÀ KHÁT VỌNG
Một quyển sách về kỹ năng tư duy thành công, nhưng hoàn toàn khác những quyển sách kỹ năng bạn đã từng đọc từ trước đến giờ, bởi nó là câu chuyện về cuộc đời của doanh nhân – diễn giả Trần Đăng Khoa. Bao gồm nhiều câu chuyện nhỏ đan xen, quyển sách là tập hợp nhiều bài học cuộc sống được tác giả Trần Đăng Khoa đúc kết lại qua những trải nghiệm của anh. Đọc quyển sách này, sẽ có lúc bạn muốn dừng lại để suy ngẫm về cuộc đời mình, sẽ có lúc bạn bất chợt nhận ra một điều gì đó mình cần phải làm khác hơn, cũng có khi chỉ đơn giản là bạn cảm thấy ngạc nhiên, thú vị khi có thêm một số kiến thức mới lạ.
Nhiều người vẫn ngộ nhận người có học vấn phải là người có bằng cấp.điều đó chưa hẳn.bời lẽ học vấn và bằng cấp k nhất thiêt phải đi đôi với nhau.học vấn là chỉ kiến thức,sự am hiểu của 1 ng về 1 khía cạnh hay lĩnh vực nào đó.nên 1 người dù k có bằng cấp nhưng biết học hỏi,tích lũy kiến thức cho m thì đó cũng là 1người có học vấn.còn những người có bằng dh nhưng chỉ học để đối phó,để lấy được tấm bằng để rồi sau khi bước ra khỏi giảng đường lại chẳng biết gì cả thì đó có gọi là người có học vấn?chưa kể đến trường hợp bằng giả,bằng thật lẫn lộn.k ai đánh giá 1cái áo chỉ đơn giản nhìn vào cái nhãn,mác bên ngoài mà phải cảm nhận chất lượng thật sự của nó.
Trượt ĐH ko fải là dấu chấm hết, đó chỉ là thất bại nho nhỏ, phải pik chấp nhận và vươn lên…:)
“Tôi luôn tin rằng, có những người không cầm bằng này cấp nọ nhưng họ vẫn thành công, nhưng sẽ không bao giờ có những người không học mà có thể thành công được. Những người họ không có bằng cấp thì để thành công họ phải học ở trường đời. Học ở đâu cũng là học cả, nhưng học ở trường đại học thì học phí sẽ rẻ hơn trường đời rất nhiều. Nhưng rốt cuộc, vẫn phải học.” – Em thích nhất đoạn này:D
Đại học không phải là con đường duy nhất nhưng nó là con đường tốt nhất.
Thực sự, trượt đại học không phải là ngày tận thế, đa số những người có nhận thức đều hiểu được điều này. Tuy nhiên hiểu là chưa đủ, hầu hết mọi người luôn khó chấp nhận sự thật ấy, dù có thấu hiểu đến mấy. Còn vô khối nhân tố ảnh hưởng bên ngoài, từ gia đình, bạn bè đến xã hội cũng như các mối quan hệ, việc vươn lên sau thất bại thật sự khó khăn với những ai thiếu bản lĩnh. Tất nhiên, thay đổi suy nghĩ về việc đỗ – trượt đại học không thể một sớm một chiều, nhưng hi vọng sẽ thành công. Bản thân mình tuy hiểu nhưng cũng thật khó chấp nhận nếu mình rơi vào hoàn cảnh như thế
Toi khong nghi dai hoc la con duong tot nhat dau…biet chiu trach nhiem voi ban than, luon san sang hoc hoi la dieu giup minh thanh cong.
Thanks bài phân tích rất chi tiết, Đại học đôi khi tốn nhiều thời gian hơn để vào đời.
Xin kính chào Diễn giả Trần Đăng Khoa !
Đọc bài viết của anh về “Đại học không phải là tất cả thành công”, tôi càng cảm phục và thấy cách nhìn nhận ngày xưa đã lỗi thời. Học đại học là môi trường tốt để rèn luyện và phát triển, nhưng kiến thức và kinh nghiệm thì chỉ mới là lý thuyết và ít ỏi. Khi ra trường đời mới thấy đầy biến đổi mà phải học rất nhiều mới có thể làm việc được. Tôi thấy học trong trường thì học rất nhiều môn, lĩnh vực nhưng rất thiếu thực tế và chưa đáp ứng yêu cầu cho đầu ra, mặt khác môn học nào cũng đều quan trọng. Trong thực tế có những người từ thực tiễn , chưa qua đại học mà rất thành đạt. họ học trong trường đời như anh nói. Đúng rất vất vả, nhưng khi phải trả giá thì những bước đi của họ quả là chắc chắn… Thôi vài suy nghĩ mạo muội muốn chia sẻ cùng anh.
TB Xin kính chúc anh sức khỏe và mong anh cho công chúng được mở tầm nhìn và nhận thức về cuộc sống nhiều hơn nữa qua các bài viết, sách vở vv…
Một lần nữa xin chân thành cám ơn anh.
Bye !
Em cũng đồng tình với anh, em nghĩ rằng có rớt ĐH cũng không nên ưu phiền làm gì, hãy nghĩ đó sẽ là cơ hội mới cho mình thì sao? Như em được biết, mọi người đều nói cho qua đó là “hãy nhìn xem Bill Gate, ông đó có học DH gì đâu mà vẫn giàu có”. Đúng thật là Bill Gate đã bỏ trường DH Havard để chuyển qua kinh doanh, nhưng sao mọi người không nghĩ đến để có thể vào được trường Havard đó là 1 vấn đề, mà quyết định bỏ trường cũng là một vấn đề. Hoặc là câu mọi người thường nói nhất “học DH xong về cũng treo bằng 1 chỗ thôi.”… Nên mình nghĩ mọi người đừng lấy lý do đó ra để so sánh, đừng lấy lý do gì biện hộ. Mình không có thực lực( hay là ko may mắn) vào được DH thì mình còn nhiều con đường phía trước mà, không nên suy nghĩ nhiều làm gì, đằng lòng mình rớt DH người thân sẽ buồn, mặc cảm với gia đình, bạn bè…nhưng ta hãy lấy thời gian đó mà suy nghĩ mình sẽ làm gì tiếp theo. Hiện nay, khi đi làm bằng cấp cũng quan trọng thật đó, nhưng bây giờ “mua bằng” đầy rẫy trên mạng, quan trọng là bạn vào được công ty đó, khả năng làm việc của bạn như thế nào mà thôi. Chúc các bạn gặp thấy nhiều cơ hội tương lai.
Cám ơn anh Khoa đã chia sẻ cho chúng em những lời khuyên thật bổ ích…đọc bài viết này, em cảm thấy tự tin hơn khi bước vào kì thi ĐH năm tiếp theo 2013!
Chào Anh Khoa, chào độc giả. Em hiện đang sắp trở thành học sinh lớp 12 (học sinh cuối cấp của 1 trường THPT). Cũng như 1 số bạn, cá nhân em hiểu rằng đại học không phải là con đường duy nhất tới thành công, mà nó chỉ là con đường ngắn nhất. Việc đỗ đại học so với 1 số bạn ngay cả em là rất quan trọng. Thực tế gia đình, nhà trường, xã hội thường nhìn nhận 1 con người giỏi thông qua những tấm bằng( bằng đại học). Em thực sự rất hiểu và thông cảm với những bạn, anh chị đã từng thi trượt đại học. Họ sống dưới cái nhìn khắt khe của người đời, càng khó khăn hơn khi một số là học sinh trường chuyên lớp chọn mà lại trượt đại học. Đơn giản vì mọi người chưa thực sự hiểu ” Đại học không phải là con đường duy nhất tới thành công”. Mong rằng xa hội, con người, mỗi gia đình rồi sẽ dần dần hiểu ra vấn đề. Tất nhiên thi đai học, vẫn nên cần cố gắng hết sức có thể để ta không cảm thấy hối tiếc cho những gì mình đã làm ” Thất bại là khi bạn bỏ cuộc “
Cháu nghĩ rằng việc thi đỗ vào đại học và việc có được tấm bằng đại học không phải là tất cả, bởi vì khi học xong đại học nhiều người vẫn không xin được việc làm hợp lý và phải đi làm công nhân như những lao động phổ thông. Hơn nữa môi trường đại học hầu như hướng cho chúng ta cách tư duy còn thực hành thì rất ít, khi tốt nghiệp đại học đi làm ở một cơ quan nào đó cho dù là đúng chuyên môn chúng ta đều được đào tạo lại. Và trong khi học ở đại học chúng ta vẫn học hỏi nhiều ở bên ngoài cuộc sống. vì vậy các bạn nào chưa đỗ đại học cũng đừng buồn và quá thất vọng, các bạn hãy lấy đó làm động lực để phấn đấu tiếp và tìm cho mình hướng đi phù hợp hơn.
Không phải ĐH là con đường duy nhất để mở cánh cửa thành công của cuộc đời! Tôi từng thấy những bác nông dân làm gì có được biết ĐH là gì mà bằng lao động chân tay miệt mài sáng tạo vẫn làm ra bao nhiêu là cảu cải vật chất đấy sao! tôi nhớ ko nhầm là có 1 anh đào ruộng mà nuôi cá giống mà thành đại gia đất Đồng Bằng.
Bạn Trần Đăng Khoa ơi, những cuốn sách của bạn đặc biệt là cuốn Tôi tài giỏi bạn rấ rất hay. Nó thay đôi tư duy con người theo hướng tích cực, vừa qua tôi có dạy 2 lớp HS cá biệt có 1 lớp đang là điểm nóng của trường vì suy nghĩ của các em lệch lạc nhiều, kể cả HSG. Sau khi đọc cuốn ebook của bạn tôi có chắt lọc và áp dụng vào giảng dạy thấy có hiệu quả rõ rệt. Còn vấn đề thi vào ĐH tôi đồng tình với quan điểm của bạn, nhiều cử nhân ĐH vẫn thất nghiệp, nhiều người chẳng học ĐH chỉ hết cấp THPT như ông Đoàn Nguyên Đức mới chỉ hết THPT nhưng vẫn là 1 doanh nhân thành đạt, Edison vua phát minh cũng chỉ học hết tiểu học, theo tôi thì 1 người thành công quan trọng nhất là phải có Ý chí, niềm tin và lý tưởng sống tốt đẹp. Tôi có nói với học sinh 1 câu “Chữ tâm đi với chữ tài thêm tầm nhìn rộng đó người thành công”, làm gì cũng cần phải đặt cái tâm của mình lên trước và tôi thấy bạn là 1 người có tâm chúc công ty của bạn thành công và giúp cho những thanh niên Việt Nam định hướng đúng và thành đạt
Xin được chia sẻ với mọi người:
Tôi đã từng thi trượt Đại học Cảm giác lúc đó thật là buồn.Nhưng rồi sau đó tôi cũng di học cao đẳng còn bay giờ thi tôi đang học liên thông.Thực sự tôi cảm thấy đi học đại học vừa xa nhà vừa tốn kếm tiền của gia đinh học 1 số môn học chán ngắt làm lãng phí thời gian.Nhưng mà nếu không di học đại học thì biết lam gì đẻ vươn tới thành công bay giờ hả các bạn.Tôi khuyên các bạn có điều kiện thì cứ đi học đại học đi không cao đẳng cũng được lấy chút kinh nghiệm vào đời nhưng nếu thi không đõ thi đừng có buồn quá nhé. Chúc mọi người luôn vui vẻ
Đại học không phải là con đường duy nhất để làm giàu
Đại đa số chúng ta nghĩ rằng, cứ vào đại học là khi ra trường có một công việc như ý và để kiếm tiền.
Tôi cách đây 14 năm cũng như thế, ngay ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, tôi cũng mơ ước vào các trường đại học, cả bố mẹ và người thân cũng vậy.
Tuy nhiên, sau khi ra trường, 9 năm trải nghiệm, 3 năm làm cho công ty nhà nước, 4 năm là Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh, 2 năm trở lại đây đi làm “tự do” không dùng gì tới tấm bằng đại học GTVT.
Vậy đó, tất cả những người giàu có nhất trên thế giới này đề không học xong đại học: Bill Gates, Steve Job, Đoàn Nguyên Đức, Trần Văn Cường…
Tôi không phản bác là không học đại học. Mà chúng ta cần có định hướng ngay từ khi ngồi trên ghế trường PTTH. Xem khả năng của mình như nào, mình mạnh về lĩnh vực gì để lựa chọn nghề cho phù hợp. Đừng quá tự áp lực cho mình là phải đỗ ĐH. Nếu sau đó thi mà trượt thì lại mất niềm tin. Bên ngoài còn nhiều cơ hội, công việc khác rất phù hợp với chúng ta.
Vậy, ngày hôm nay, các kỳ thi đại học đã qua. Hỡi những bạn chưa có tấm vé vào cổng trường ĐH thì các bạn vẫn còn cơ hội rất lớn để lập nghiệp. Hãy tìm những người thành công xung quanh các bạn để họ chia sẻ “Bí quyết thành công” với bạn. Cách học nhanh nhất là học từ người thành công.
Hãy nhớ: “Chỗ bạn đang đứng không quan trọng bằng hướng mà bạn đang đi”.
em thấy ý kiến của anh rất đúng . nhưng em là con nhà quê , khi lên đại học em mới được tiếp xúc với nhiều bài học và từ đó em tự tin hơn khi bước vào trường đời . em thấy nếu bước luôn chân vào trường đời thì thật không dễ để không bị gục ngã trong xã hội bây giờ , nên em thấy thi vào đại học vẫn là một cơ hội tốt nhất để phát triển bản thân .
Rất đồng tình với Trần Đăng Khoa đã chia xẻ nội dung này. Tôi nghĩ, ngọc không mài không sáng, người không học có lẽ cũng như viên ngọc không mài. Tuy nhiên, Kiến thức ta học được hôm nay, nó đã xảy ra từ hôm qua trở về trước. Còn kiến thức từ hôm nay và tương lai Không ai dạy ta cả. Người được học những kinh nghiệm quá khứ để lại sẽ có điều kiện thuận lợi bước tiếp những chặng đường trong tương lai hơn vì ít vấp ngã. Tôi xin kể câu chuyện ngụ ngôn sau để chia xẻ cùng bạn đọc. Chuyện như sau: Có một nhà thiên văn rất giỏi, ông thường hay ngửa mặt nhìn các vì sao, tự cho mình là thông mình. Một hôm, vì mải theo dõi cac tinh tú quá, ông trượt chân xa xuông cái hố sâu không lên được. Trong khi đang kêu cứu tuyệt vong, có một ông nông dân đi qua, thấy vậy liền thò cán cuốc xuống kéo nhà thiên văn nọ lên và nói – : Tại ông cứ mải nhìn lên mà không để ý dưới chân thôi” Qua đây tôi thấy : Những bài học không ở đâu xa mà chính bắt đầu từ những bước chân, tầm nhìn, học hỏi và sáng tạo vận dụng trong cuộc sống. Tôi nhất trí hoàn toàn với nội dung Trần Đăng Khoa đưa ra. Tóm lại, mấy dòng tâm sự này chỉ với mục đích làm sáng tỏ thêm cùng lớp trẻ những gì tác giả đưa ra thội. Rất vui và Cảm ơn Trần Đăng Khoa nhé.
Theo ý kiến cá nhân tôi, có một tấm bằng Đại học đang được xem là chìa khoá đầu tiên của một người trưởng thành dẫn đến thành công của hầu hết mọi người trẻ Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Nhưng vì đâu lại có tư duy như vậy suốt hàng thế kỷ mà thực tế lại chỉ ra rằng: thành công trong cuộc sống và sự nghiệp không được đo bằng bằng cấp hay trình độ học vấn cao?
Thứ nhất: Ý thức hệ đã ăn sâu và bám rễ trong tiềm thức của hầu hết mọi người. Đặc biệt là ở việt nam, kinh tế thị trường mới xuất hiện chưa đến 30 năm, lúc đó cả đất nước dường như mưu sinh, thành công nhờ vào thể chế nhà nước. Đó là thế hệ của ông bà cha mẹ chúng ta, cha mẹ chúng ta có một cuộc sống ổn định và ít gặp những rủi ro nhất trong cuộc sống và truyền lại cho con cái tư tưởng phải học giỏi, phải đỗ đạt để có một tương lai đảm bảo (đảm bảo = thành công).
Thứ 2: Chúng ta bị vô tình cài đặt một chương trình tư duy lúc còn nhỏ từ người lớn và thầy cô rằng thành công là như ông nọ, bà kia, anh nọ, cô kia và hầu hết tấm gương đưa ra đều là những người thành đạt từ con đường học vấn, con đường quan trường mà ít khi người lớn bảo chúng ta phải như doanh nhân nọ, doanh nhân kia… bởi vì người lớn xem những người có nhiều tiền, cuộc sống thoải mái kiểu kinh doanh độc lập, bán hàng… là không trong sạch và đầy rủi ro. Và 5 yếu tố cài đặt chương trình tư duy cho những đứa trẻ đó là: Đời sống tinh thần + Môi trường + Hoàn cảnh + Các mối quan hệ + Kinh nghiệm cá nhân. Dưới tuổi 15, những tư duy đó sẽ ăn sâu vào tiềm thức và bắt đầu khó thay đổi nếu ko được tác động bằng những phương pháp khoa học.
Thứ 3: Chúng ta không được tiếp cận với kỹ năng sống, kỹ năng mềm, kỹ năng thành công ở lứa tuổi từ 15-18 tuổi. Ở lứa tuổi này con người bắt đầu nhận thức về tương lai, có những dự định, ước mơ của riêng mình nhưng rất yếu ớt và dễ bị phá vỡ khi bị tác động từ bên ngoài hay những nhận định chủ quan của bản thân. Sự thiếu chủ động trong mọi việc, bị tư tưởng giáo dục bám rễ từ bé là phải có tấm bằng đại học, thế này, thế nọ mới có cơ hội thành công sau này. Lựa chọn ăn chắc là lựa chọn đi theo lối mòn của anh chị đi trước, sự khuyên dạy của ba mẹ, thầy cô.
Thứ 4: Cũng là lý do quan trọng nhất, đó là dưới tuổi 18, tuổi đời chúng ta quá ít, đồng nghĩa với việc chúng ta có quá ít từng trải cuộc sống và trải nghiệm thực tế. Chúng ta chưa hề bị vấp ngã, chưa hề bị thất bại, mất mát gì nhiều. Chúng ta chưa cắt nghĩa được thành công là gì, giá trị to lớn của thất bại ra sao… cho nên thay vì nhìn tổng thể bức trang cuộc đời thì ta lại nhìn nét vẽ đầu tiên của bức tranh mà người lớn tự tay vẽ cho.
Còn bàn về việc liệu tấm bằng đại học có phải là con đường duy nhất để thành công trong cuộc sống? Thì câu trả lời là chắc chắn không. Dựa vào đâu để khẳng định như vậy, thì tôi xin đơn cử cả ngàn trường hợp đã chứng minh điều đúng đắn đó thông qua những điều họ đã đạt được trong cuộc sống mà ko hề có hình bóng của học vị, bằng cấp hay điều gì đó tương tự, không chỉ trong sách mà nó diễn ra rất nhiều xung quanh chỗ tôi đang sống. Và một sự thật là những người thành công như thế lại chiếm số nhiều so với những người được đào tạo bàn bản. Không phải họ là người vô học, chẳng qua xã hội chưa công nhận và gọi tên cái học vị họ học là gì mà thôi. Cho nên, cánh cửa giảng đường không phải là cánh cửa dẫn đến thành công, nó chỉ là một trong những cánh cửa cho những cơ hội thành công mà thôi.
Chào anh Trần Đăng Khoa, em muốn gửi một số ý kiến của mình về những cuốn sách ở đây . Em thấy những cuốn sách của anh rất tốt , nhưng em cũng không thật sự thích lắm vì cách hành văn , chữ nghĩa quả thật rất “đời sống ” . Em biết mọi người trong công ty đều muốn đưa những từ ngữ theo ” lối Việt ” nhất để người đọc có thể hiểu. Nhưng anh có thể xem xét lại , nếu em là người đầu tiên thì ắc hẳn sẽ có người khác cùng suy nghĩ này…
Đối với kì thi ĐH thì cuộc thi chỉ là trò chơi , người nắm vững quy luật của trò chơi thì sẽ là người chiến thắng được 50-65%. Để thành công hay giàu có không phải cứ đậu ĐH là được mà chủ yếu ở phần ta nhận thức thế nào về thành công và giàu có. ĐH chỉ là một trong vô số những con đường đến cửa vinh quang….
theo em, đại học là con đường an toàn nhất vào trường đời nhưng đó không phải là nơi tốt nhất nếu ta không nắm được ý nghĩa và vai trò của nó. Vào đại học một cách nghiêm túc, có khát khao thì con đường đến thành công ngắn hơn còn vào đại học với tư tưởng dễ tìm việc làm thì ko sẽ không bao giờ thành công thật sự. Trái lại, với những bạn gia đình khó khăn, không có nhiều lựa chọn, không đủ tự tin bước vào cuộc sống mà không có tấm bằng đại học thì vẫn sẽ phải chọn cách vào đại học. Đó là về học sinh, sinh viên, còn về phía những nhà tuyển dụng lại là vấn đề khác…
Tôi đã đọc bài viết của anh. Giá như gần 1 triệu thí sinh và cũng gần như thế phụ huynh có con em thi rớt đại học (chỉ tính riêng năm học này) được đọc bài viết thì chắc chắn họ sẽ được an ủi rất nhiều. Khát vọng vươn tới đỉnh cao thì ai cũng có nhưng cơ hội thì không phải ai cũng có. Tuy vậy, sức ép của gia đình, bạn bè và bản thân cũng còn rất nặng anh ạ. Chỉ có phụ huynh hiểu và an ủi con em mình như cách nhìn của anh là đường đi ngắn nhất và hiệu quả nhất.
Đại học không phải là con đường duy nhất. Có những người hoc xong đại học cũng đâu xin được viêc làm đâu. Cảm ơn diễn giả vì bài viết hữu ích
Chào anh Khoa, trước tiên em xin trân thành cảm ơn vì các anh đã chia sẻ với em đường link này. Cách nhìn nhận của anh về “Đại học không phải là tất cả thành công” rất thực tế và ý nghĩa, giúp cho các sĩ tử và phụ huynh bớt đi gánh nặng “Đại Học” phần nào. Nếu như đại đa số người dân chúng ta đều có thể suy nghĩ tiến bộ thì xã hội sẽ giảm bớt được nhiều tồn tại… Nhưng em vẫn còn một vấn đề chưa thông suốt là: lượng sĩ tử không đỗ được đại học, họ sẽ làm gì? học gì? và định hướng cho họ như thế nào…? Học cao đẳng, trung cấp, hay các trường đại học kém chất lượng…? Lần nữa cảm ơn anh rất nhiều!
Việc định hướng như thế nào thì đều hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi sĩ tử. Lẽ ra các bộ ngành liên quan phải có trách nhiệm kết hợp với các trường trong việc giúp sĩ tử định hướng này. Nhưng trong tình hình hiện nay, mỗi người sẽ phải tự cố gắng tìm con đường riêng cho mình. Không có một công thức chung.
Tôi ước gì đã không học ĐH để “học đại” một cái gì đó mà mình ko thích. Biết đâu ko học ĐH tôi có thể thực hiện ước mơ của mình sớm hơn.
Các bài viết của anh Khoa rất bổ ích, tôi học hỏi được rất nhiều. Đối với tôi đó là món ăn tinh thần hàng ngày không thể thiếu được. Điều mong ước lớn nhất của tôi là các con tôi sẽ tìm ra cho mình hướng đi đúng đắn. Cảm ơn anh Khoa rất nhiều.
Như anh đã trả lời, ở đâu, hay làm gì là, thì sự học khi nào cũng cần, học trong nhà trường, học bạn bè, học tất cả mọi người xung quanh, học với người nổi tiếng…Tất cả những vấn đề đó là do bản thân mình có nỗ lực và cô gắng hay không mà thôi. Nếu các bạn sinh viên được đào tạo đấy đủ về Kỹ Năng cứng, KNM thì khi bước ra khỏi cánh cổng trường DDH các bạn ý sẽ tự tin rất nhiều. Có tấm bằng ĐH trong tay cộng thêm những KN đã học được hẳn nhà tuyển dụng cũng không phải khó khăn khi tuyển 1 ai đó vào làm việc tại 1 vị trí nào đó trong công ty của họ. Suy nghĩ của người Việt Nam đã hằn sâu vào não, được vào ĐH là niềm vui chung của cả họ hàng, gia đình, việc thi trượt ĐH sẽ là một cái gì đó rất lớn làm thay đổi suy nghĩ của họ về cuộc sống… Áp lực…Mặc dù ngoài Trường ĐH ra, thì còn nhiều các trường khác, các trung tâm khác cho các bạn ý lựa chọn, học theo khả năng của mình…
Theo quan điểm của tôi để thành công trong cuộc sống không nhất thiết ta phải học đại học. Tôi không phũ nhận lợi ích của học đại học, đặt ra mục tiêu thi vào một trường nào đó cũng là tốt, vì nó làm ta theo nghị lực phấn đấu hơn. Nếu không đậu vào trường mình muốn thì lại cho là thất bại thì tôi không nghĩ thế. Cánh cửa đại học không phải là cánh cửa duy nhất để chúng ta bước đến thành công, chúng ta sẽ là người thành công khi chúng ta làm được việc mình đam mê, làm những việc có ích cho xã hội, lúc đó niềm vui về sự thành công không phải của riêng bản thân mình mà nó là niềm vui của toàn xã hội.
Để có bằng Đại học bạn có thể học liên thông (học lên cao) từ các bậc thấp hơn như Trung cấp Cao đẳng. Hiện nay, hầu hết các trường đại học uy tín đều có chương trình liên thông đó. Quan trọng bạn có đủ lòng kiên trì để học hay không thôi.
Bằng ĐH là điều kiện Cần cho một số vị trí trong công ty nhưng để Đủ làm việc thành công thì bạn phải có kỹ năng và làm việc có hiệu quả cái mà trường ĐH không dạy. Như A.Khoa có đề cập đến “những người có trình độ đại học muốn thành công thật ra vẫn phải rèn luyện rất nhiều kỹ năng khác chứ không chỉ dựa vào tấm bằng đại học của mình.”
Theo mình với các bạn đã cố gắng trong kỳ thi ĐH nếu kết quả tốt và đậu vào ĐH hãy cố gắng học để đạt được kết quả tốt ở đầu ra.
Và nếu kết quả không như mong đợi thì cũng đừng buồn. các bạn có thể thi lại và các bạn có thể bắt đầu bằng việc học từ Cao đẳng hoặc Trung cấp, rồi học liên thông lên ĐH. Cái hay là trong quá trình học bạn có thể điều chỉnh ngành học của bạn phù hợp theo năng lực và mong muốn của bạn.
Thực tế, nhiều bạn SV học ĐH (kể cả các trường top trên) học được 2- 3 năm bắt đầu thấy chán nản vì nhận ra ngành học mình đang học không phù hợp hoặc ngành học khác phù hợp với mình hơn.
Chúc các bạn vừa thi ĐH đạt kết quả cao và lựa chọn cho mình con đường tối ưu nhất.
Xin chào:diễn giả Trần đăng Khoa. Nhận được mai của anh tôi rất vui, song lại hơi e ngại. Bởi lẽ tôi đã có tuổi rồi, mọi tham vọng đều đã để lại phía sau cùng biết bao trải nghiệm vui buồn. Cũng như anh và bao nhiêu người khác tôi hiểu và luôn chân trọng sự học ở cõi sống con người. Sự học đồng nghĩa với sự hoàn thiện và do vậy nó không có điểm cuối khi mà người ta còn là chủ nhân ông trong vũ trụ này. Tuy nhiên cái sự học ngày nay đã phần nào bị xem thường hoặc biến thái ngay từ những người quản lý họ coi kiến thức là phương tiện tiến thân và họ đã coi thường khinh rẻ những người không có điều kiện để học…Cái sự học mà không được nhìn nhận đúng rất có thể chỉ là những viên đạn boc đường làm băng hoại dần xã hội loài người.
Ngày xưa Tần thủy Hoàng đốt sách chôn học trò có lẽ cũng vì lẽ đó.
Thành thật xin lỗi anh nếu thư này làm anh bực bội.Chúc anh khỏe và luôn thành công trong sự nghiệp của mình
Tôi cũng đã từng hoc 2 lần đại học nhưng tôi cảm thấy công việc hiện giơ ngần như không cần phải học ĐH thật phí TG
Có thể trong tương lai Bộ giáo dục cần phải tăng cường đổi mới toàn diện phương pháp tuyển sinh và học Đại học. Có như thế mới tạo nên một thế hệ trẻ phát huy những tiềm năng của mình để phát triển đất nước.
Trước hết phải khẳng định đỗ vào đại học là một thành công lớn của quá trình rèn luyện ở những năm học phổ thông, ngưỡng cửa mở ra con đường sự nghiệp của một đời người! Thời điểm này học cái gì là rất quan trọng vì ở độ tuổi thanh niên có nhiều lợi thế: cơ hội, sức khỏe, trí tuệ, thời gian, …Đặc biệt đối với những người có khả năng phát triển trí tuệ cao và sâu hơn nữa trong một số ngành khoa học nghiên cứu thì rất cần thiết, khó đốt cháy giai đoạn. Tuy nhiên, không đỗ vào đại học ngay năm đầu vì có nhiều lý do thì ta lại thi tiếp năm sau. Năm sau không đỗ ngoại trừ lý do khách quan thì ta phải xem lại hướng đi của mình. Tất nhiên làm gì để thành công cũng phải học, chỉ có điều học bằng các cách khác nhau mà không hẳn là ở trường Đại học! Rất vui được chia sẻ ý kiến với các bạn!
Tôi đã đọc bài của bạn.
Tôi đồng ý với nhiều điều bạn trả lời phỏng vấn. Chỉ có một điểm cần đính chính về nhận định số lượng thí sinh đăng ký dự thi “Có thể đây là một dấu hiệu về việc dịch chuyển hướng lựa chọn con đường tương lai của giới trẻ”. Bạn đang có một lầm lẫn. Tôi nói vậy vì bạn thiếu một thông tin quan trọng là số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay giảm 6% so với năm ngoái mới là lý do chính của việc giảm số lượng hồ sơ đăng ký dự thi. Thêm vào đó năm nay tỷ lệ thí sinh đến dự thi so với hồ sơ đăng ký cao hơn.
Tôi là một người hâm mộ bạn, nhất là khi thấy bạn viết cuốn sách Tôi tài giỏi, bạn cũng thế cùng với Adam Khuou. Thêm nữa, người ta đã bàn nhiều về các gia đình cho con theo học lớp kỹ năng sống do bạn và công ty của bạn tổ chức. Nhiều người khen trên báo chí, tôi cũng có một bài đăng trên hội thảo khoa học với tiêu đề “48 giờ và 12 năm +” để ca ngợi bạn. Tuy nhiên, nếu bạn có đọc thư này, hãy cho tôi gửi niềm n=tin vào bạn ở chỗ các bạn nên có một nghiên cứu xem sau khi học xong lớp kỹ năng sống của bạn tổ chức BAO NHIÊU EM THAY ĐỔI THỰC SỰ. Cần một công ty nghien cứu độc lập chuyện này. Nó có ích cho Cty của bạn và của nhiều gia đình có con theo học các khóa học do bạn tổ chức.
Tôi nói với bạn điều trên vì tôi cần thú thật với bạn rằng tôi đã không tài nào đọc hết được cuốn sách của bạn và Adam Khou. Có thể tôi là một người đã quá già để thay đổi?
Chúc bạn luôn thành công.
Hy vọng được bạn chia sẻ.
Nguyễn Kim Hồng
Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
Cảm ơn sự chia sẻ của chị. Có thêm những con số thống kê để có cái nhìn bao quát hơn lúc nào cũng tốt cả 🙂
Về chất lượng của khóa học thì TGM đã và đang tiếp tục xây dựng một chương trình tiếp sức dài hơi sau khóa học để rèn luyện cho các em nhiều hơn. Giống như khi chúng ta mua một cái xe vậy, chúng ta rất quan tâm đến dịch vụ hậu mãi (chăm sóc xe thế nào, nếu hư có phụ tùng thay không,…). TGM cũng đã và đang thực hiện điều đó. Chính vì thế, chúng tôi không còn gọi là khóa học Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! nữa mà chúng tôi gọi là Hành trình Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! để nhấn mạnh việc rèn luyện luôn là một quá trình.
Chắc chắn bài viết trên sẽ là một thông điệp rất tốt cho các bạn trẻ mạnh dạn chọn cho mình con đường phù hợp để vươn tới thành công mà không cần phải qua đại học. Trong bài viết có nhắc đến khóa học “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế”, bạn có bao giờ nghĩ đến việc sẽ mở lớp học này ở những nơi có trình độ dân trí thấp (vùng nông thôn) chẳng hạn?
Ngay trong lúc tôi viết những dòng này thì TGM đang có một khóa học làm từ thiện ở Vĩnh Phúc cho trẻ em nghèo.
Kính chào diễn giả!
Đọc xong những chia sẻ của diễn giả về vấn đề này em chợt nghĩ nếu thực sự thực sự tất cả mọi người đều có thể suy nghĩ như vậy thì chắc chắn sẽ không có những trường hợp chỉ vì 2 từ đại học rất oách kia mà bỏ quên sở thích và ước muốn của mình. Học một đại học với ngành nghề mình không mấy đam mê hay học một cao đẳng theo sở trường và sở thích của mình?
Bất kì cũng nên học cái gì mà mình đam mê và cũng mang lại cho mình không chỉ tiền bạc, thành công và hạnh phúc 🙂
Gửi một câu chuyện cho mọi người, nhất là với các bạn sinh viên.
“Ngày xưa có một người cha rất thất vọng về con trai của mình vì em đó không có chút tính đàn ông nào cả, mặc dầu em đã 16 tuổi. Người cha đến gặp một sư phụ dạy Thiền và yêu cầu vị sư phụ giúp con trai của ông ta trở thành một người đàn ông thật sự.
Ông sư phụ nói “Tôi có thể giúp ông; tuy nhiên, ông cần phải để con ông lại đây trong 3 tháng. Trong 3 tháng này, ông không được gặp con ông. Tôi bảo đảm ông sẽ vừa lòng trong 3 tháng”.
Như đã hứa, người cha không đến thăm cho đến hết 3 tháng. Ông sư phụ dựng nên một cuộc thi đấu võ để cho người cha xem kết quả.
Khi cuộc thi đấu bắt đầu, người cha thấy rằng đối thủ kia là một huấn luyện viên võ thuật.
Người huấn luyện viên này chuẩn bị chu đáo cho cuộc đấu và phải thắng trước khi ông ta tấn công. Về mặt người con trai kia, cậu ta té xuống sàn khi bị tấn công mà không chống cự được gì cả. Tuy nhiên, cậu con trai không bao giờ đầu hàng và đứng lên ngay sau khi bị té ngã. Cuộc đấu cứ như vậy trong hơn 20 lần. Người cha rất mắc cỡ và cảm thấy đau đớn nhưng không nói lên lời nào cả.
Cậu con trai bị thua đau đớn trong trận đấu. Ông sư phụ hỏi người cha “Ông có thấy con trai của ông là người đàn ông thật sự chưa?”
“Tôi cảm thấy rất xấu hổ về nó! Sau ba tháng tập dượt, có kết quả gì đâu? Nó yếu và té xuống sàn khi bị tấn công. Tôi không nghĩ có là đàn ông thật gì cả”. Người cha rất thất vọng.
Ông sư phụ nói: “Tôi rất tiếc là ông chỉ chú trọng về hình thức của sự thất bại và thành công. Ông không thấy rằng con trai ông đủ can đảm và tinh thần cao mới đứng lên được mỗi lần bị té? Thành công là ở chỗ đứng lên lại nhiều hơn là bị té, mà đó chính là một người đàn ông thật sự phải có”.
Người cha được giác ngộ và cám ơn ông sư phụ rối rít, và rồi ông ta đưa con về nhà.”
Giác ngộ từ câu chuyện:
Chúng ta không chỉ chú trọng đến kết quả trước mắt khi chúng ta làm điều gì. Những kinh nghiệm học được và những nổ lực cho công việc quan trọng nhất. Nếu cuộc đời con người luôn luôn song suốt, bằng phẳng, thì con người không thể thưởng thức được sự vinh quang của thành công cuối cùng sau nhiều lần bị thất bại mà vẫn không bỏ cuộc. Ðức độ quan trọng nhất là học được kinh nghiệm và kiên trì, can đảm đứng lên bước tới con đường mới để đạt đến thành công cuối cùng.
Mặc dù em chỉ mới vào THPT nhưng sau khi đọc bài viết của anh, em rất thích bài viết này và em cũng rất thích câu nói “sẽ không bao giờ có những người không học mà có thể thành công được” của anh. Em cảm ơn anh rất nhiều, em mong được xem thêm nhiều bài viết về anh để em có thể học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống.
Vang.em nghi chia se cua anh rat dung, tuy rang hien nay rat nhieu ban tre dang khong he quan tam den dieu nay va hoc ngay hoc dem, quen an quen ngu…vi ho nghi “vao dai hoc la con duong duy nhat dan toi thanh cong”…theo em nghi, “hoc” theo dung nghia la su toi luyen tri oc, su suy nghi, phan tich va trai nghiem cang nhieu thi bo nao se hoat dong cang tot hon va khi do nguoi ta goi la khon hon. Vay thi hoc phai hoc o dau, hoc nhu the nao? Voi cau hoi hoc o dau, theo em”truong hoc” co nhieu loai va de thanh cong thi viec hoc khong chi dung lai o 1 “truong”: th gia dinh, th duong pho, th truong lop, th ban be….neu mot ai do m chi doc thuoc hay thuoc vao loai xuat sac mot hay nhieu mon hoc nao do thi lieu sau nay ho se thanh cong? Thuc su thi chua biet duoc, ma co le con phu thuoc vao nhieu cai ma em se noi sau day.
Moi nam nuoc ta co xap xi 1trieu thi sinh di du thi dai hoc…nhung lieu co nhieu hon 5% trong so do co the thanh cong?
Su thanh cong cua mot ai do no phu thuoc vao nhieu thu…nhung tat ca deu co the do ho tao ra va van de la ho co dam chiu trach nhiem voi chinh minh hay khong? Trach nhiem o day la su nhin nhan nghiem tuc ve ban than ho, hoan thien ban than, nghi ve tuong lai… Du thi dai hoc hay khong thi con duong dan toi thanh cong cua moi nguoi deu do su co gang, can co 1khat vong, 1long quyet tam san sag vuot qua moi gian nan san sang hoc hoi moi thu de tien toi muc tieu va…1niem tin manh me vao ban than minh. Va noi tom lai: So menh do minh tu tao ra, con duong dan toi thanh cong cung vay…va vao dai hoc chi la “be phong”. Tat ca van menh nam trong ban tay cua chinh minh. Hay biet chiu trach nhiem voi ban than va dung qua buon neu ban khong do dai hoc!
Tat ca nhung dieu tren chi la nhung suy nghi cua em, neu co gi chua dung hoac thieu thi mong anh Khoa va cac ban chi bao them.
Ps: hay song va chiu trach nhiem ve minh nhu trong loi bai hat”bay that xa”^^!
Em xin cam on anh Khoa da chia se nhung thong tin nay. Cam on anh va chuc anh cung Tmg se hoan thanh su menh cua minh^^
Tuy nhiên, một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh rằng, việc được vào đại học không góp phần gì nhiều vào thành công cả, chỉ là tạo ra cho tân sinh viên một cơ hội rèn luyện tư duy và rèn luyện mình. Nhiều sinh viên vào đại học rồi theo không nổi lại đâm ra chán nản, bỏ học, vừa lãng phí tài sản gia đình, vừa lãng phí thời gian của bản thân.
Thành công muôn đời vẫn vậy không phải bắt đầu từ việc một người có vào đại học hay không mà bắt nguồn từ việc một người có chịu học hay không và học những gì.
“Tôi luôn tin rằng, có những người không cầm bằng này cấp nọ nhưng họ vẫn thành công, nhưng sẽ không bao giờ có những người không học mà có thể thành công được. Những người họ không có bằng cấp thì để thành công họ phải học ở trường đời. Học ở đâu cũng là học cả, nhưng học ở trường đại học thì học phí sẽ rẻ hơn trường đời rất nhiều. Nhưng rốt cuộc, vẫn phải học.”- e rất thích đoạn này 😀
Xem thêm: http://www.tgm.vn/dai-hoc-khong-phai-la-tat-ca-thanh-cong/#ixzz21XzbesRd
Em nghĩ được vào đại học là mơ ước của hầu hết các bạn học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường.Có những bạn chọn lựa đúng con đường mình đi và đầu tư thật tốt vào việc học, có những bạn chọn trường nhưng không nghĩ là mình có phù hợp không khi ra trường làm việc đó.Cho nên khi đậu vào ĐH rồi những bạn đó không chú tâm trao dồi, thu thập khiến thức. Kết quả khi ra trường thì đầu óc trống rỗng như vậy thì làm sao mà thành công được.
Em nghĩ học ĐH là con đường duy nhất để có thể thành công,e nói là có thể bởi vì cũng có những người hoc tốt ĐH nhưng không có cơ hội phát huy kiến thức của mình. Còn những người không có bằng này cấp nọ mà thành công thì có nhưng con số đó ít lắm nếu chưa nói là hiếm.
Nếu em nói “học là con đường duy nhất để thành công thật sự” thì anh đồng ý, còn “đại học” thì anh không chắc 🙂
Em cũng nhận thấy như thế. Đại học không phải là tất cả nhưng mà đó là niềm tự hào của bạn bè, gia đình của bao nhiêu người.Chỉ là một khi vào đó học lý thuyết thì nhiều thực hành thì ít với lại độ khó so với nhiều người là quá sức nên đâm ra chán nản như a nói trên nhưng thật chất là họ chưa học được cách tự tin vào bản thân.Em đã đọc cuốn “Làm Chủ Tư Duy Thay Đổi Vận Mệnh” do a dịch thật sự thay đổi trong em hoàn toàn và khóa học Tôi Tài Giỏi em cũng muốn học lắm nhưng lại k có cơ hội.Nhưng mà với những gì trong sách Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế và LCTDTDVM sẽ là khóa học tốt nhất cho em trong năm 12 này.Mục tiêu chính của em trong năm nay là được tuyển thẳng vào RMIT UNIVERSITY nhưng trước hết em sẽ lấy mục tiêu phụ là thủ khoa trường ĐH Ngoại Thương làm bàn đạp cũng như động lực cho mình dù là trước đây em có là 1 hs trung bình khá ! Em cảm ơn a rất nhiều sau này nếu có cơ hội chắc chắn em sẽ tìm a và chính miệng cảm ơn a chúc a luôn có 1 ngày tuyệt vời !
Người có giáo dục!
Tôi không phải là người có học thức uyên thâm gì cả, và cũng không phải là người tài giỏi. Thế nhưng, tôi ngẫm thấy đây là một đề tài thú vị, đồng thời nó cũng ảnh hưởng lớn tới vị thế của một quốc gia.
Nếu như giáo dục đúng cách – định hướng tốt ngay từ ghế nhà trường – thì nghiễm nhiên ta rút ngắn con đường đến thành công của mình đi rất nhiều, đồng thời có khả năng phát triển hết khả năng bản thân – do được làm việc mình ưa thích – yếu tố hàng đầu của thành công, góp phần xây dựng công cuộc đất nước.
Nếu ta BỊ định hướng sai, ta cảm thấy chán nản với cuộc sống hiện tại, phải làm những công việc mình không ưa thích, ta làm chỉ là để “chống cháy”, để qua mắt, và rồi chất lượng công việc chẳng đi về đâu,… Để thay đổi cuộc sống chán nản đó, ta lại phải dò dẫm và tìm ra con đường phù hợp với mình nhất, công việc mình yêu thích,… thì lúc đó mất quá nhiều thời gian để khám phá bản thân, rồi cần có quyết định, kiên định theo con đường đó,.., thế rồi áp lực của cuộc sống, gia đình, quan hệ và lúc đó tuổi của ta đã quá cao – nỗi sợ bị phê phán – mà không giám học lại tiếp,… và rồi đành chịu làm những việc buồn tẻ qua ngày vậy.
Phải chăng đây là vấn đề của giáo dục! Khi mà cứ nhồi, cứ nhét, ra sao thì ra, ra ngoài thì có “người khác” đào tạo lại – Doanh nghiệp, Nhà nước phải chịu. Kết quả là chẳng gì cả ngoài lợi ích rèn luyện tư duy – nếu ai nhận thức được điều đó – còn không thì cứ ngồi trên lớp, đi đủ buổi, ra khỏi trường có “người khác” lo rồi. Quả là lãng phí tiền của và thời gian!
Theo đó, “Người có giáo dục không nhất thiết phải nhồi nhét đầy các loại kiến thức, cơ bản và đặc biệt. Người có giáo dục – đó là người phát triển được khả năng trí tuệ của mình, người có thể tiếp thu tất cả những gì mình muốn, tất cả những gì mình thấy cần, và không xâm phạm quyền lợi của những người khác.” – Naponeon Hill.
Thân ái!
Tôi đã không học đại học ngày nào mà vẫn có thể làm việc như ngày hôm nay. Đó chưa hẳn là điều đáng tự hào, bởi lẽ tôi đã phải trải qua “trường đời” để có được kiến thức làm việc, đôi khi trong cuộc sống họ cần kinh nghiệm làm việc ở người nhân viên nhưng lại đòi hỏi bằng cấp ngay từ khi xin việc. Điều đó cho thấy, đại học là con đường ngắn để bắt đầu cuộc sống tự lập, rồi sau đó, những trải nghiệm, suy nghĩ,..sẽ đưa ta đến thành công. Cũng cần đó tấm bằng đại học, nhưng nó chưa phải là tất cả mà không có cũng không phải là dấu chấm hết. Chỉ có đường tắt hoặc đường vòng để đi đến thành công mà thôi. Nếu đã học thì học chuyên cần, nếu làm việc thì làm việc chăm chỉ, tôi tin ai cũng sẽ thành công cả – dù có bằng đại học hay không !
TRước tiên con cảm ơn vì nhận được link của chú qua mail^^… Đại học đúng là không phải là con đường duy nhất mà, nếu ai cũng nghĩ được như vậy thì sẽ không có người đi tự tử vì thi trượt đại học, do áp lực từ phía gia đình chăng? Sinh viên đại học ra trường chỉ với tấm bằng mà không có kiến thức thì cũng khó mà thành công được, quan trọng là mình có đủ kiến thức, đủ năng lực để làm việc, để thực hiện niềm đam mê của mình. ^^
tôi đồng ý với quan điểm của Khoa , bao nhiêu sĩ tử và các bậc phụ huynh chiu bao áp lực của kì thi đại học và niềm vui nỗi buồn cũng đến từ đó, bởi đa số người việt nam ta vẫn còn tin rằng chỉ có vao đại học mới mở được cánh cửa để đi đến thành công. Tôi đồng ý rằng học đại học là tốt nhưng không phải là con dường duy nhất để đến thành công. Tôi đưa ra một số tấm gương để các bạn trẻ suy gẫm: henry ford, edison, bill gate hay nguyễn khuyến và cả bầu Đức của Việt Nam . Con đường duy nhất để thành công là học để đi đến đích chứ không phải là vào đại học.
Được học ở một trường đạihọc danh tiếng và chất lượng là mơ ước và mục tiêu của rất nhiều người đấy chứ.Nhưng không đỗ cũng không sao đâu vì mình sẽ tự học và tự khám phá.
Theo quan điểm cá nhân Tôi. Nếu được vào đại học là một điều rất tuyệt vời, tuy nhiên, những Bạn không vào được đại học thì cũng chẳng có gì phải lo. Tôi chúc mừng cho các Bạn đang học những ngành mà mình yêu thích. Những bạn trẻ thân mến, cho dù các Bạn có được vào đại học hay không thì tôi vẫn khuyên các Bạn nên siêng năng học tập, học những điều cần thiết cho thành công trong tương lai. Học cách sống đem lại lợi ích cho xã hội. Tôi chúc cho những Bạn trẻ chúng ta tìm được kế hoạch tốt nhất trong tương lai. Hãy chú trọng đến vấn đề tài chính ngay từ bây giờ.
Trước kia tôi không có diều kiện để học đại học, tôi học trung cấp sau đó lập gia đình và bắt đầu đi học đại học. Thế nhưng hình như đối với xã hội họ vẫn trọng vấn đề học chính quy và tại chức.
Em Ten Sang Nam nay em 22 tuoi em xin phép được gọi Anh Khoa nhé !
Lời đầu tiên cũng là lời cảm ơn chân thành về những gì em đã xem qua sách của anh ! nó thật sự có ích cho em và ngay cả bạn bè em ! Thực sự mà nói nếu như các bạn ở độ tuổi từ lớp 6 nếu đọc được sách anh và hiểu được những điều đó có lẽ đất nước ta sẽ có thêm nhiều nhân tài và hạn chế những tệ nạn rồi ! sau một thời gian xem sách anh tặng em thấy được tinh thần em thây đổi hẳng tuy chua xem hết những quyển sách này ! ít ra em cũng có một hướng đi một sự chỉ đẫn từ anh !
em xin chân thành cảm ơn anh !
Cảm ơn em rất nhiều. CHúc em thành công!
Khoa oi anh nghi bang dai học la minh chung cho ket qua cua mot cuoc dua, neu khong xac dinh no la tat ca thi lam sao thang trong cuoc dua do duoc?
Xác định nó là “tất cả” gây ra những căng thẳng không cần thiết. Liệu có ích hơn nếu em xác định nó là “rất quan trọng”?
Chào Đăng Khoa, tôi ngạc nhiên khi thấy anh còn rất trẻ. đã là thần tượng cho nhiều người ở lứa tuổi khác nhau. Tôi đã qua thời sinh viên rất lâu nhưng vẫn muốn tiếp thu những quan điểm theo kịp thời đại của Đăng Khoa để có thể làm bạn với con trai mình hiện đang là sinh viên. Cám ơn Đăng Khoa và chúc Đăng Khoa cùng gia đình luôn vui khỏe !
Cảm ơn chị. Chúc chị, con trai và gia đình luôn vui khỏe!
Rất cám ơn Khoa đã cho xem bài phỏng vấn.
ý kiến của KHoa có nhiều điểm rất thực tế. Rất cần thiết gợi ý cho thanh niên vào đời.
Thực sự vào đại học không phải là tất cả. Tốt nghiệp đại học rồi cũng không phải đã thành công, cái cần thiết là tinh thần học tập không ngừng, chính cái đó mới là con đường đi tới tương lai.
Tôi đã tốt nghiệp đại học từ rất lâu rồi, ra trường làm công tác chuyên môn rất giỏi nên được đưa vào vị trí quản lý tức là làm quan và từ chỗ làm quan con đường mình bắt đầu chông chênh không thích hợp, vì làm khoa học chuyên môn là đem hiểu biết phụng sự cho mọi người còn làm quan phải ra sức phục vụ cho vài người hoặc nhóm người vì nếu có ý khác lạ thường dễ bị phê bình. Từ đó lý tưởng mình không còn nữa và mình phải rời nghề làm quan, bỏ ngành đã tốt nghiệp, tiếp tục học ngoài đại học để kiếm sống bằng doanh nghiệp của chính mình. Bây giờ lòng luôn thấy thư thả dù công việc bận thất nhiều.
Cám ơn Khoa rất nhiều, xin chia sẻ vài ý cùng Khoa. Chúc khoa luôn thành công.
Chao anh,
Chia sẽ về chủ đề này thì đúng là VN quá nặng về hình thức và trọng bằng cấp. Khi bắt đầu thi đại học, với tư tưởng là phải đậu nếu không sẽ chẳng còn gì cho tương lai hết ( mà chẳng biết tương lai sẽ làm gi??). Khi đạu đại học là 1 việc làm rất to tát và là niềm hãnh diện với nhiều người. Khi tôi bắt đầu đi làm, va chạm và học hỏi ngoài tấm bằng đại học ra mình còn phải học thêm nhiều thứ. Nhưng không phải chỉ có con đường vào đại học mới có thành công. Tôi đã từng tham gia buỗi diễn thuyết của anh, tuy là ko nhiều vì công việc tôi ko có cơ hội để tôi tham gia nhưng tôi đã học ở anh và từ sách của anh rất nhiều về ý chí, lòng kiên nhẫn trên con đường lập nghiệp. Hiện tại tôi vừa đi làm vừa đầu tư cho sự nghiệp riêng của mình. Như anh đã biết, để thành công rất gian nan và khó khăn, tôi có lúc muốn ngã quỵ vì khủng hoảng nhiểu thứ. Hy vọng TGM sẽ có thêm những quyển sách hay về ý chí làm giàu để tôi có thể dùng đó là người bạn trong suốt hành trình lập nghiệp của tôi. Thân chào!
Theo mình học ĐH chỉ là học cách sống độc lập và nhận thức chứ thực sự kiến thức chưa giúp ích nhiều trong công việc. Chính xác học là từ khi mình bắt đầu đi làm kiếm tiền mới đúng. Học mọi người xung quanh mình, học ở đồng nghiệp, học ở đối tác. Đó mới là vốn kiến thức cần thiết trong cuộc đời
Thansk
Nếu không đậu đại học thì các bạn vẫn có rất nhiều con đường để chọn lựa như học cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp rồi sau đó liên thông lên đại học. Vấn đề là nếu các bạn học không tốt thì làm sao học đại học, điều này phụ thuộc vào ý thức tự học của các bạn trẻ. Và thực tế là nếu các bạn học CĐ hay TCCN thì các bạn sẽ đi làm sớm hơn các bạn học đại học và các bạn sẽ có kinh nghiệm nhiều hơn. Như vậy, sau khi liên thông lên đại học các bạn cũng sẽ học tốt hơn.
Năm nay đã là năm cuối cấp rồi, qua những lời chia sẽ của anh, em sẽ rèn luyện bản thân ngay từ lúc này và quyết tâm đạt kì thi đại học 2013, nhưng cũng không bùn khi trượt dh. Cám ơn những lời chia sẽ của anh, chúc anh có một ngày vui vẽ!!!!!!
các bạn thân mến.làm gì các bạn cung phải nhiệt huyết và quyết tâm.đại học không phải là tất cả.trong trường hocj chỉ đào tạo bạn làm một người lao động tốt mà thôi .kĩ năng cuộc sống thực mới là tất cả,người giỏi thuê người giỏi hơn mình làm việc cho họ.=>kĩ năng quản lý tài chính ,quản lý cuộc đời mới là quan trong nhất .
Xin được làm bạn với anh Trần Đăng Khoa
Cảm ơn sự chia sẻ của anh Khoa,
Tôi cũng đã từng tốt nghiệp đại học từ năm 2001. Đánh giá hiệu quả của việc học đại học của tôi như sau:
1. Chỉ có thể tạo ra được một phần cho cách tư duy nhỉnh hơn học cấp 3.
2. Trình độ đại học không bắt kịp-hoặc ngược hoàn toàn với thực tế. vì bọn tôi hồi đó học chay.
3. Tất cả những thành quả tôi đạt được hôm nay hoàn toàn không phụ thuộc một tí nào của trương trình đại học…
Tất cả đều do tự thân vận động mà có. Hiện tại tôi làm một công việc mà hoàn toàn không đúng nghề đã chọn khi học đại học.
Nếu các bạn trẻ muốn tự lập bằng chính trí tuệ của mình thì chằng cần đến đại học làm gì. Nếu vận dụng được trí tuệ của mình thì trí tuệ đó còn hơn cả vài trường đại học gộp lại.
Đối với tôi, chọn nghề hãy chọn từ những đam mê từ thủa ấu thơ. với đam mê, trường nào dạy bạn được?
Cũng giống như bạn Minh Trang chia sẻ , đại học không phải là con đường duy nhất để đi đến vinh qang,theo mình nghĩ là ở những trải nghiệm mà chúng ta đã từng được thử qua trong công việc hay trong cuộc sống hằng ngày. trải nghiệm ở trường đời thì sẽ “Thấm” sâu hơn .
Tôi đồng tình với ý kiến”Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công”. Nhiều danh nhân, văn nghệ sỹ, trí thức thành tài chưa bước qua ngưỡng cửa trường đại học. Bản chất việc học ở đại học là nghiên cứu và tự học. Do vậy, không vào đại học, bản thân nếu tự học với lòng say mê và quyết tâm vẫn có thể đạt được mục đích về kiến thức, kỹ năng, nghề nghiệp để vững tin bước vào cuộc sống…
Chào anh Trần Đăng Khoa
Anh khoa à. Lâu rồi em cũng không chia sẽ mail với anh. Hôm nay anh có thể chia sẽ cho em chút ít về cách đi tìm việc nhanh mà hiệu quả được không.
Em mới tốt nghiệp Đại học chuyên ngành kinh tế Sau một tháng 15 ngày em vất vã nộp hồ sơ rồi chờ đợi mãi không thấy nhà tuyển dụng nào mời đi phỏng vấn. Kinh nghiệm của em thì không có. Với khả năng và năng lực của em như vậy thì anh có thể chia sẽ cho em chút ít bí quyết xin việc có được không ạ.
Hiện tại em đang nãn chí và ý chí vì đến giờ chưa có việc làm gì cả em như thể đứng ngồi không yên.
Rất mong được anh Khoa chia sẽ những kinh nghiệm cũng như bí quyết để em có thể thành công trên con đường đi tìm việc làm.
Em chân thành cảm ơn anh Khoa rất nhiều. Chào anh
Anh nghĩ bí quyết quan trọng nhât đó chính là sự tự tin vào bản thân. Ngoài ra em nên tìm hiểu thêm về cách viết hồ sơ sao cho khi đọc, người tuyển dụng cảm thấy không thể từ chối hồ sơ của em được. CHúc em thành công.
Chào anh Khoa, dù sao tôi cũng nghĩ việc học ở trường lớp là quan trọng nhất trước khi bước vào trường đời, vấn đề chỉ ở chỗ có được trường học tốt để học và có tìm được người thầy giỏi dẫn dắt mình hay không. Ý kiến của tôi như vậy. Chúc anh cùng gia đình bình an và nhiều sức khỏe, hẹn gặp lại anh sau …
Cảm ơn anh đã chia sẻ!
Đúng là rất nhìu trường hợp, có bằng ĐH không xin đc việc làm và ngược lại. Tuy nhiên. Theo ý kiến của riêng bản thân mình , nếu như có bằng ĐH thì sẽ tự tin hơn trong việc kiếm viec làm, và trong quá trinh học, mik đc trải nghiêm, được học tập trong môi trương tốt hơn nhưng người không được học. Cụ thể như việc học 1 trường chuyên và học 1 trường thường vậy!! Với lại, quan niệm của đa soosnh]ngx bậc phụ huynh người Việt nam thì chưa nhận thức rõ ràng trong quan niệm thành công, và chính những lí do trái chiều đó. Có những bạn trẻ đã đi chệch khỏi con đường mà họ chọn lựa…..
Học là công việc suốt cuộc đời của con người. Học ở trường và học ngoài đời. Có học thì mới làm nên sự nghiệp. Còn học như thế nào và học những gì là do mỗi người tự chọn cho mình để đảm bảo tồn tại và phát triển. Bằng nhiều con đường , bạn có thể làm nên sự nghiệp nế có kế hoạch và kiên trì, quyết tâm cao.
Chúc bạn sức khỏe và thành đạt trên nhiều lĩnh vực, đống góp nhiều cho xã hội, đất nước mình.
Cảm ơn bạn 🙂
Thật sự thì Đại học không phải là tất cả, tuy nhiên nếu không đi theo con đường đại học thì những người đó phải có một suy nghĩ mạnh mẽ và cương quyết. Nếu không khi gặp khó khăn trên đường đời thì lại nản chỉ. Em rất đồng ý với anh. Chân thảnh cảm ơn vì đã chia sẽ.
Cảm ơn em.
Cảm ơn em.
Theo em thì vào ĐH vừa là một cơ hội và vừa là thách thức với nhiều bạn trẻ. người ta thương nghĩ cứ vào ĐH mới có tương lai, thành công theo em nó cũng đúng vì nền giáo dục bây giờ là nền giáo dục “ứng thí”.nhưng thực chất mà nói thì các bạn không nhìn thấy được con đường đi cho riêng mình, không biết mình muôn gì, cần gì, thiếu gì….nên phải lấy cớ thi ĐH, phải đậu ĐH, vào ĐH để bện hộ, trốn tránh, trách nhiệm.Nói đúng hơn là các bạn chỉ nhìn hiện thực xã hôi này bằng “nhục nhặn” mà không dùng “con mắt tuệ giác” mà nhìn, ngay cả các bậc phụ huynh không riêng gì các bạn.họ cũng không biết được con mình đang cần gì,muốn gì, suy nghĩ, nguyenj vong như thế nào…..mà luôn luôn áp đặt, bắt ép những đứa con mình phải là theo và họ cho đó là tốt cho con nhưng đó thực chất là hại con,giết chết tương lai của con mình. vì khi chúng ta đang đói, khát nước bố, mẹ hay bạn bè có ăn giùm để chúng ta no bụng không? Nếu được chúng ta nên theo họ,còn không thì bạn phải là chính bạn, không ai khác ngoài bạn.
theo mình thì các bạn trẻ phải nhận thức được con đường đi, hướng đến của mình. và em nghĩ khoảng 1/2, 1/3 vào ĐH thôi còn lại thì nên lập thân, lập nghiệp theo con đường khác.vì học cả đời không phải học 1 ngày, 1 buổi là xong, có thể học theo nhiều phương thức khác nhau.
Cảm ơn em đã chia sẻ 🙂
Mái trường đại học! Không phải là nơi duy nhất để sản sinh ra tương lai.
Mà mái trường đại học! Chỉ sản sinh ra những con người chèo lái ở ngoài xã hội mà thôi.
Chúc anh sức khỏe và thành công.
Em rất mong bài viết hay từ anh. Thansk
Cảm ơn Bình 🙂
That su nhung dieu anh noi va kinh nghiem cua anh rat thu vi va thuc te !
chào anh Khoa! lâu rồi em không vao yahoo nên không thể chia sẽ mail cùng anh.Thật ra năm nay em cũng thi dh và khi có kết quả điểm thi em rất mừng vì ngỡ mình sẽ đậu(vì điểm của em cao hơn điểm chuẩn năm ngoai một điẻm) nhưng rồi kq đã ko như em mong muốn em rơt nv1 và giờ em phải đợi giấy báo dự thi và đi xét nv2, em buồn lắm! em nghĩ may mắn đã ko mỉm cười với mình nhưng em sẽ cố gắng mim cười với mọi người đẻ những nguoi thân của em ko thấy dc sự buồn bã và thất vọng từ em. Giờ em chỉ biet cố gắng chọn một trường thích hợp đẻ học và cố gắng học thật tốt để ko phụ lòng của những người mà em yêu mến để em sẽ có một cv tốt mà em có thể tự lo cho mình
chào anh Khoa! lâu rồi em không vao yahoo nên không thể chia sẽ mail cùng anh.Thật ra năm nay em cũng thi dh và khi có kết quả điểm thi em rất mừng vì ngỡ mình sẽ đậu(vì điểm của em cao hơn điểm chuẩn năm ngoai một điẻm) nhưng rồi kq đã ko như em mong muốn em rơt nv1 và giờ em phải đợi giấy báo dự thi và đi xét nv2, em buồn lắm! em nghĩ may mắn đã ko mỉm cười với mình nhưng em sẽ cố gắng mim cười với mọi người đẻ những nguoi thân của em ko thấy dc sự buồn bã và thất vọng từ em. Giờ em chỉ biet cố gắng chọn một trường thích hợp đẻ học và cố gắng học thật tốt để ko phụ lòng của những người mà em yêu mến để em sẽ có một cv tốt mà em có thể tự lo cho mình
Cảm ơn em.
Em cũng đồng ý với suy nghĩ trên , học Đại học không phải là con đường duy nhất và chính em cũng không đi trên con đường duy nhất đó và hiện tại em cũng đang rất hài lòng về ngôi trường Cao đẳng mà mình đang theo học .
Cảm ơn em nhiều. Chúc em thành công 🙂
Em cũng đồng ý với suy nghĩ trên , học Đại học không phải là con đường duy nhất và chính em cũng không đi trên con đường duy nhất đó và hiện tại em cũng đang rất hài lòng về ngôi trường Cao đẳng mà mình đang theo học .
Em cũng đồng ý với suy nghĩ trên , học Đại học không phải là con đường duy nhất và chính em cũng không đi trên con đường duy nhất đó và hiện tại em cũng đang rất hài lòng về ngôi trường Cao đẳng mà mình đang theo học .
Cảm ơn em nhiều. Chúc em thành công 🙂
Chào anh Khoa, bài viết của anh rất hay, rất đúng với thực tế.
Đối với tôi, tấm bằng đại học đã từng làm tôi tự ti, thậm chí giam mình trong ốc sên, mỗi khi ai hỏi đến bằng cấp là y như rằng lòng tôi muốn rỉ máu.
Xã hội Việt Nam hiện nay, trên con đường tìm việc, họ luôn quan tâm mình đã học ở cái lò nào ra? nổi tiếng hay không? Trình độ bằng cấp của bạn là gì?
Nhiều lúc đi phỏng vấn xin việc, luôn tự ái vì những câu hỏi của nhà tuyển dụng, ánh mắt họ dành cho :” ồ, em chưa có bằng ư? vậy liệu em làm sao thuyết phục được những người có bằng cử nhân, thậm chí thạch sỹ chịu ngoái lại nhìn em mà nghe…”, “chúng tôi không thể tuyển dụng em…”.
Lần đầu tiên đi làm cũng nhận được những lời đầy cay nghiệt, khi mình hỏi những điều mình chưa biết, đơn giản chỉ là cách sử dụng cái máy in mới, thì nhận ngay câu trả lời :” cái này phải học mới biết em à, không tự động mà biết đâu” và họ bỏ đi, không thèm ngoái lại, kèm với cái cười mỉm….
Tuy nhiên, những va vấp đó càng làm tôi mỗi ngày thêm cố gắng, chứng minh rằng rồi tôi cũng sẽ thành công với những gì tôi có. Hơn 5 năm làm việc, tôi cũng lấy được cái bằng đại học và những thành công nhất định trong công việc. Tôi cảm thấy hạnh phúc vì cuộc đời của tôi dù không suông sẻ như dòng nước, như bao nhiêu người: đi học đại học, lấy bằng, đi làm…. Tôi thì vừa học vừa làm nhưng lại thấy có những thành công hơn với một số bạn cùng tuổi về địa vị công việc khi cuộc sống của họ đúng dòng, tốt nghiệp, có bằng và đi làm :).
Vài dòng chia sẻ cùng mọi người. Hy vọng thành công sẽ biết mỉm cười với những ai biết cố gắng ^^….
Cảm ơn bạn đã chia sẻ 🙂
Cảm ơn bạn đã chia sẻ 🙂
Chào anh Khoa, bài viết của anh rất hay, rất đúng với thực tế.
Đối với tôi, tấm bằng đại học đã từng làm tôi tự ti, thậm chí giam mình trong ốc sên, mỗi khi ai hỏi đến bằng cấp là y như rằng lòng tôi muốn rỉ máu.
Xã hội Việt Nam hiện nay, trên con đường tìm việc, họ luôn quan tâm mình đã học ở cái lò nào ra? nổi tiếng hay không? Trình độ bằng cấp của bạn là gì?
Nhiều lúc đi phỏng vấn xin việc, luôn tự ái vì những câu hỏi của nhà tuyển dụng, ánh mắt họ dành cho :” ồ, em chưa có bằng ư? vậy liệu em làm sao thuyết phục được những người có bằng cử nhân, thậm chí thạch sỹ chịu ngoái lại nhìn em mà nghe…”, “chúng tôi không thể tuyển dụng em…”.
Lần đầu tiên đi làm cũng nhận được những lời đầy cay nghiệt, khi mình hỏi những điều mình chưa biết, đơn giản chỉ là cách sử dụng cái máy in mới, thì nhận ngay câu trả lời :” cái này phải học mới biết em à, không tự động mà biết đâu” và họ bỏ đi, không thèm ngoái lại, kèm với cái cười mỉm….
Tuy nhiên, những va vấp đó càng làm tôi mỗi ngày thêm cố gắng, chứng minh rằng rồi tôi cũng sẽ thành công với những gì tôi có. Hơn 5 năm làm việc, tôi cũng lấy được cái bằng đại học và những thành công nhất định trong công việc. Tôi cảm thấy hạnh phúc vì cuộc đời của tôi dù không suông sẻ như dòng nước, như bao nhiêu người: đi học đại học, lấy bằng, đi làm…. Tôi thì vừa học vừa làm nhưng lại thấy có những thành công hơn với một số bạn cùng tuổi về địa vị công việc khi cuộc sống của họ đúng dòng, tốt nghiệp, có bằng và đi làm :).
Vài dòng chia sẻ cùng mọi người. Hy vọng thành công sẽ biết mỉm cười với những ai biết cố gắng ^^….
Cảm ơn bạn đã chia sẻ 🙂
cảm ơn anh Khoa.Em hiện nay đang chịu áp lực rất lớn từ phía gia đình khi em đã trượt đại học đến lần thứ 3 trong 2 năm thi đại học liên tiếp.Ngay trong năm đầu tiên thi đại học trượt cả 2 trường đại học mình yêu thích em đã cảm thấy hết sức thất vọng,gia đình và người thân đã gây cho em khá nhiều áp lực khiến em chỉ sau khi thi 2 tháng đã phải đi gặp bác sĩ tâm lý 2 lần.Đó là 1 quãng thời gian rất khó khăn với em trong cuộc đời.Em đã đi học 1 trường đại học bán công nhưng vì thiếu hứng thú nên em đã bỏ học giữa chừng để thi lại làm bố mẹ em rất chán nản.Không ngờ trong lần lại lần này em đã lại tiếp tục thi trượt.Bố mẹ em không thể chấp nhận nổi chuyện này khi mà bao nhiêu tiền của đổ vào kì thi lần này.Hiện nay dù đang gấp rút chuẩn bị ngyện vọng bổ sung nhưng em không đủ tự tin để đi ra đường,đừng nói là đi học.Có lúc em muốn quay lại trường cũ học,nhưng vì sợ bị chế nhạo là thi lại mà không đỗ nên em không dám quay lại.Gia đình em vẫn tiếp tục lục đục,căng thẳng vì việc này,tưởng như đã đổ vỡ.Em đang không biết nên làm thế nào
Em chào anh. Sau một thời gian theo con đường riêng của mình, mặc dù rất khó khăn và vẫn còn nhiều bài học nữa em cần phải tiếp thu, nhưng hôm nay đọc bài viết của anh em lại càng cảm thấy tự tin hơn nhiều. Em cảm ơn anh luôn mang lại cho mọi người cũng như cho em thêm nhiều tự tin vào bản thân.
Cảm ơn em nhiều. Chúc em luôn hạnh phúc và thành công.
Cảm ơn em nhiều. Chúc em luôn hạnh phúc và thành công.
Chào anh Khoa !
Nếu một người muốn làm nhân viên suốt đời thì có lẽ lấy một tấm bằng đại học và tìm một công việc ổn định, thu nhập cao là một phương án tốt.Về già thì nghỉ hưu với số tiền bảo hiểm xã hội mình đóng.
Nếu bạn muốn thực sự kiểm soát cuộc đời mình thì bạn cần phải tự đóng cho mình một con tàu tài chính mạnh, để mình có thể vượt qua sóng gió cuộc đời
Hãy nhìn vào tương lai mà chuẩn bị cho hiện tại. Hãy tìm lối ra trước khi bước vào. Nhìn vào thực tế ta sẽ thấy dân số Việt Nam đang già, cho tới năm 2030, số người nghỉ hưu sẽ nhiều hơn số người lao động, quỹ chi cho lương hưu và y tế sẽ khó mà chịu nổi. Thuế thu nhập có thể tăng, nền kinh tế có thể chậm phát triển do ưu thế lao động rẻ sẽ giảm, thất nghiep có thể tăng, một số lượng lớn tiền đầu tư cho thị trường chứng khoán do những người nghỉ hưu rút về có thể làm cho thị trường sụp đổ, nền kinh tế có thể bị ảnh hưởng lớn. Lúc đó mà chỉ trông chờ vào cái phao cứu trợ tiền lương hưu thì quá mạo hiểm, lúc đó cái bằng đại học có giúp ích được chi
Nhưng có một điều mà giảng đường đại học giành cho sinh viên là sự tư duy độc lập, tự nghiên cứu học hỏi. Trong thời đại thông tin này, nội dung không quan trọng bằng tốc độ học hỏi, nếu bạn có thể tự học hỏi thì dù bạn ở đâu bạn cũng có thể học được.
Nếu bạn muốn an toàn thì hãy bảo vệ mình trước, chớ mong chính phủ sẽ giúp bạn trong lúc khó khăn.
Học là điều rất quan trọng, nhưng luôn nhớ ” học, học nữa, học mãi”
Thường thì người ta học xong đại học, lấy bằng cử nhân rồi tìm một công việc ổn định và làm suốt đời. Không học được gì ở những lĩnh vực khác. Cho nên khi nền kinh tế khủng hoảng họ cũng lâm vào khủng hoảng.
giáo dục cũng có nhiều loại
– giáo dục phổ thông
– giáo dục chuyên môn
– giáo dục tài chính
Nhiều ông chủ giàu có không có bằng đại học nhưng lại có giáo dục tài chính, cái mà bác sĩ, kỹ sư, kế toán không có…
Điều đó mới tạo nên sự khác biệt giữa họ với phần còn lại của thế giới
Khoa ah! xin cho Minh gọi như vậy cho gần gủi.
Sách không có giá trị gì cả mà nội dung trong sách mới có giá trị, nhưng sách lại là cái võ bọc để mang nội dung của sách đó,vì vậy theo minh đại học củng vậy thôi. Đậu ĐH không phải là con đường duy nhất nhưng là học đại học là con đường phổ biến nhất để đi đến thành công. Chúng ta không nhìn nhận mốt cách cá biệt đơn lẽ mà hãy nhìn ở sự quần chúng thì ta dễ dạng nhận ra điều đó. Nhưng một thực tế là việc đậu ĐH hiện nay không còn “Oai” như trước nữa vì sô lượng các trường qua nhiều và nhiều trường đạo tạo kém chất lượng nên nhioêù SV ra trường không làm được việc bên cạnhj đó nhiều SV không chịu cố gắng học tập vươn lên nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đầu ra nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng các cử nhân ,kỹ sư ĐH đang đóng góp phần lớn nguồn nhân lức CLC cho sự nghiệp phát triển CNH-HĐH đất nước.